Đà Nẵng phấn đấu 90% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả tại địa bàn khu dân cư

MTXD - Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một tăng dẫn đến lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của thành phố tăng nhanh qua từng năm. Việc tổ chức thực hiện phân loại tại nguồn sẽ tăng cường công tác quản lý chất thải rắn của thành phố, phù hợp với chiến lược quốc

MTXD - Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một tăng dẫn đến lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của thành phố tăng nhanh qua từng năm. Việc tổ chức thực hiện phân loại tại nguồn sẽ tăng cường công tác quản lý chất thải rắn của thành phố, phù hợp với chiến lược quốc gia, mục tiêu xây dựng thành phố môi trường và nếp sống văn hóa văn minh đô thị. 

Theo Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 15-4 của UBND thành phố về Triển khai phân lại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn trên địa bàn thành phố năm 2024 đề ra mục tiêu trên 95% tổ dân phố triển khai phân loại CTRSH tại nguồn và 90% hộ gia đình thực hiện phân loại CTRSH hiệu quả tại địa bàn khu dân cư.

Người dân được tuyên truyền, hướng dẫn và thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.

Kế hoạch đề ra các chỉ tiêu cụ thể: Trên 95% tổ dân phố triển khai phân loại CTRSH tại nguồn và 90% hộ gia đình thực hiện phân loại CTRSH hiệu quả tại địa bàn khu dân cư; Trên 70% cơ sở trong các KCN, CCN triển khai phân loại CTRSH tại nguồn đảm bảo theo phương thức chung của thành phố; Trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, du lịch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo phương thức chung của thành phố; 100% trường học, cơ sở y tế triển khai phân loại CTRSH tại nguồn theo phương thức chung của thành phố; Trên 100% chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được tuyên truyền, hướng dẫn và thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.

Mỗi quận, huyện chủ trì xây dựng phương án chi tiết, triển khai thí điểm mô hình phân loại, thu gom đối với Nhóm chất thải thực phẩm; đảm bảo các tiêu cụ thể trên theo phương thức chung về tổ chức phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố; báo cáo đầy đủ, chính xác số liệu triển khai theo các nhóm thành phần phân loại theo định kỳ báo cáo.

Theo kế hoạch, CTRSH được phân thành 3 nhóm: Nhóm chất thải rắn có khả năng tái sử dụng; Nhóm chất thải thực phẩm (gồm thực phẩm nhà bếp trước và sau sơ chế, chế biến, thực phẩm thừa, quá hạn sử dụng, dầu thải,...); Chất thải rắn sinh hoạt khác. Việc phân loại CTRSH được triển khai thực hiện trên toàn địa bàn thành phố. Trong đó, triển khai quy mô đồng bộ toàn thành phố đối với các nhóm: CTRSH có khả năng tái sử dụng, tái chế đối với các loại: giấy, nhựa, kim loại; CTRSH khác nguy hại; CTRSH khác còn lại; Triển khai quy mô thí điểm đối với CTRSH có khả năng tái sử dụng, tái chế khác (ngoài các loại: giấy, nhựa, kim loại); Nhóm chất thải thực phẩm; chất thải rắn cồng kềnh và chất thải từ hoạt động cải tạo, phá đỡ công trình xây dựng.

Bãi rác Khánh Sơn ở Đà Nẵng hiện đang quá tải.

Đối tượng thực hiện phân loại CTRSH là: các tổ chức, cơ quan, viện nghiên cứu, trường học; cơ sở công nghiệp trong và ngoài các KCN, CCN; cơ sở dịch vụ, du lịch; bệnh viện, cơ sở y tế; siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh, các hộ gia đình và cá nhân có liên quan đến hoạt động phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố.

Việc tổ chức thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố sẽ tăng cường công tác quản lý chất thải rắn của thành phố, phù hợp với chiến lược quốc gia, mục tiêu xây dựng thành phố môi trường và nếp sống văn hóa văn minh đô thị; giảm áp lực rất lớn đối với việc xử lý chất thải rắn như giảm diện tích bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lý khối lượng chất thải rắn cần xử lý, đồng thời tận dụng được các loại chất thải rắn khác thông qua các hoạt động tái sử dụng, tái chế.

Huấn Trương

Các tin khác

Bãi bồi giữa sông Hồng – Có thể trở thành không gian sáng tạo đặc thù: Công viên nông nghiệp đô thị của Hà Nội?
Bãi bồi giữa sông Hồng – Có thể trở thành không gian sáng tạo đặc thù: Công viên nông nghiệp đô thị của Hà Nội?

​1. Dẫn nhập Thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến...

Bình yên ở một xã ven biển Nam Định
Bình yên ở một xã ven biển Nam Định

​MTXD - Giao Xuân là một xã ven biển của huyện Giao Thủy (Nam Định) nên người dân nơi đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nuôi trồng, khai thác hải sản. Nhiều năm trước, nghề nuôi ngao là “thương hiệu” của xã, góp phần làm cho kinh tế nhiều hộ gia đình “khởi sắc”.

Bắc Giang tập trung đổi mới, nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư
Bắc Giang tập trung đổi mới, nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư

MTXD - Dưới sự sát sao và tập trung của các cấp, ban ngành, các hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) tại tỉnh Bắc Giang đã và đang được triển khai đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Công an tỉnh Bắc Giang trao nhà Đại đoàn kết
Công an tỉnh Bắc Giang trao nhà Đại đoàn kết

​MTXD - Sáng ngày 26/07, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với chính quyền xã Liên Sơn (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) tổ chức chương trình trao tặng hỗ trợ xây nhà “Đại đoàn kết" cho hộ gia đình bà Hoàng Thị Lừng là vợ liệt sỹ có chồng hi sinh trong chiến trường miền Nam.

Hàng nghìn đoàn của lãnh đạo các cấp và nhân dân cả nước, kiều bào và bạn bè quốc tế viếng Tổng Bí thư
Hàng nghìn đoàn của lãnh đạo các cấp và nhân dân cả nước, kiều bào và bạn bè quốc tế viếng Tổng Bí thư

MTXD - Theo Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ 7 giờ đến 19 giờ 30...