Đam Rông – Lâm Đồng : Vấn đề môi trường xung quanh hoạt động xây dựng trang trại cá tầm
MTXD – Khi thực hiện nuôi các loại cá nước lạnh trong điều kiện môi trường địa phương, nếu không có quy hoạch, quản lý tốt từ đầu, sẽ dẫn đến nguy cơ “vỡ trận” nếu nghề nuôi bùng nổ, kéo theo các vấn đề Pháp luật về xây dựng trên đất nông nghiệp, môi trường nước…
Cá tầm là loại ngoại lai, có giá trị kinh tế cao nên trong những năm gần đây, tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng xuất hiện rất nhiều các trang trại tự phát.
Dọc theo con suối Đạ Tồn, xã Liên S’ronh, người dân địa phương đã chỉ cho nhóm PV một số trang trại đang hoạt động, ngoài việc chăn nuôi, ở đây còn xây thêm các hạng mục để biến khu vực này thành quần thể gần giống với mô hình “farmstay”.
Các hạng mục xây dựng trên có được cấp phép hay không ?
Việc xây dựng trang trại cá tầm này khiến người dân địa phương vô cùng lo lắng.
Anh K. (một người dân địa phương) cho biết: “Những trang trại cá tầm này sử dụng nguồn nước lớn, họ thường chặn dòng để đảm bảo lưu lượng nước trong bể luôn luôn ở trạng thái đầy đủ, việc này ảnh hưởng đến các hộ trồng cây công nghiệp, cây ăn trái, nhất là vào mùa hanh khô, việc đảm bảo nguồn nước tưới càng vất vả hơn…”
Ngoài ra, một số ý kiến còn lo ngại về việc, cá tầm là loại ngoại lai, để nuôi được cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, môi trường bản địa thì phải sử dụng rất nhiều loại thuốc, những loại thuốc này sau khi sử dụng sẽ theo nguồn nước chảy lại về suối, sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường hay không ?
Ở những hộ nuôi tự phát nhỏ lẻ, khi cá mắc bệnh, có trường hợp tự chữa cho cá bằng thuốc trong danh mục cấm khiến tồn dư hàm lượng kháng sinh trong cá cao. Cá của những hộ khác có thể bị lây bệnh do dùng chung nguồn nước. Rất khó kiểm soát về vấn đề này.
Nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường nước, pháp luật về xây dựng ...
Ngoài các vấn đề môi trường, vấn đề quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng tại các địa điểm nuôi cá tầm này cũng đang đặt ra cho địa phương một bài toán mà nếu không rốt ráo từ đầu, sẽ dẫn tới việc khó quản lý, thậm chí tiêu cực.
Một số sai phạm phổ biến tại các địa phương trong việc nuôi cá tầm như: Xây dựng trên địa bàn chưa được quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản; thiếu phương án bảo vệ môi trường; không có biện pháp phòng, chống lũ; chưa có chủ trương, cấp phép xây dựng cơ sở nuôi cá tầm…
Những vấn đề này sẽ được UBND huyện Đam Rông giải quyết ra sao ? Chúng tôi xin kính chuyển những thông tin này đến các cơ quan chức năng địa phương./.
Nhóm PV
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.