Công điện khẩn tăng cường công tác phòng, chống thiên tai ứng phó với mưa lớn, sạt lở đất

MTXD - Ngày 02/8, UBND tỉnh Đắk Nông có Công điện khẩn về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đề phòng, ứng phó với mưa lớn, sạt lở đất.

MTXD - Ngày 02/8,  UBND tỉnh Đắk Nông có Công điện khẩn về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đề phòng, ứng phó với mưa lớn, sạt lở đất.

Những vết nứt đường quốc lộ 14 tỉnh Đắk Nông

Để chủ động phòng, chống mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân; khắc phục thiệt hại về tài sản của người dân và công trình cơ sở hạ tầng, giao thông....Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; UBND các xã, phường, thị trấn; các Tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị quản lý vận hành công trình thủy điện, thủy lợi, hồ chứa trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách sau:

Nghiêm túc triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 4326/UBND-NNTNMT ngày 31/7/2023 về việc chủ động các biện pháp ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1953/UBND-NNTNMT ngày 13/7/2023 về việc triển khai Công điện số 591/CĐ-TTg ngày 29/6/2023 và Công điện số 607/CĐ-TTg ngày 01/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi, thủy điện thực hiện đúng quy trình vận hành các hồ chứa và liên hồ chứa, tham gia cắt giảm lũ cho hạ lưu và các phương án đảm bảo an toàn các công trình hồ đập; chỉ đạo các đơn vị thi công các công trình thủy lợi có phương án đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa trong việc chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và bảo vệ sản xuất ở những vùng thường xuyên bị lũ, lụt.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ứng cứu các tình huống khẩn cấp về thiên tai khi có sự cố, tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm; giúp đỡ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, lụt, bão và làm tốt công tác vận động, tuyên truyền cùng cộng đồng khắc phục các rủi ro do thiên tai gây ra.

Công an tỉnh đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội và bảo vệ các cơ quan, các vùng khi có thiên tai xảy ra. Đồng thời, phối hợp cùng lực lượng quân đội, các ngành, địa phương sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm và tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai kế hoạch duy tu bảo dưỡng các tuyến đường trong tỉnh đảm bảo giao thông, thông suốt trong mọi tình huống khi thiên tai xảy ra; bố trí vật tư dự phòng ở những vùng trọng điểm để kịp thời ứng cứu và thay thế khi cầu, đường bị hư hỏng. Tổ chức rà soát, đánh giá tại các vị trí xung yếu (đoạn đường đèo, dốc, công trình cầu, kè, đường tràn, cống, nền đường có mái taluy đào, đắp cao hoặc đi qua khu vực địa chất yếu,...) có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, sụt lún, ách tắc giao thông. Đồng thời dự trù phương án khắc phục, đảm bảo giao thông (phương án tổ chức giao thông; phương án huy động nhân lực, thiết bị, phương tiện,vật tư,...) khi có sự cố xảy ra.

Sở Xây dựng tăng cường quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các chủ đầu tư và nhà thầu chủ động xây dựng phương án thi công an toàn, nhất là trong điều kiện mưa bão đối với các công trường, dự án xây dựng trọng điểm, có mật độ xây dựng cao, thi công gần khu dân cư, tuyến phố đông đúc.

Sở Công Thương tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn hồ đập, hạ du hồ chứa của các công trình thủy điện trên địa bàn.

Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh thực hiện tốt công tác dự báo, phát các bản tin dự báo, cảnh báo về áp thấp nhiệt đới, bão, lũ; theo dõi, quan trắc, dự báo chính xác các diễn biến thời tiết nguy hiểm. Thu thập tài liệu khí tượng thủy văn trong nước và quốc tế từ đó dự báo về tình hình mưa, lũ, bão hàng ngày, tuần theo chế độ định kỳ và bất thường theo yêu cầu khẩn cấp của công tác phòng, chống thiên tai.

Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm thông tin phục vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thông suốt trong mọi tình huống; chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin kịp thời, chính xác những bản tin cảnh báo, dự báo, thông báo về thiên tai, chỉ đạo ứng phó của cơ quan chức năng; tăng cường thời lượng tin báo, bổ sung đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống thiên tai.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước không đảm bảo an toàn. Đồng thời, bố trí ngân sách dự phòng để hỗ trợ các Sở, ngành và địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau thiên tai.

Các ngành Y tế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh có phương án chuẩn bị đủ cơ số thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị cần thiết, lực lượng y tế đáp ứng nhu cầu cứu thương, phòng ngừa bệnh dịch sau thiên tai, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang làm tốt công tác kết hợp quân, dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thực hiện nhiệm vụ của mình tại cơ quan và tổ chức thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi ngành, đơn vị mình. Đồng thời, có trách nhiệm đôn đốc các huyện, thành phố Gia Nghĩa được phân công phụ trách thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phải trực tiếp xuống địa bàn được phân công để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó khi thiên tai, lũ lụt xảy ra.

Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy điện vận hành xả lũ theo đúng quy định. Trước khi có kế hoạch xả lũ phải thông báo kịp thời đến Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp và nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng được biết để có biện pháp phòng, tránh kịp thời.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa: Rà soát, cập nhật, xác định những khu vực nguy hiểm khi xảy ra mưa lũ trên địa bàn, chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Kiểm tra lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Tổ chức tập huấn, triển khai diễn tập thực địa theo kế hoạch và phương án đã lập.

Chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai cấp xã triển khai các biện pháp cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, trang bị phương tiện thông tin liên lạc, truyền tin tới các tổ dân phố, thôn, buôn, bon để phục vụ cảnh báo và triển khai tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra các tình huống khẩn cấp.

Tổ chức thực hiện: Yêu cầu các Sở, Ban, ngành; các địa phương; các Tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện các nội dung nêu trên. Địa phương, đơn vị nào để xảy ra sự cố khi có thiên tai, lũ, lụt do chủ quan trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh; tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên tổng hợp, báo cáo trước 14h00 hàng ngày về Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh để kịp thời xem xét, chỉ đạo./.

                                                                                                                Hùng Vỹ

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.