Đằng sau sự phát triển của hệ thống y tế là những nguy hại về ô nhiễm chất thải

MTXD - Nước ta có hơn 13.000 cơ sở y tế. Hệ thống y tế vẫn đang phát triển hướng đến việc nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân nhưng cũng làm gia tăng chất thải y tế. Trong khi đó, công tác xử lý chất thải ở nước ta còn yếu kém.

MTXD - Nước ta có hơn 13.000 cơ sở y tế. Hệ thống y tế vẫn đang phát triển hướng đến việc nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân nhưng cũng làm gia tăng chất thải y tế. Trong khi đó, công tác xử lý chất thải ở nước ta còn yếu kém. 

Theo Bộ Y tế, chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Hằng năm, Bộ Y tế đều có đoàn kiểm tra công tác quản lý chất thải y tế tại các đơn vị trực thuộc Bộ. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Bộ yêu cầu đơn vị vi phạm chấn chỉnh, khắc phục ngay những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý chất thải. Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở vẫn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải y tế. Điều này gây ra nhiều hậu quả khôn lường. 

Chất thải y tế nguy hại dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu không được tiêu hủy hoàn toàn. Phóng viên Tạp chí Nhân lực Nhân tài Việt có cuộc trao đổi với PGS. TS Lê Phước Cường - Giảng viên cao cấp, Trưởng bộ môn Quản lý môi trường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường, Đại học Bách khoa Đà Nẵng về nội dung này.

Phần lớn chất thải y tế ở nước ta chưa được xử lý đúng cách. 

PV: Thưa ông! Mỗi ngày, các bệnh viện, cơ sở y tế ở nước ta thải ra khoảng 600 tấn chất thải y tế. Ông nhìn nhận như thế nào về con số này?  

PGS. TS Lê Phước Cường: Con số này sẽ càng ngày càng tăng. Bởi việc sử dụng các sản phẩm dùng 1 lần trong khám, chữa bệnh đang tăng cao. Con số vừa nêu đáng suy nghĩ và có tính cảnh báo cao. Dưới góc độ nghiên cứu của tôi thì lượng chất thải ở nước ra rất lớn và công tác xử lý đang bị áp lực vì có rất nhiều nguồn thải. 

Chất thải y tế xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau. Từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ y tế, cũng như là từ các hoạt động chuyên môn y tế khác. Đa số chất thải là  bao bì đựng thuốc, hóa chất và trang thiết bị vật tư, vật liệu,... 

PV: Chất thải y tế gồm 2 loại: Chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Ông có thể phân tích rõ hơn về 2 loại chất thải này?

PGS. TS Lê Phước Cường: Chất thải y tế thông thường bao gồm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người như: ăn, uống, tắm, giặt,… cũng như là chất thải ngoại cảnh trong các cơ sở y tế. 

Còn chất thải y tế nguy hại có 2 nhóm chúng ta cần lưu ý, đó là chất thải y tế nguy hại lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. 
Chất thải y tế nguy hại lây nhiễm là các vật sắc nhọn như kim tiêm, lưỡi dao mổ trong phẫu thuật. Ngoài ra cũng có chấ thải thấm, dính, chứa các dịch sinh học, máu và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt chất thải nguy hại có nguy cơ lây nhiễm cao là bộ bệnh phẩm, dụng cụ đựng, chất thải dính các mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm.

Còn chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm có thể kể đến như là các chất thải bỏ chứa thành phần nguy hại, các dược phẩm thải bỏ, các dụng cụ y tế vỡ, hỏng đã qua sử dụng. 

Đáng lo ngại là hầu hết các bệnh viện, phòng khám tư nhân ở vùng sâu, vùng xa đều không xử lý chất thải hoặc xử lý qua loa rồi xả thẳng ra môi trường.  Ngoài ra, rất nhiều phòng khám, cơ sở y tế chưa phân chất thải theo đúng chủng loại, không có nhà lưu chứa hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn. Điều này khiến nhiều loại chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa lẫn vào rác thải sinh hoạt và đem đi xử lý như phế phẩm nhựa thông thường.

PV: Trong tổng số chất thải y tế, chất thải nguy hại chiếm khoảng 10%. Theo ông, loại chất thải này có thể gây hại như thế nào đến sức khỏe của con người? 

PGS. TS Lê Phước Cường: Việc bị phơi nhiễm các chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật:

Nguy cơ thứ nhất, chất thải y tế nhiễm các vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua da, qua các vết trầy xước hoặc niêm mạc hở dưới da, rồi qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa. Thậm chí việc quản lý chất thải y tế không đúng cách có thể gây ra lây nhiễm cho con người thông qua môi trường bệnh viện. 

Nguy cơ thứ 2 là chất thải y tế gây độc tế bào. Nguy cơ này chiếm tỷ lệ khá nhỏ thôi nhưng vẫn là điều đáng phải phòng tránh. Cụ thể, chất thải hóa học dược phẩm có thể gây ra nhiễm độc mãn tính, cấp tính, rồi chấn thương và bỏng. Các chất thải độc hại này nó có thể ở dạng dung dịch, sương mù, dạng hơi. Chúng xâm nhập vào con người thông qua 3 con đường chính: da, hô hấp và tiêu hóa. 

Nguy cơ thứ 3 là chất thải phóng xạ sử dụng trong y tế sẽ gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người. Tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độ, cũng như là thời gian tiếp xúc mà xuất hiện các triệu chứng khác nhau như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn dến ung thư và các vấn đề di truyền khác. 

PV: Ngoài ra, chất thải y tế, đặc biệt là chất thải độc hại gây hại đến môi trường sống như thế nào, thưa ông? 

PGS. TS Lê Phước Cường: Ở góc độ môi trường, chất thải độc hại có thể làm cho sức khỏe môi trường bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Sức khỏe môi trường theo định nghĩa của Bộ Tài nguyên và Môi trường là sức khỏe của các môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí và các sinh vật sống ở trong môi trường đó. 

Nước thải từ các cơ sở y tế có chứa các thành phần vi khuẩn như Sa-mô-nê-la hoặc là các tụ cầu, các trực khuẩn gram âm. Nếu như không được xử lý triệt để trước khi xả thải vào các nguồn nước, đặc biệt với nguồn tiếp nhận cho sinh hoạt, trồng trọt và cho chăn nuôi thì sẽ gây ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn,... rất là nguy hiểm. Thậm chí là có thể ảnh hưởng đến môi trường đất và môi trường không khí. Nếu như chúng ta quản lý chất thải y tế không đúng quy trình thì sẽ dẫn đến sự phát tán vi sinh vật gây bệnh cũng như là các hóa chất độc hại gây ra ô nhiễm đất, nước ngầm. 

Về môi trường không khí, ví dụ các bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh hoặc là hơi dung môi, hóa chất phát sinh trong khâu phân loại, thu gom, vận chuyển thì có thể phát tán trong môi trường không khí.

Trong khâu xử lý, ở Việt Nam chúng ta vẫn đang sử dụng các lò đốt nhiều, có quy mô nhỏ mà không có thiết bị xử lý khí thải ra bên ngoài. Do đó có thể phát sinh ra các khí độc. Một số khí thải có thể kể đến như là ô nhiễm bụi, ô nhiễm a-xít, đi-ô-xin và fu-ran,... cũng như là các hơi kim loại nặng như là hơi thủy ngân. 

Ngoài ra, một số phương pháp xử lý chất thải y tế khác như chôn lấp cũng có thể phát sinh ra các chất gây ô nhiễm môi trường không khí như là khí mê-tan. Đấy là sơ bộ các nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe môi trường đất, nước và không khí của chất thải y tế độc hại. 

PGS. TS Lê Phước Cường khuyến cáo cách xử lý chất thải y tế

PV: Vậy, ông có khuyến cáo gì trong việc xử lý chất thải y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại? 

PGS. TS Lê Phước Cường: Quan trọng nhất là chúng ta phải có một quy trình thu gom, xử lý rác thải y tế đảm bảo một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Trước tiên, rác thải y tế cũng phải thu gom ở trong các thùng rác chuyên dụng của bệnh viện, phòng khám, các cơ sở y tế và tuyệt đối không được để lọt ra ngoài môi trường. Trong đó, rác thải sẽ được phân loại, đóng kín và được vận chuyển đến khu xử lý riêng biệt. 

Quá trình phân loại trong việc thu gom này cần diễn ra hết sức nghiêm ngặt, từ đó chúng ta sẽ biết được đâu là rác thải có thể tái chế, đâu là rác thải nguy hại, nguy hiểm cần được xử lý triệt để. Hiện nay, các bệnh viện, các trung tâm y tế có thể áp dụng 2 cách xử lý rác thải y tế, đó là xử lý tại chỗ và xử lý bên ngoài. Xử lý rác tại chỗ có thể tạo ra sự an toàn, không gây thất thoát ra môi trường. Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống xử lý rác tại chỗ thì cần đầu tư lớn. Theo tôi, tùy thuộc vào nguồn lợi, điều kiện kinh tế mà chúng ta có thể áp dụng các biện pháp, giải pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất. 

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Mạnh Sáu- nguonluc.com.vn

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.