Cù lao mùa rong biển

​MTXD - Sau thời gian dài thời tiết âm u liên tục, dưới những đợt nắng hửng đầu tiên lẫn trong hơi sương, người dân Cù Lao Chàm lại dong thuyền, chèo thúng đi lấy rong biển.

MTXD - Sau thời gian dài thời tiết âm u liên tục, dưới những đợt nắng hửng đầu tiên lẫn trong hơi sương, người dân Cù Lao Chàm lại dong thuyền, chèo thúng đi lấy rong biển.

 Rong biển Cù Lao Chàm được chia thành 2 loại: Rong cào và rong lột.

Mỗi khi đến Cù Lao Chàm, người ta thường nghĩ ngay đến các loại hải sản. Tạm gác qua tôm, cua, ghẹ, ốc vú nàng… bạn đừng quên tìm đến “rau xanh” từ biển cả đó là mứt rong biển cực kỳ ngon và bổ dưỡng. Rong biển có vai trò quan trọng đối với nguồn lợi sinh vật biển, chúng là bãi đẻ và nơi cư trú cho các loài động vật biển. Ngoài ra rong biển được biết đến như một loại thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều i ốt và các hàm lượng khác tốt cho sức khỏe. Rong biển có rất nhiều loại và được phân bố ở khắp các tỉnh miền biển trong cả nước và hàm lượng dinh dưỡng của rong biển có thể thay đổi dựa trên nơi nó sinh trưởng. Rong biển Cù Lao Chàm có một đặc trưng là màu sắc sẫm hơn các loại rong khác.

 Sau khi lấy về, người dân trên dảo chỉ cần rửa sơ qua một lần cho lọc bớt cát, vỏ ốc rồi đem phơi.

Nguồn “lộc trời” này đem lại thu nhập đáng kể cho bà con Cù Lao Chàm. Thường người dân tranh thủ dậy sớm, đi càng sớm càng có nhiều cơ hội kiếm được khu vực tập trung rong biển. Công việc này nếu “thạo nghề” cũng đơn giản, chỉ cần có ghe chở ra phía ngoài mỏm đá những hòn đảo ven bờ, dụng cụ có khi chỉ là một cái muỗng, vá, dao, nĩa... là đã lấy được rong biển. Tuy nhiên, khu vực sườn đá phía sau đảo trơn trượt, nhiều hang hốc chỉ cần bất cẩn trượt chân là rất dễ gặp tai nạn. Những người ham khai thác rong nhưng còn non kinh nghiệm trên đảo cũng vài lần gặp nạn khi hành nghề này.

Ông Nguyễn Văn Đông (trú thôn Cấm, xã Tân Hiệp) cho biết rong biển Cù Lao Chàm được chia thành 2 loại: Rong cào và rong lột. Rong cào là lớp rong phía trên phải dùng dao, muỗng để lấy nên sẽ nát, màu nhạt, hàm lượng i ốt không cao. Rong lột là lớp bám vào đá phải dùng tay để gỡ nên rong thường đi theo từng mảng, vị ngon hơn và dinh dưỡng cũng cao hơn. Rong lột luôn có giá cao hơn rong cào, hiện nay giá rong lột Cù Lao Chàm dao động 500 - 600 nghìn/kg tươi, còn rong biển qua phơi khô thì lên đến hơn 1 triệu đồng/kg. Mỗi ngày một người trung bình có thể khai thác được từ 1 đến 2 ký rong biển, trừ đi chi phí không đáng kể thì đây là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều gia đình trang trải.

                           1 kg rong biển tại Cù Lao Chàm bán với mức giá khá cao như hiện nay từ 800 ngàn đến 1,2 triệu đồng.

Rong biển Cù Lao Chàm là rong biển thô, màu sẫm hơn, không qua sơ chế nên rất mặn và mùi cũng tanh hơn. Sau khi lấy về người ta chỉ rửa sơ qua một lần cho lọc bớt cát, vỏ ốc rồi đem phơi. Chính vì vậy hàm lượng i ốt cao hơn rong biển nơi khác rất nhiều. Sau khi phơi khô loại rong biển này có thể bảo quản trong tủ lạnh ăn dần cả năm. Người Cù Lao Chàm còn có cách sơ chế chiên sơ qua dầu ăn với chút bột ngọt, vừa làm thành món snack rong biển, vừa để được lâu không sợ hỏng.

Theo thống kê của UBND xã Tân Hiệp, địa phương có khoảng 40 - 50 hộ (hơn 100 người) hành nghề khai thác rong biển. Những năm gần đây, giá cả của mặt hàng này luôn ổn định và nhiều lúc rơi vào tình trạng cung không đủ cầu. Ông Nguyễn Văn Đông cho biết: “Giá rong biển năm nay đã tăng hơn so với năm ngoái đến 150 nghìn/kg. Hy vọng từ nay thời tiết sẽ đẹp hơn để người dân trên đảo có một mùa khai thác rong biển trọn vẹn”. Không đơn giản để thu hoạch được 1kg rong biển tại Cù Lao Chàm bán với mức giá khá cao như hiện nay từ 800 ngàn đến 1,2 triệu đồng tùy vào mức độ khô của rong.

Rong biển được người dân trên đảo chế biến thành nhiều món ăn dân dã như nấu canh, trộn gỏi hoặc chiên sơ qua dầu để ăn dần.

Sau khi lấy về, người dân trên dảo chỉ cần rửa sơ qua một lần cho lọc bớt cát, vỏ ốc rồi đem phơi. Chính vì vậy có vị rất mặn, mùi vị cũng tanh hơn, nhưng hàm lượng i ốt cao hơn rong biển nơi khác rất nhiều. Rong biển ngậm chất mặn từ biển nên có thời gian bảo quản lâu, chỉ cần phơi thật khô để trong tủ lạnh ăn dần cả mấy năm không hỏng.

Rong biển được người dân trên đảo chế biến thành nhiều món ăn dân dã như nấu canh, trộn gỏi hoặc chiên sơ qua dầu để ăn dần. Rong biển cũng là nguồn lợi thu nhập tay trái sau dịch vụ du lịch của người dân Cù Lao Chàm khi mùa đông đến, ít khách du lịch ghé đảo do mưa bão, sóng lớn.

MINH NGỌC

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.