Đắk Lắk: Nhiều dấu hỏi từ văn bản trả lời của UBND huyện Krông Pắc

​MTXD - Ngày 2/6/2023, UBND huyện Krông Pắc đã có văn bản 1776/UBND-TNMT trả lời Báo chí về vấn đề “Bãi tập kết khoáng sản trái phép xây dựng trên đất nông nghiệp do Công ty TNHH MTV cà phê 716 quản lý” tại thôn 10, xã Vụ Bổn…

MTXD - Ngày 2/6/2023, UBND huyện Krông Pắc đã có văn bản 1776/UBND-TNMT trả lời Báo chí về vấn đề Bãi tập kết khoáng sản trái phép xây dựng trên  đất nông nghiệp do Công ty TNHH MTV cà phê 716 quản lý” tại thôn 10, xã  Vụ Bổn…

Theo đó, ngày 17/11/2022, UBND huyện Krông Pắc đã ban hành Công văn số  3036/UBND-TNMT chấn chỉnh việc khai thác khoáng sản của Công ty TNHH  Hà Bình; theo đó UBND huyện đề nghị Công ty TNHH Hà Bình có trách nhiệm thực hiện việc lắp đặt, vận hành Trạm cân và Camera giám sát theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 42, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ; xác  định ranh giới khu vực khai thác, cắm mốc các điểm khép góc khu vực khai thác  cát lòng sông; lắp đặt Bảng thông báo tại bờ sông thuộc phạm vi khu vực khai  thác để công khai thông tin Giấy phép khai thác; tập kết cát tại các bãi đã lắp đặt trạm cân, camera giám sát việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện, thiết bị được sử  dụng để khai thác, vận chuyển cát theo quy định.

 Thường xuyên sử dụng đường nội đồng để vận chuyển cát, sao không bị xử lý ?

 Ngày 09/01/2023, phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đội Cảnh sát kinh tế - môi trường, Công an huyện Krông Pắc, UBND xã Vụ Bổn đã  kiểm tra vị trí, hiện trạng, nguồn gốc đất và các giấy tờ pháp lý đối với diện tích đất mà Công ty TNHH Hà Bình đang sử dụng để làm bãi tập kết cát tại thôn 10, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc. Bãi tập kết cát có diện tích khoảng 6400m2 hiện nay Công ty TNHH Hà Bình đang tập kết trên đất của Công ty TNHH MTV cà  phê 716, với diện tích 2562,5m2 (tại thửa đất số 33, tờ bản đồ số 202, mục đích  sử dụng đất bằng chưa sử dụng). Diện tích này thuộc quyền quản lý, sử dụng của Công ty TNHH MTV cà phê 716 tại Quyết định 1116/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc cho Công ty TNHH MTV cà phê 716 thuê 117.962,6m2 đất tại huyện Ea Kar và huyện Krông Pắc. Phần diện tích còn lại nằm gần bờ sông Krông Pắc.

 “Đất bằng chưa sử dụng” tại sao không do UBND xã Vụ Bổn quản lý ?

Trong khi đó, Ngày 24/ 02/ 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2020.

Tại Mục 3. Điều 10 Quy định về bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông

1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác hoặc kinh doanh cát, sỏi khi tập kết cát, sỏi lòng sông sau khai thác tại các bến, bãi phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Khu vực bến, bãi chứa cát, sỏi nằm trong phạm vi cảng đường thủy nội địa theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

b) Trường hợp bến, bãi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc liên quan đến đê điều phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều.

c) Phải lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bến bãi tập kết cát, sỏi với các nội dung: Địa chỉ cung cấp cát, sỏi được tập kết tại bến bãi; lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi, diện tích bến bãi.

2. Trường hợp không sử dụng bến, bãi, tổ chức, cá nhân được phép khai thác cát, sỏi lòng sông phải ký hợp đồng vận chuyển với tổ chức, cá nhân có phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 11 Nghị định này.

Thế nhưng, câu trả lời của UBND huyện Krông Pắc chỉ nói chung chung.

Những thông tin cơ bản như: Đăng ký địa điểm kinh doanh, phê duyệt kế hoạch Bảo vệ môi trường của công ty Hà Bình tại địa điểm thôn 10, Vụ Bổn trên đều không thấy nhắc tới.

Một vấn đề khác, trong văn bản trả lời của UBND huyện Krông Pắc có nói: “Bãi tập kết cát có diện tích khoảng 6.400m2 hiện nay Công ty TNHH Hà Bình đang tập kết trên đất của Công ty TNHH MTV cà  phê 716, với diện tích 2.562,5m2 (tại thửa đất số 33, tờ bản đồ số 202, mục đích  sử dụng đất bằng chưa sử dụng).

Điều này rất vô lý vì theo Điều 58 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, đất chưa sử dụng gồm:

“Đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây”

Đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chưa xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài.

 Hậu quả xảy ra ai sẽ chịu trách nhiệm ?

Khoản 5 điều 129 Luật Đất đai quy định về Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tinh vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Theo quy định trên thì hạn mức giao chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được quy định như sau:

+ Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

+ Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

+ Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

+ Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất: Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

Hạn mức giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể được quy định theo quy định tại Điều 164 của Luật Đất đai năm 2013 như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.

3. Việc quản lý đất chưa sử dụng được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật đất đai đã nêu ở trên thì Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý chặt chẽ quỹ đất chưa sử dụng và việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng tại địa phương theo quy định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và dăng ký vào hồ sơ địa chính khi thống kê, kiểm kê đất đai thì đất chưa sử dụng chia thành ba loại gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

Điều đó đặt ra câu hỏi, công ty TNHH Hà Bình tại sao lại có thể “vô tư” lập bãi tập kết khoáng sản trên đất của công ty Cà phê 716 ?

“Đất bằng chưa sử dụng” tại sao lại giao công ty Cà phê 716 quản lý mà không phải do UBND xã Vụ Bổn quản lý theo quy định ?

Số liệu về hồ sơ Pháp lý để công ty TNHH Hà Bình được phép tập kết cát sỏi tại địa điểm thôn 10 xã Vụ Bổn tại sao UBND huyện Krông Pắc không nhắc tới ?

Trước đó, ngày 3/4/2020 và ngày 6/8/2020, UBND huyện đã ban hành hai quyết định xử phạt hành chính Công ty TNHH Hà Bình với tổng số tiền 85 triệu đồng do dùng bè tạm bợ để khai thác cát (không đúng phương pháp) và sử dụng trái phép 2.000m2 đất nông nghiệp vào mục đích làm bãi tập kết cát.

Tạp chí điện tử Môi trường Xây dựng kính chuyển nội dung này đến UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đắk Lắk cùng các cơ quan chức năng  vào cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm (nếu có).

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc !

Hồng – Thịnh – Thọ

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.