Đam Rông (Lâm Đồng): Chính quyền có “làm ngơ” trước hành vi thay đổi hiện trạng sử dụng đất hay không?
MTXD - Thời gian gần đây tình trạng phát triển nuôi cá tầm diễn ra rầm rộ tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, dẫn đến việc xây dựng các trang trại phát triển không theo quy hoạch nhất định, có doanh nghiệp, hộ dân lợi dụng việc cải tạo đất, thay đổi hiện trạng sử dụng đất trên đất lâm nghiệp, nông nghiệp, để khai thác đá xây dựng trái phép… nhưng đến nay vẫn chưa bị chính quyền xử lý.
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên Môi trường Xây dựng cụ thể tại xã Liêng Srônh, Rô Men, xã Đạ M’rông…huyện Đam Rông có nhiều trang trại đang nuôi cá tầm giáp khu vực suối đầu nguồn, việc cải tạo đất và thay đổi hiện trang trên đã được chính quyền và cơ quan chức năng nào cho phép hay chưa? và một số hộ dân đang thay đổi hiện trạng sử dụng đất, lấn dòng suối và đang khai thác đá chẻ trái phép để xây dựng bể nuôi cá tầm, có trường hợp còn vận chuyển đá đi nơi khác...
Sau khi phát hiện sự việc trên chúng tôi đã liên hệ làm việc với UBND xã Liêng Srônh. Theo ông Nguyễn Trường Anh phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “chúng tôi đã kiểm tra người dân cải tạo để chăn nuôi cá tầm. Có gì mấy anh bỏ qua, khi PV hỏi việc thay đổi hiện trạng sử dụng đất trên xã đã lập biên bản xử phạt hay chưa thì lãnh đạo UBND xã nói chưa lập”.
Tìm hiểu, trao đổi thông tin với một số lãnh đạo UBND xã trên địa bàn huyện Đam Rông cho biết hiện nay việc nuôi cá tầm phát triển ồ ạt nên việc kiểm tra giám sát các vấn đề trên hiện nay chưa được chặt chẽ.
Trước sự việc trên chúng tôi liên hệ lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đam Rông để chỉ đạo kiểm tra xử lý, nhưng đến ngày 12/9, chúng tôi quay lại hiện trường thì người dân đã gần hoàn thiện công trình trên và không được cơ quan chức năng nào của huyện Đam Rông kiểm tra, xử lý .
Ông N.T.H người dân tại địa phương cho biết 1 trang trại trên là của các lãnh đạo thuộc phòng ban huyện Đam Rông đã đầu tư xây dựng hơn một năm nay, thời gian vừa qua cũng có nhiều người dân có ý kiến về việc các trang trại trên xả nước thải trực tiếp xuống phía dưới ruộng lúa của người dân gây ô nhiễm môi trường, còn xây dựng trên đất nông nghiệp hay lâm nghiệp thì chúng tôi không nắm rõ, vì phía trên là rừng nhà nước đang quản lý.
Theo quy định: điều kiện chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018, cụ thể như sau:
Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 Luật Chăn nuôi 2018;
Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
Đối với tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn
Đối với tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi. Khi đó, tổ chức, cá nhân phải tiến hành thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Cụ thể tại khoản 2, 3 Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP…
Thiết nghĩ phát triển kinh tế là cần thiết và nhu cầu của địa phương, việc các trang trại nuôi cá tầm trên, xây dựng đã đầy đủ thủ tục pháp lý và phù hợp với quy hoạch của địa phương hay chưa? Xin chuyển những thông tin này tới chính quyền huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, quan điểm của tỉnh là không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, vì vậy tỉnh ưu tiên các dự án nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường, công nghệ cao. Tỉnh cũng kiên quyết không đưa vào vận hành các dự án chưa hoàn thiện các thủ tục bảo vệ môi trường, việc kêu gọi thu hút đầu tư cần phải xanh hơn, công nghệ cao hơn để mang lại giá trị gia tăng tốt hơn.
Chúng tôi tiếp tục thông tin cụ thể đến bạn đọc bài tiếp theo./.
Một số hình ảnh các trang trại nuôi cá tầm, thay đổi hiện trạng sử dụng đất, khai thác đá tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng:
Nhóm PV
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.