Đà Nẵng sôi động thị trường hàng mã ngày giáp Tết

MTXD - Với nhiều gia đình có truyền thống làm hàng mã, thì những dịp gần Tết là thời điểm cấp tập để gia đình tăng cường sản xuất.

MTXD - Với nhiều gia đình có truyền thống làm hàng mã, thì những dịp gần Tết là thời điểm cấp tập để gia đình tăng cường sản xuất.

Gia đình ông Nguyễn Tới có truyền thống làm hàng mã nhiều năm tại Đà Nẵng

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp Tết đến Xuân về, tại các khu chợ, các gian hàng, các cửa hàng tràn ngập những đồ vàng mã. Không khí nhộn nhịp, tất bật của người người mua hàng, thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tâm linh của người Việt, vì vậy nhu cầu sắm sửa hàng mã những ngày cận Tết ngày càng nhiều.

Với nhiều gia đình có truyền thống làm hàng mã như ông Nguyễn Tới (trú tại tổ 1, phường Mân Thái, Q. Sơn Trà, Đà Nẵng) thì những dịp gần Tết là thời điểm cấp tập để gia đình tăng cường sản xuất. Chia sẻ về công việc làm hàng mã của mình, ông Tới cho biết đây là công việc cần tới sự tỉ mỉ, khéo tay, kiên nhẫn.

Thời điểm gần Tết là lúc cấp tập để những gia đình làm hàng mã tăng cường sản xuất.

Cặm cụi dán từng miếng hình nhỏ lên khung nứa đã tạo sẵn, ông Tới cho biết nghề làm hàng mã nhìn tưởng chừng như nhẹ nhàng nhưng thực tế thì khá vất vả. Mỗi sản phầm đều gồm rất nhiều chi tiết, người thợ phải thật chăm chút, khéo tay dán đều dán đẹp, mười hình như một mà vẫn phải đảm bảo được tiến độ công việc. Nhất là thời điểm cuối năm, lượng hàng phải hoàn thành gấp nhiều lần những ngày bình thường. Do đó ông đang gắng sức làm việc. Phụ giúp ông là người cháu ngoại.

Sắp tới là Tết ông Công ông Táo, các mặt hàng đã được bày bán sẵn rất nhiều, chủ yếu là đồ vàng mã truyền thống như đồ táo quân, mũ, hài, quần áo, cá chép giấy, tiền, …Mặt hàng được cho là bán chạy nhất vẫn là bộ cúng Táo quân (gồm: Mũ, hài, cá chép).

Bà An (người bán hàng ở chợ Bắc Mỹ An, TP Đà Nẵng) cho biết: “Những năm gần đây người dân đã thay đổi suy nghĩ về việc đốt hàng mã, nên các mặt hàng vẫn bán chậm so với mọi năm. Chính vì vậy, giá của các mặt hàng vẫn giữ nguyên”.

Những bộ đồ cúng được làm từ giấy thủ công, bộ Táo quân có giá 40.000 đồng/bộ, bộ ông Táo bằng gỗ có giá 18.000 đồng/bộ, giấy tờ vàng bạc áo đất của 1 lễ cúng khoảng từ 10.000 đồng – 20.000 đồng/lễ, các bộ đồ cúng truyền thống như áo dài, áo bà ba, áo vest có giá khoảng 40.000 đồng – 80.000 đồng/bộ tùy loại. Trong đó, một bộ đầy đủ gồm áo quần, tiền vàng, xe ô tô, điện thoại… có nhiều loại nhỏ, được bán với giá thấp từ 25.000 đồng cho tới 300.000 đồng.

Theo như bà An cho biết thêm: “Các mặt hàng vàng mã được nhập từ rất sớm trước ngày ông Công ông Táo nhưng số lượng người mua rất ít, một phần là do bận bịu công việc hay một lí do nào đó mà một số người chờ đến ngày sát Tết mới mua, nên những thời điểm như hiện nay vẫn chưa bán được nhiều!”

.

Dù vất vả nhưng đây là dịp làm ăn nên ai cố gắng làm.

Cũng làm hàng mã nhưng tại hộ gia đình anh Trần Mai Cương (trú tại Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng) chỉ chuyên làm đồ ông Thần, đồ ngựa. Cơ sở của anh Cương có đến 10 người làm từ nhiều công đoạn như vót tre, cắt giấy, gấp bài, dán mũ, bấm và ráp thành bộ đồ Thần. Cận Tết có nhiều sinh viên đến làm thời vụ tại đây và lương sẽ được tính theo sản phẩm. Đồng thời, nhiều người dân xung quanh cũng nhận giấy quần áo về dán tại nhà, vừa tiện việc vừa có thêm thu nhập.

Cận Tết có nhiều sinh viên đến làm thời vụ tại đây và lương sẽ được tính theo sản phẩm. Đồng thời, nhiều người dân xung quanh cũng nhận giấy quần áo về dán tại nhà, vừa tiện việc vừa có thêm thu nhập.

                                                                                                                                                                      MINH NGỌC

 

 

Các tin khác

Thanh Hóa: Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý tại huyện Hoằng Hóa
Thanh Hóa: Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý tại huyện Hoằng Hóa

MTXD – Theo Quyết định số 1710/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, đến năm 2045, có tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch 1.535,59ha.

Sự thích ứng của làng nghề trước biến đổi: Trường hợp Thổ Hà – Bắc Giang
Sự thích ứng của làng nghề trước biến đổi: Trường hợp Thổ Hà – Bắc Giang

​MTXD - Biến đổi văn hóa nói chung, biến đổi văn hóa làng và văn hóa làng nghề nói riêng...

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng
Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô
Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô

​MTXD - Thủ đô Hà Nội, đô thị đặc biệt "văn minh - văn hiến - hiện đại" đang trên đà phát triển mạnh mẽ để sánh ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Trong tiến trình phát triển đó, không thể không kể đến vai trò của công tác quy hoạch.

Ngày 3/5/1954: Trung đoàn 36, Ðại đoàn 308 tiến công làm chủ cứ điểm 311B ở phía Tây Mường Thanh
Ngày 3/5/1954: Trung đoàn 36, Ðại đoàn 308 tiến công làm chủ cứ điểm 311B ở phía Tây Mường Thanh

​MTXD - Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy mặt trận Ðiện Biên Phủ, ngày 3/5/1954, Trung đoàn 36, Ðại đoàn 308 tiến công làm chủ cứ điểm 311B ở phía Tây Mường Thanh.