Đà Nẵng chủ động đảm bảo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024
MTXD - Để đảm bảo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình, các biện pháp phòng chống thiên tai và an toàn cho người dân.
Để chủ động đảm bảo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu giám đốc các sở, ban, ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang, Chủ tịch UBND các quận, huyện khẩn trương chủ động xây dựng, lồng ghép kế hoạch phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu vào trong các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình dự án đang thực hiện.
Trong đó, khi quy hoạch, đầu tư, thẩm định, cấp phép đầu tư xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng phải tính đến yếu tố an toàn thiên tai và tránh làm gia tăng rủi ro thiên tai; tăng cường, đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và tổ chức phổ biến, thông tin, triển khai thường xuyên, kịp thời các chỉ đạo, văn bản liên quan của Trung ương và thành phố. Chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc đầu tư xây dựng các công trình phòng chống thiên tai, thủy lợi đảm bảo chất lượng, hoàn thành trước mùa mưa bão, có phương án bảo đảm an toàn cho công trình khi có thiên tai. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xây dựng trên địa bàn, xử lý nghiêm trường hợp đổ chất thải xây dựng vào hệ thống thoát nước. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, phát hiện, cảnh báo, xử lý kịp thời các vị trí có nguy cơ sạt lở đất, đá nhằm bảo đảm an toàn giao thông thông suốt trên các tuyến đường giao thông và kịp thời khắc phục các hư hỏng nền mặt đường, vỉa hè, hư hỏng các cầu, hệ thống báo hiệu đường bộ và kết cấu hạ tầng giao thông khác trên các tuyến đường quản lý theo phân cấp do thiên tai gây ra.
Công an huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), cứu nạn người dân mặc kẹt trong lũ.
Sở Xây dựng tổ chức hướng dẫn, phối hợp với UBND các quận huyện và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá chất lượng, khả năng chống chịu của các công trình trong danh mục công trình sử dụng làm nơi tập kết sơ tán dân trong trường hợp thiên tai, tập trung bão, lũ, ngập lụt do các quận, huyện đề xuất; phối hợp và hướng dẫn địa phương bảo đảm an toàn công trình, nhà ở thuộc sở hữu hộ gia đình, cá nhân trước thiên tai; hướng dẫn một số giải pháp về chằng, chống nhà cửa trước mùa mưa bão. Nghiên cứu có giải pháp tổng thể chống ngập trước mắt và lâu dài. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương khẩn trương rà soát, hoàn thiện phương án chống ngập khu vực đô thị và trung tâm phù hợp với thực tiễn hạ tầng, đô thị của thành phố trên địa bàn thành phố; tham mưu xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực đô thị. Kiểm tra phương án phòng, chống thiên tai các công trình xây dựng chuyên ngành, công trình đang thi công dở dang, khu giải tỏa, khu tái định cư trên địa bàn thành phố, yêu cầu các ban quản lý, các chủ đầu tư phải có phương án phòng, chống thiên tai cho các công trình xây dựng, có biện pháp đảm bảo an toàn khi thiên tai xảy ra, đặc biệt là đảm bảo an toàn các thiết bị thi công trên cao, cần trục tháp, máy vận thăng… và phương án xử lý ngập úng ở các khu dân cư do công trình đang thi công gây nên; sau thiên tai, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất UBND thành phố phương án sửa chữa, khắc phục hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng.
Các lực lượng cứu hộ ở Đà Nẵng ngâm mình trong nước lũ tại các khu vực ngập sâu để cứu nạn người già, trẻ em.
Chủ động triển khai các giải pháp phòng chống thiên tai, nhất là hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sạt lở, cháy rừng… và đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố theo quy định. Rà soát, cập nhật, cụ thể Phương án sơ tán Nhân dân ở từng địa bàn, nhất là khu vực trung tâm thành phố, các khu vực đô thị hạ tầng chưa đảm bảo, chưa đồng bộ, dễ bị cô lập, ngập sâu, khu vực ven biển, các khu dân cư trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét… đảm bảo sát với tình hình thực tế tại địa phương và phương châm “4 tại chỗ”; chủ động bố trí nguồn kinh phí để xây dựng bản đồ thông tin phòng chống thiên tai của địa phương; rà soát, chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của đơn vị, địa phương mình để ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Đồng thời, rà soát lại phương án hiệp đồng, phối hợp giữa các lực lượng của địa phương và lực lượng vũ trang thành phố, phân công nhiệm vụ, địa bàn cụ thể để chủ động, kịp thời tổ chức triển khai khi có thiên tai xảy ra; triển khai cắt tỉa cây xanh theo phân cấp quản lý hoàn thành trước mùa mưa bão; chủ động đề xuất và tổ chức mua sắm một số trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Quán triệt công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu: Phòng là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ”; chuẩn bị tốt hệ thống thông tin liên lạc, đảm bảo hoạt động thông suốt trong mọi tình huống; thường xuyên theo dõi, quan trắc và cảnh báo kịp thời diễn biến thiên tai đến chính quyền các cấp và Nhân dân; rà soát, tăng cường quản lý việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là công trình giao thông, khu dân cư, đô thị tại khu vực ven biển, sông, suối, đồi núi, hệ thống tiêu thoát nước,… đảm bảo hạn chế gia tăng rủi ro thiên tai; kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu thực hiện công tác phòng, chống thiên tai đối với công trình xây dựng chuyên ngành và địa bàn quản lý; đồng thời phối hợp với các địa phương để xử lý các đề xuất, kiến nghị trong việc xử lý đất đá, thoát lũ,…
Chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai, công trình trọng điểm; sẵn sàng phương án ứng phó trong điều kiện xảy ra thiên tai cực đoan, siêu bão, lũ lớn; chủ động đề xuất, xử lý khẩn cấp những sự cố, hư hỏng phát sinh đột xuất có nguy cơ gây mất an toàn công trình và vùng hạ du trước và trong mùa lũ, bão. Các đơn vị, UBND các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ (quản lý nhà nước, quản lý khai thác các hồ, đập) tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá an toàn các đập, hồ chứa nước (hồ thủy lợi, hồ điều tiết, hồ nuôi trồng thủy sản, hồ cảnh quan, sinh thái…), nhất là các hồ, đập nằm ở vị trí trên cao, đồi, núi, có nguy cơ sạt lở, vỡ hồ, đập và có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời các sự cố, hư hỏng để bảo đảm an toàn công trình, hạn chế ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của dân cư vùng hạ du.
Các lực lượng cứu hộ ở Đà Nẵng ngâm mình trong nước lũ tại các khu vực ngập sâu để cứu nạn người già, trẻ em.
Giám đốc các sở, ban, ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang, Chủ tịch UBND các quận, huyện cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung, phê duyệt Phương án phòng chống và khắc phục hậu quả ứng với một số kịch bản thiên tai phù hợp với dự báo thiên tai của cơ quan khí tượng thủy văn theo chỉ đạo tại Công văn số 1325/UBND-PCTT ngày 14/3/2024 của Chủ tịch UBND thành phố; thường xuyên chỉ đạo, triển khai tổ chức diễn tập công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn và lĩnh vực phụ trách để chủ động trong công tác ứng phó. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các cấp, các ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, ngoài việc làm tốt công tác phòng, chống thiên tai để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân và của ngành, địa phương phải chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư để tham gia công tác phòng, chống thiên tai theo điều động của Chủ tịch UBND thành phố và của Trưởng ban Ban Chỉ huy.
Nhuận Mẫn
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.