Đầu tư hàng trăm tỷ đồng, bến xe phía nam Đà Nẵng bị bỏ hoang gần 10 năm

​MTXD - Nằm ở khu vực phía nam TP.Đà Nẵng, bến xe Đức Long được đầu tư khá hiện đại với số tiền hơn 150 tỷ đồng. Nhưng từ khi đưa vào hoạt động, nơi này luôn vắng như... chùa bà Đanh.

MTXD - Nằm ở khu vực phía nam TP.Đà Nẵng, bến xe Đức Long được đầu tư khá hiện đại với số tiền hơn 150 tỷ đồng. Nhưng từ khi đưa vào hoạt động, nơi này luôn vắng như... chùa bà Đanh.

Dự án bến xe khách liên tỉnh phía nam Đà Nẵng (bến xe phía nam Đà Nẵng) có diện tích 63.120 m2 do tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư xây dựng tại thôn Quá Giáng 2 (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang). Sau hơn 18 tháng thi công, công trình hoàn thành giai đoạn 1 (tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng), đưa vào khai thác vào tháng 9/2012. Sau 2 năm khánh thành, đến nay Bến xe Đức Long Đà Nẵng (còn gọi Bến xe phía Nam) vẫn chưa có đơn vị vận tải nào đăng ký tham gia khai thác. chỉ có 1 tuyến  Đà Nẵng-Bình Định, với 1 xe loại 16 chỗ ngồi hoạt động. 

 Bến xe Đức Long Đà Nẵng tọa lạc trên diện tích trên 63.000m2 tại thôn Quá Giáng 2, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang. Công trình có tổng đầu tư là 150 tỷ đồng.

Trước đó, Tập đoàn Đức Long Gia Lai đầu tư bến xe khách phía Nam theo chủ trương mời gọi đầu tư xã hội hóa bến xe của TP.Đà Nẵng với số tiền lên đến 150 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vướng mắc về cơ chế của thành phố nên bến xe đến nay hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân là do TP. Đà Nẵng vẫn giữ nguyên bến xe trung tâm thành phố tại quận Cẩm Lệ mà không di dời xây dựng bến xe phía Bắc tại quận Liên Chiểu theo đúng quy hoạch trước đó. Đồng thời TP. Đà Nẵng tiếp tục cho thuê đất 50 năm để bến xe trung tâm tiếp tục hoạt động tại đây. Chính vì vậy, bến xe phía Nam không thể thu hút xe khách vào bến, bởi cách xa trung tâm đếm hơn 13km.

Ghế chờ nhiều, đẹp... nhưng chỉ để làm cảnh.

Hiện nay, tại Bến xe phía Nam không có các tuyến xe hoạt động. Hệ thống phòng điều hành đóng cửa, chỉ có một vài nhân viên bảo vệ làm việc và mấy doanh nghiệp thuê mặt bằng làm nơi tập kết hàng hóa. Trong bến xe chỉ có một số xe buýt trợ giá Đà Nẵng đậu đỗ nhưng không hoạt động từ nhiều tháng qua.

Ông Phạm Lợi - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải và Quản lý Bến xe Đà Nẵng cho hay, hiện ông đang là đại diện quản lý của Bến xe phía Nam. Ông Lợi cho rằng một trong những nguyên nhân khiến Bến xe phía Nam vắng khách là do bến xe nằm xa đường nên xe khách chưa vào. Đặc biệt, chủ đầu tư - Công ty CP Đức Long chưa hoàn thành thủ tục nên chưa có xe vào.

Hiện toàn bến xe có 5 người vừa trông coi, quản lý và dọn vệ sinh, bảo vệ tài sản, trong khi trước đây là 30 người.

Đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Đà Nẵng phân tích việc mở các tuyến xe ở phía nam sẽ gây ra 3 khó khăn: Xuất hiện thêm nhiều xe dù bến cóc và điểm đen tai nạn giữa 2 bến xe; giảm lợi nhuận doanh nghiệp do đi lại nhập nhèm và làm tăng chi phí hành khách khi phải đi xa thêm 10 km. Hơn nữa, cạnh bến xe Đức Long có bến xe Trung tâm ở phía bắc với công suất 1.500 xe xuất bến/ngày đêm, nhưng chỉ mới khai thác được khoảng 350 xe xuất bến/ngày đêm.

Hằng ngày, hàng trăm xe khách vẫn "lạnh lùng" đi qua bến xe này nhưng không có xe nào ghé lại.

Theo lãnh đạo của bến xe, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do UBND TP Đà Nẵng không thực hiện đúng quy hoạch, không phân luồng xe khách phía Bắc và phía Nam khiến tất cả các xe khách hiện nay tới Đà Nẵng đều đỗ ở bến xe Trung tâm Đà Nẵng. Cụ thể, thay vì được phân đúng luồng tuyến đã quy hoạch cho Bến xe phía Nam, tháng 11.2012, UBND TP.Đà Nẵng có văn bản chỉ đạo không đồng ý điều chuyển một số hoạt động vận tải khách từ Bến xe Trung tâm Đà Nẵng về Bến xe phía Nam.

Tháng 6/2013, UBND TP.Đà Nẵng có văn bản chỉ đồng ý cho các phương tiện xe tải, xe container và các đơn vị vận tải tuyến cố định có nhu cầu đăng ký mới, vào khai thác Bến xe phía Nam. Đồng thời, giao chủ đầu tư tự vận động, kêu gọi các doanh nghiệp đăng ký vào hoạt động tại bến. Tuy nhiên, đến nay số nhà xe và các loại xe đều không vào bến xe này để hoạt động vì nhiều lý do đã nêu trên.

NHUẬN MẪN- ĐỨC HUẤN

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.