Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn chưa trả tiền thi công cho nhà thầu xây dựng

​MTXD - Mặc dù Dự án đã đưa vào hoạt động từ lâu nhưng đến thời điểm hiện tại, Công ty thành viên của Tập đoàn Đèo Cả này vẫn chưa thanh toán cho nhà thầu thi công khiến đơn vị này rơi vào cảnh khó khăn…

MTXD - Mặc dù Dự án đã đưa vào hoạt động từ lâu nhưng đến thời điểm hiện tại, Công ty thành viên của Tập đoàn Đèo Cả này vẫn chưa thanh toán cho nhà thầu thi công khiến đơn vị này rơi vào cảnh khó khăn…

Theo thông tin nhận được, Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn (thuộc Tập đoàn Đèo Cả) đơn vị được Bộ GTVT giao nhiệm vụ xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn với tổng mức đầu tư là12.188.664.005.000 đồng… mặc dù dự án đã đi vào hoạt động nhưng đơn vị này vẫn chưa thanh toán tiền thi công khiến nhà thầu rơi vào cảnh lao đao…Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Thành phố Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500 tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn được thực hiện bằng hợp đồng BOT. ổng mức đầu tư 12.189 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.645 tỷ đồng, còn lại là vốn vay.

Dù đã vận hành, thu tiền sao chưa trả tiền cho nhà thầu xây dựng ?

Về hợp phần cao tốc, điểm đầu dự án là Km45+100 (giao Quốc lộ 1, Sao Mai, Chi Lăng, Lạng Sơn); điểm cuối Km108 + 500, nối với điểm cuối dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang. Tổng chiều dài tuyến cao tốc 63,86km. Thông xe kỹ thuật ngày 30/9/2019, chính thức đưa vào khai thác từ 15/1/2020, thu phí từ 18/2/2020.

Về hợp phần Quốc lộ 1, điểm đầu tại Km1+800, khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn; điểm cuối tại Km112+038,84 (lý trình Quốc lộ 1), thuộc xã Tân Dĩnh, Bắc Giang. Tổng chiều dài toàn tuyến 110,2km. Hoàn thành, đưa vào sử dụng và thu phí từ 1/6/2018.

Ngày 01/9/2017, Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn (sau đây gọi là Chủ đầu tư) và Liên danh Công ty cổ phần tập đoàn Đèo Cả - Công ty TNHH MTV xây dụng 470 (sau đây gọi là Công ty 470) và Công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ATV Việt Nam đã ký kết Hợp đồng số 09/2017/HĐTCXL-BGLS V/v thi công gói thầu XL09-CT: Thi công xây dựng đường cao tốc từ Km68+00-Km72+00 thuộc dự án Đầu tư xây dựng công trình tuyến cao tốc đoạn tỉnh Bắc Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn theo hình thức Hợp đồng BOT;

Sau đó, các bên đã ký Hồ sơ quyết toán liên quan đến Hợp đồng nêu trên ngày 12 tháng 11 năm 2020;

Tiếp theo, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ra Quyết định số 1069/QĐ-UBND Lạng Sơn, ngày 25/6/2022 về việc phê duyệt quyết toán hạng mục dự án hoàn thành các gói thầu thi công xây dựng đường cao tốc (XL09-CT* XL15-CT, XL16-CT, XL19CT, XL22-CT, XL24-CT, XL-BS) và gói thầu tư vấn (TV-03A, TV-06B) - Dự án thành phần 1 thuộc dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Kml+800 - Kml08+500, kết họp tăng cường mặt đường QL1 đoạn Kml+800-Km 106+500, tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn theo hình thức hợp đồng BOT.

Theo đại diện công ty 470 : “ Hiện nay công trình đã được Công ty 470 chúng tôi thi công xong, Chủ đầu tư đã đưa vào vận hành khai thác từ lâu, đã được ƯBND tỉnh Lạng Sơn quyết toán. Nhưng đến nay Chủ đầu tư vẫn chưa thanh toán hết số tiền còn nợ cho Công ty 470, giá trị Chủ đầu tư nợ lại là rất lớn ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình Tài chính hiện nay của Công ty 470 chúng tôi, hiện nay Công ty 470 đang gặp rất nhiều khó khăn về Tài chính không có vốn để tái đầu tư cho các công trình mới, trả nợ vay … Số công nợ tại Biên bản đối chiếu ngày 05/01/2021 là: 33.749.076.453 đồng, Chủ đầu tư đã thanh toán ngày, 26/05/2022 là: 1.000.000.000 đồng, ngày 30/06/2022 là: 705.960.375 đồng, số Chủ đầu tư còn nợ tới thời điểm hiện nay là: 32.043.116.078 đồng…”

Để có thông tin bài viết chuyên sâu đăng tải khách quan đa chiều, Tạp chí điện tử Môi trường Xây dựng đã đề nghị  công ty CP Tập đoàn Đèo Cả trả lời một số thông tin mà dư luận quan tâm .

Đại diện công ty này đã có buổi làm việc với phóng viên và trả lời các câu hỏi.

PV : Lý do công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn chậm trễ trong việc thanh toán công nợ cho Công ty TNHH MTV XD 470 mặc dù tuyến đường thi công cao tốc Bắc Giang - Lạng sơn đã nghiệm thu và UBND tỉnh lạng sơn Quyết toán ngoài ra CĐT đã đưa vào khai thác vận hành từ lâu?

Trả lời: Đầu tiên Công ty CP BOT Bắc Giang – Lạng Sơn xin hỏi cơ sở để quý Tạp chí đưa ra những câu hỏi trên là từ đâu? Nếu có cơ sở chúng tôi xin trả lời như sau: Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn là doanh nghiệp dự án được thành lập bởi liên danh nhà đầu tư gồm Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, Công ty CP Licogi 16, Công ty TNHH Hoà Hiệp, Công ty TNHH xây dựng Mỹ Đà không thuộc Tập đoàn Đèo Cả như câu hỏi của Quý Tạp chí. Nguồn vốn để thanh toán cho các Nhà thầu được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nguồn vốn tín dụng do Ngân hàng Vietinbank tài trợ chiếm. Do đó các khoản nợ phát sinh này thuốc trách nhiệm của Doanh nghiệp dự án, bao gồm cả Nhà nước và ngân hàng tài trợ vốn.

Trong đó: - Vốn chủ sở hữu (Vốn CSH): Liên danh Nhà đầu tư đã đóng góp đủ vốn CSH. Nguồn vốn này đã cũng đã được giải ngân 100% cho các Nhà thầu. Đến nay, Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả đã góp vượt phần vốn CSH để thanh toán một phần công nợ cho các nhà thầu (1.124/1050 tỷ đồng); các nhà đầu tư khác không góp thêm vốn CSH do tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn. Đến nay, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn CSH/nguồn vốn tín dụng đã lên đến 20/80 so với cam kết ban đầu là 13/87.

- Vốn tín dụng: Ngân hàng Vietinbank mới giải ngân được 8.450/10.169 tỷ đồng so với cam kết của hợp đồng tín dụng và đã dừng giải ngân từ 31/12/2021. Như vậy, hạn mức tín dụng cho dự án Vietinbank chưa giải ngân là 1.719 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự án đã nhiều lần gửi văn bản và làm việc trực tiếp với Ngân hàng Vietinbank để đề nghị tiếp tục giải ngân nguồn vốn tín dụng đồng thời chia sẻ doanh thu thu phí cho Nhà đầu tư để làm nguồn vốn thanh toán công nợ của gói thầu. Tuy nhiên, đến nay Ngân hàng Vietinbank chưa thống nhất và chưa đưa ra giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho dự án.

Trong quá trình vận hành thu phí đến nay, doanh thu của Dự án chỉ đạt 31% so với phương án tài chính ban đầu, không đảm bảo khả năng trả nợ Ngân hàng do các yếu tố khách quan mà nguyên nhân không xuất phát từ nhà đầu tư cụ thể như sau: (i) giảm đi 01 trạm thu phí (Km24+800) trên QL1 so với phương án phê duyệt ban đầu nhưng không có phương thức hỗ trợ thay thế; (ii) phương án hỗ trợ 2.056 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước không được thực hiện; (ii) chưa triển khai tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng để kết nối đồng bộ đến TP. Lạng Sơn và cửa khẩu Hữu Nghị; (iv) Áp dụng vé thời gian và miễn giảm cho hơn 4.200 phương tiện của người dân địa phương xung quanh trạm thu phí Km93+160, QL1 gây sụt giảm khoảng 46% doanh thu của trạm; ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và chính sách biên mậu của Trung Quốc tại các cửa khẩu với Lạng Sơn;...

Trước những khó khăn, vướng mắc nêu trên CQCTQ (UBND tỉnh Lạng Sơn) chỉ điều chỉnh PATC cập nhật lưu lượng, doanh thu theo thực tế kéo dài thời gian thu phí, không có 60 giải pháp cụ thể bù đắp doanh thu thiếu hụt để chia sẻ rủi ro, hỗ trợ, đồng hành cùng các nhà đầu tư, làm mất lòng tin với các nhà đầu tư, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn. Dự án được triển khai trong điều kiện khó khăn, nhà đầu tư cũ không đảm bảo năng lực, không thu xếp được vốn, đồng thời bị vướng vào án hình sự và không có vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án.

Trong khi tại cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2016- 2021 có lưu lượng tốt hơn nhiều thì chỉ các dự án có vốn NSNN 55-65% mới lựa chọn được Nhà đầu tư thậm chí tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ Quốc hội sẽ cho phép cuối nâng tỷ lệ vốn NSNN tham gia dự án PPP lên 70% như tại dự án ĐTXD đường bộ ven biển Thái Bình.

PV: Cty TNHH MTV XD 470 đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị thanh toán nhưng không được hồi đáp, vậy chủ đầu tư có đang cố tình chây ỳ thanh toán?

Trả lời: - Đề nghị phải xem lại từ “chây ỳ” là đang nói đến Doanh nghiệp dự án hay phía nhà nước hay là cả hai và có được sử dụng trong ngôn ngữ của báo chí không với chúng tôi thì nó không phù hợp với văn hóa?

- Sau khi kiểm tra dự án ngày 29/11/2022, đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã có những kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc của dự án, cụ thể: “Đối với dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, đề nghị Thủ tướng: (i) Chỉ đạo UBND tỉnh Lạng Sơn với vai trò cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án thực hiện nghiêm túc việc hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước để bù đắp cho các nội dung thay đổi từ phía cơ quan nhà nước, làm ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án; khẩn trương triển khai tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng để kết nối đồng bộ toàn tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau; (ii) Yêu cầu ngân hàng Vietinbank (ngân hàng cho vay) giải ngân phần vốn còn lại cho các nhà thầu; giảm lãi suất, giãn nợ, cơ cấu nợ cho dự án phù hợp với tình hình thực tế.

- Đến Doanh nghiệp dự án vẫn chưa có cơ sở để hồi chính xác thời gian thanh toán cho Công ty TNHH MTV XD 470 do các bên liên quan là Nhà nước, ngân hàng vẫn chưa phản hồi các kiến nghị xử lý tồn tại, vướng mắc nêu trên của Doanh nghiệp dự án.

PV: Hiện nay số tiền trên do đơn vị nào quản lý ? Có sinh lời hay không ? Nếu có thì số lợi nhuận từ số công nợ trên sẽ được sử dụng ra sao ?

Trả lời: Nếu là câu hỏi của Nhà thầu nêu trên thì đề nghị xem báo cáo tài chính, có thể hiện thuyết minh cụ thể, đầy đủ, minh bạch thông tin. Nếu là câu hỏi của quý Tạp chí thì Doanh nghiệp dự án đề nghị cần xem lại thông tin quan tâm có nằm trong phạm vi tôn chỉ hoạt động của quý Tạp chí hay không? Đối với công nợ giữa Công ty TNHH MTV XD 470 với Doanh nghiệp dự án, công ty này có thể khởi kiện ra toà án và đề nghị toà mời các bên liên quan cùng giải quyết.

Tạp chí điện tử Môi trường Xây dựng sẽ tiếp tục đăng tải thông tin liên quan đến sự việc trên.

Việt Hồng

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.