Đề xuất giải pháp phục hồi hệ sinh thái sông Tô Lịch trong khát vọng biến thành công viên lịch sử - văn hóa- tâm linh trên đất Thăng Long- Hà Nội

​MTXD - Sông Tô Lịch trước đây vốn là một dòng sông trong xanh, mát mẻ, cùng với cảnh quan thiên nhiên rất đẹp ở hai bên bờ tạo thành một lưu vực sông sầm uất đã gắn bó lâu đời cùng với người dân Hà Nội, đặc biệt là với người dân sinh ra và lớn lên hai bên bờ sông.

MTXD - Sông Tô Lịch trước đây vốn là một dòng sông trong xanh, mát mẻ, cùng với cảnh quan thiên nhiên rất đẹp ở hai bên bờ tạo thành một lưu vực sông sầm uất đã gắn bó lâu đời cùng với người dân Hà Nội, đặc biệt là với người dân sinh ra và lớn lên hai bên bờ sông. Song trong quá. trình phát triển đô thị hóa, Sông Tô ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng đã làm mất đi cảnh quan sinh thái và chức năng vốn có của nó. Chính vì vậy, với ước nguyện cống hiến hồi sinh lại các giá trị lịch sử, văn hóa, dịch vụ vốn có của Sông Tổ Trường Nhật Việt JVE (JVE Group) đã đề xuất cải tạo sống trở thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch (Công viên Hữu nghị Việt - Nhật). Đây là việc làm có giá trị mang nội hàm khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn rất cao. Kỳ vọng nếu được thực hiện sớm băng các giải pháp tổng hợp - khoa học phù hợp sẽ mang lại lợi ích to lớn về môi trường kinh tế - văn hóa xã hội cho Hà Nội

Phối cảnh 3D nằm trong dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên văn hóa, tâm linh- Ảnh Internet

1. Vai trò chức năng vốn có của hệ sinh thái lưu vực Sông Tô đối với cuộc sống của cư dân Hà Thành

1.1. Sông Tô Lịch trước năm 1990

Hà Nội được coi là “Thành phố sông động vật đa dạng sinh học. quản lý bảo tồn, bảo vệ hồn với các cửa ô sông nước ở Bưởi Cầu Giấy - Đồng Lâm - Đống Mác (hay còn gọi là Ông Mạc). Các dòng sông ở Hà Nội đã từng phát huy chức năng dịch vụ đóng góp tích cực trong an ninh quốc phòng, trong đời sống kinh tế, trong văn hóa – xã hội và tâm linh của người dân Hà Nội [1] Sông Tô Lịch là một bộ phận năm trong hệ thống 3450 con sông, suối lớn nhỏ của Việt Nam. Nó là một thành viên quan trọng của hệ thống sinh thái đất ngập nước Việt Nam Việt Nam có 12 triệu hecta đất ngập nước. Sông Tô ngày xưa nằm trong một hệ thống giao thông đường thủy huyết mạch của đất Kinh kỳ, giao lưu văn hóa, sản vật làng nghề ven sống. Người Hà Nội gốc vẫn còn lưu giữ trong tâm can hai câu ca dao mang đậm nét trữ tình:

Nước sông To vừa trong vừa mát /Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh [2]

Theo công trình nghiên cứu của TS Nguyễn Kim Sơn - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, trước đây nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thời gian trước năm 1990, trên mặt Sông Tô Lịch có nhiều bèo tây, bèo tấm, rau muống. Đây là những loài 122 Theo khảo sát của GS TSKH thực vật có tác dụng hấp thụ chất bản NGND Phạm Ngọc Đăng - Phó Chủ tịch vô cơ, hữu cơ góp phần làm sạch thủy Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường vực Vì ở sông có nhiều loài tôm, cá’Việt Nam thì Sông Tô Lịch trước đây nên thời gian này, cộng đồng dân cư sống trên lưu vực còn dùng thuyền, bè nhỏ đi bắt cá, tôm, cua, ốc hầu như không còn thấy bóng dáng của Nhưng sau những năm 1991, về sau cá trên sông do ô nhiễm môi trường từ nước thải của các khu dân cư và khu công nghiệp khiến dòng sông trở nên đen ngòm [10]

1.2. Sông Tô Lịch sau thập kỷ 1990

1.2.1 Nước Sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, xí nghiệp sản xuất, cơ sở y tế, bệnh viện, trường học. chưa qua xử lý, để thăng xuống sông chảy qua 6 quận, huyện Ba Đình, Cầu Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai Thanh Trì với chiều dài sông khoảng 14km. Đây là địa bàn đồng dân cư, giao thông sầm uất, dịch vụ, thương mại, trưởng học rất đa dạng. Dòng sông nơi đây hứng đu các loại nước thải, chất thải rắn có các chỉ số hàm lượng cao như: Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD), Nhu cầu oxy hóa học (COD), Nitơ, Phốt pho và nhiều loại dầu mỡ kim loại nặng khó phân hủy, thêm vào đó là các loại túi ni lông cùng nhiều chủng loại virus, vi khuẩn, coliform đã ảnh hưởng đến mỹ quan, môi trường sống và sức khỏe của cộng đồng.

1.2.2.Theo khảo sát của GSTS KH. NGND Phạm Ngọc Đăng – Phó chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thì sông Tô Lịch trước đây là một dòng sống sạch, trong mát, cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, nay đã biến thành kênh thoát nước thải chưa qua xử lý với các chất ô nhiễm hữu cơ vượt quá tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng BOD cao hơn gấp 3,1 lần giới hạn cho phép nhiều loại khi độc như NH, CH, H.S bốc mùi hôi khó chịu, mặt nước biển. thành màu đen [3]

12 3 Việc làm “chết” dòng Sông Tô Lịch không những tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, các loại sinh vật. sống trong sông. Đặc biệt nó ảnh hưởng tới tất cả cộng đồng sống xa lưu vực, cộng đồng vùng hạ lưu sông làm thay đổi cấu trúc thành phần các loài thủy sinh, làm thay đổi nhịp sống, tập tính luân chuyển của nhiều loài cá, loài ếch nhái, loài chim. Và điều không kém phần quan trọng đó là việc làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của dòng sông tạo điều kiện cho các loài sinh vật ngoại lai xâm nhập vào hệ sinh thái lưu vực sông như Ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cá dọn bể...

Trong báo cáo tổng hợp của UBND Thành phố Hà Nội ngày 06-42020 đã nếu Các lưu vực sông đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cùng với quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế nhanh đã tạo sức ép về ô nhiễm môi trường nhất là các lưu vực các dòng sông trong đó có Sông Tô Lịch, dòng chảy trên sông không đáp ứng được khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm và thành phố đã tăng cường quản lý vệ sinh môi trường, nạo vét duy tu các hệ thống thoát nước [5]

Sông nước là hồn của đất - đất và nước hội tụ làm nảy mầm mọi sự sống Nước trong các dòng sông vốn trong xanh - mát mẻ không chỉ là vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên mà là nền tảng khỏe mạnh cho sinh thái lưu vực. Trái qua hàng ngàn năm với hệ sinh thái lưu vực Sông Tô luôn âm thầm lặng lẽ dáng hiến cho đời qua bao nhiêu thế hệ bởi bốn chức năng tự nhiên vốn có, bao gồm:

Chức năng hỗ trợ. Bảo tồn, nuôi dưỡng, phát triển đa dạng sinh học, tích lũy trầm tích, sản sinh chất dinh dưỡng nạp - tích trữ nước ngầm, giữ độ ẩm lưu vực, giao thông kết nối - phát triển kinh tế giữa các địa phương

* Chức năng cung cấp. Thực phẩm thuốc chữa bệnh, ươm nuôi nguồn giống thực vật, động vật, nguồn nước ngọt.

* Chức năng điều tiết. Điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, lọc nước, thoát nước mưa thiên nhiên.

*Chức năng văn hóa. Vui chơi, hưởng thụ không khí, phong cảnh, trải nghiệm, giáo dục cảm hứng, giá trị mỹ học, du lịch văn hóa, không gian sáng tạo. Ngoài ra, còn có yếu tố Tâm linh làm giàu tinh thần, mối quan hệ xã hội - mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

Sông Tô Lịch ngày xưa cũng là một hệ sinh thái năm trong các lưu vực ven sông, hồ đã tích lũy - phát triển tài nguyên đa dạng sinh học rất có giá trị không những cho cuộc sống mà còn có vai trò không nhỏ trong cân bằng sinh thái, giải quyết chống ô nhiễm đất, nước. Với sự hiện diện của nhiều loài tảo lam, tảo mắt, bèo, các loài cỏ là nền tảng cho sự tồn tại phát triển của hệ động vật không xương sống (động vật nổi, động vật đáy, các loài ốc, loài cá, tôm, cua lưỡng cư, bò sát, các loài chim, côn trùng) [4]

Lưu vực Sông Tô Lịch cũng là một địa bàn có rất nhiều di tích lịch sử, chùa chiền, miếu mạo và nhiều di sản tự nhiên như các cây bóng mát, cây cổ thụ, trong đó có nhiều cây có tuổi thọ rất cao như cây sanh hơn 600 năm tuổi ở Đình Cổng Vị - Phường Cống Vị, Quận Ba Đình Nơi sát Sông Tô có ba cây. Cây Đa, cây Đại hoa trắng và cây Sanh hơn 300 năm tuổi tọa lạc tại Đình Quân Đội - Phưởng Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy đã được gắn bia vinh danh là cây di sản Việt Nam. Màu xanh của cây cối, màu xanh của dòng sông đã góp phần hình thành những phong cảnh thơ mộng hữu tỉnh, quần cư nông nghiệp ven sông đồng đúc, an bình, hưng thịnh.

Tóm lại, Sông Tô Lịch ngày xưa đã từng là dòng sông trong xanh với dòng chảy êm ả uốn lượn, quanh co qua các đường làng hẻm pho, đã đi qua biết bao nền văn hóa, chứng kiến và tích tụ biết bao nhiêu nỗi vui buồn, thăng trầm của quá trình lịch sử phát triển Hà Nội trái qua hơn 1010 năm. Nó đã hòa vào dòng chảy của cuộc sống người Hà Thành từ buổi bình minh cho đến thời hiện đại. Người Hà Nội sẽ tự hào về những gì mà dòng sông đã cống hiến. Mặt khác, họ cũng phải đau xót, thương yêu khi dòng sông phải gánh chịu bởi van nạn ô nhiễm, lấn chiếm, ngăn cản dòng chảy biển nó trở thành dòng sông “cher" như ngày nay.

Sông Tô Lịch bị ô nhiễm- Ảnh: Internet

2. Nguyên nhân làm triệt tiêu các chức năng hệ sinh thái tự nhiên vốn có của lưu vực Sông Tô Lịch

2.1. Trước hết là do ý thức của con người chưa coi trọng giá trị to lớn của dòng sông với cuộc sống. Con người đã hành động và đối xử tàn tệ với dòng sông, xâm lấn, xa các loại rác thải, nước thải ra dòng sông. Từ đó, làm tắc, thu hẹp dòng chảy, làm cho dòng sông từ màu xanh trợ thành màu đen hội bẩn.

Theo đánh giá của ông Lê Diên Dục và ông Hoàng Văn Thăng - Viện Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Song song với quá trình đô thị hóa đã biến nhiều dòng sông như Sông Tô Lịch là một vùng đất ngập nước quan trọng ở Hà Nội bị san lấp, suy thoái cả về số lượng và chất lượng nước, nước thải các loại chưa qua xử lý để thăng xuống Sông Tô biến dòng sông vốn trong xanh trở thành dòng sông chết [6]

2.2. Công tác quản lý tổng hợp, hệ thống lưu vực Sông Tô Lịch chưa được coi trọng đã bỏ qua các điều kiện, đặc điểm, yếu tố tài nguyên nước của dòng sông mang tính liên vùng từ thượng nguồn cho đến vùng hạ lưu, kết nối với lưu vực Sông Kim Ngưu, Sông Sét, Sông Lừ, Sông Nhuệ, Sông Đáy. Chưa quan tâm đánh giá đích thực vai trò, chức năng vốn có của hệ sinh thái Sông Tô đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội - môi trường ở Hà Nội nói chung và trên lưu vực hai bên bờ sông đi qua.

2. 3 . Thiếu sự liên kết chặt chẽ đồng hành giữa các cấp chính quyền quận, huyện, xã, phường trong việc quản lý, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên hiện hữu đặc biệt tài nguyên nước qua thời gian dài, hậu quả đã làm suy giảm thậm chỉ làm triệt tiêu các chức năng tự nhiên vốn có của hệ sinh thái là hệ lụy ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cộng đồng - đến môi trường, cảnh quan của Thủ đô.

2.4. Việc thực thi luật pháp, các quyết định, quy định của Nhà nước, thành phố, quận, huyện chưa nghiêm. Nó chưa có chế tài đủ mạnh phù hợp trong việc giám sát, kiểm tra và quản lý hiệu quả nhu mong muốn.

2.5. Chưa có cơ chế, chính sách đồng bộ để khơi dậy phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân cư đã và đang sống, sinh cơ lập nghiệp trên lưu vực sông. Để từ đó, người dân có ý thức gìn giữ, bảo vệ đất, nước và tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên do con người làm ra với cơ chế phát triển bền vững

3. Đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc hồi sinh hệ sinh thái lưu vực. Sông Tô Lịch để trở thành một Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh (Công viên Hữu nghị Việt - Nhật) như mong muốn của JVE Group đề xuất

Theo tôi nghĩ, khát vọng, cống hiến của JVE Group là hoàn toàn phù hợp với chủ trương - chính sách của lãnh đạo Thành phố và cũng là sự mong muốn của người Hà Nội, trong đó có người dân đang sống hai bên bờ Sông Tô Lịch và các vùng liền kề

Để dòng sông, hệ sinh thái lưu vực Sông Tô được hồi sinh, được phát triển phục vụ lại chính cho nội tại của dòng sông và của con người thì điều quan trọng nhất phải thể hiện từ ý thức cho đến hành động của con người. Vì vậy đề nghị

3.1. Giải pháp cộng đồng phải là ưu tiên

Nâng cao thường xuyên nhận thức của cộng đồng sống trên lưu vực Song Tô và vùng phụ cận về vai trò chức năng các dịch vụ vốn có của hệ sinh thái sông (cả trên mặt nước và vùng trên bờ) trong cuộc sống hiện nay và mai sau đời đời bền vững, phải biết khơi dậy và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng, xử lý tốt nguồn nước thái xuống sông và hai bên bờ sông, phải bảo vệ nguồn nước thật sạch, như bảo vệ sự an bình cho mình cho xã hội, phải thực hiện lời dạy của Bác Hồ vô vàn kính yêu.

Dễ trăm lần không dân cũng chịu / Khó vạn lần dân liệu cũng xong

-Hãy lắng nghe nguyện vọng của người dân. Lồng ghép quy trình quản lý - khai thác - phát huy các giá trị của hệ sinh thái lưu vực Sông Tô Lịch hỏa trong dòng chảy phát triển của hệ sinh thái đỗ thị, sinh thái công nghiệp, hệ sinh thái văn hóa

- Biết ơn, tôn trọng mọi ý nghĩa, mọi hành động bất kỳ ai, bất kỳ một tổ chức nào biết cống hiến cho sự phục hồi, làm sống lại dòng sông để phục vụ cho xã hội hôm nay và mai sau. Đó là hành động trí ăn những bậc tiên nhân đã có công khám phá ra đất và nước của dòng sông mang tên “Tô Lịch”, Thần Tô Lịch [7] - Một con người vĩ đại biết quý trọng đất và nước. Nước là linh hồn của đất và là nền tảng cơ bản cho mọi sự sống trên cõi đời này Cần tôn trọng phương chấm Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân tham gia đóng góp. Thành lập các đội tuần tra tự nguyện trên sóng bởi các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn 6 quận huyện - phường, xã mà dòng sông chảy qua. Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ hội người cao tuổi, đoàn thanh niên vv…

3.2 Giải pháp về chính sách, chủ trương

3.2.1. Phải để ra các chính sách - cơ chế cụ thể phù hợp trong việc quy hoạch xây dựng các giải pháp và quy định đồng bộ nhằm ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm nguồn nước, làm cản trở sự lưu thông của dòng chảy môi trưởng lòng sống. Cải thiện chất lượng hệ sinh thái lưu vực Sống To băng các văn bản pháp luật, các quy định về bảo vệ môi trường luru vire song.

. Tăng cường năng lực, trang thiết bị hiện đại cho các cán bộ phường, xã, quận huyện có chức năng quản lý giám sát môi trường lưu vực Sống Tổ.

Hình thành xây dựng các hương ước, quy ước làng xã, phường, tổ dân phó trong việc bảo vệ hệ sinh thái dòng sông xanh - sạch - đẹp.

Sử dụng các công cụ kinh tế và các chế tài đủ mạnh nhằm đáp ứng cho công tác bảo vệ sức khỏe của dòng sông và hai bên bờ.

3.2.2 Cần trao đổi, lắng nghe, phối hợp thật chặt chẽ với các cơ quan ban ngành của Hà Nội đặc biệt là Sở Xây dựng đang triển khai Dự án hệ thống xứ lý nước thải Yên Xá Thành phố Hà Nội Trong thời gian qua, lãnh đạo Thành phố qua các thời kỳ, qua nhiều thế hệ đều luôn trăn trở, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, phòng tránh ô nhiễm ủng ngập trong đó có vấn đề làm hồi sinh các dòng Sông Tô Lịch, Sông Kim Ngưu, Sông Lừ, Sông Sét, Sông Nhuệ, Sông Đáy. Chính vì vậy, việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE để xuất dự án làm hồi sinh lại sức sống vốn có của Sông Tô trở thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh (Công viên Hữu nghị Việt – Nhật) nhằm phục vụ cho cộng đồng người Việt, bạn bè Quốc tế. Đó là việc làm cụ thể mang nội hàm khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn. Nó góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như của Thành phố Hà Nội về vấn đề bảo vệ môi trường trên mảnh đất nghìn năm văn hiến.

3.3. Giải pháp khoa học - công nghệ

3.3.1. Xử lý tận gốc mùi hôi thối và nguồn gây ô nhiễm ở bên trong và bên ngoài từ mùi bùn đáy, chất ô nhiễm hữu cơ Dự án đề xuất sử dụng Công nghệ Bio-Nano Nhật Bản để phân hủy tận gốc toàn bộ chất hữu cơ, khí độc như NH3, CH4, H2S ở tầng đáy là yếu tố gây ra mũi hỏi thôi [8] Công nghệ Bio-Nano được phía Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE đã thị Lịch (phan đầu Đường Hoàng Quốc Việt điểm thành công ở một đoạn Sông Tô cạnh góc Đường Bưởi) và một góc khu vực Hồ Tây. Tác giả và một số nhà khoa đã được chứng kiến thực tế kết quả trên học thuộc lĩnh vực môi trường, thủy lợi hiện trường vào khoảng năm 2019 đầu năm 2020 Từ đây, tôi suy nghĩ nó là công nghệ phù hợp với điều kiện ở Việt Nam - công nghệ bảo đảm cơ sở khoa học để tiến hành làm sống lại dòng Sông Tổ vào thời gian tới.

3.3.2. Để giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt từ các khu phố dọc theo Sông Tô Lịch điều quan trọng là phải tăng cường xây dựng hệ thống cống thoát nước công cộng đồng thời phải xây dựng công trình xử lý nước thải tại một số địa điểm thích hợp băng phương pháp ô xy hóa khử (clo), băng công nghệ sinh học, hoặc phương pháp tuần hoàn tự nhiên.

3.3.3. Xây dựng công nghệ làm sạch, vệ sinh các bể, hổ tự hoại, thường xuyên làm vệ sinh các đường ống, bể tự hoại từ những khu dân cư khu sản xuất sẽ góp phần ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước thải.

3.3.4. Nhà máy xử lý nước thải áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng các phương pháp lý - hóa - sinh Công nghệ AAO" Anaerobic (Kỵ khí) - Anoxic (Thiếu khí) . Oxic (Hiểu khi). Đây là một công nghệ kết hợp ba hệ vi sinh kỵ khí (hay còn gọi là yếm khi), thiếu khí và hiểu khi xử lý các loại nước thải trước khi đồ vào sông, đồng thời sử dụng màng lọc sinh học MBR (Membrane Bioreactor) là công nghệ xử lý với sự kết hợp giữa công nghệ màng lọc với công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sinh học hiếu khí (9)

3.3.5. Giải pháp bố cập nước cho Sông Tô Lịch. Đây là vấn đề rất quan trọng trong việc cân băng lượng và chất. lượng nước của dòng sông. Làm thế nào để độ sâu của sông được đảm bảo ít nhất. 3 - 4 mét, chiều rộng sông phải từ 35 - 45 mét. Việc nạo vét lòng sông và kẻ hai bên bờ sông cần cân nhắc kỹ lưởng - giữ một số lượng bùn, trầm tích ở đây vì đây là môi trường sống của nhiều loài sinh vật, nhất là các chung vi sinh vật có lợi. Cần bảo đảm độ thông thoáng tạo điều kiện cho các loài thực vật, động vật ở đẩy hoạt động - sinh sản.

3.3.6. Giải pháp tiêu, giữ nước mưa Hà Nội năm trong vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10 Trong mùa mưa lượng nước mưa chiếm khoảng 65 90% Vì vậy việc tích nước, bảo vệ nguồn nước mưa sạch là vô cùng quan trọng là một giải pháp khoa học và công nghệ mang tinh chiến lược.

3.3.7. Bảo vệ cây cổ thụ, các thảm cỏ trồng thêm các loại cây xanh, các loại hoa tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp Chọn các loại cây trồng phải phù hợp với đặc điểm điều kiện thổ nhưỡng trên lưu vực ven sông. Trên sống trong các loại cây có khả năng làm sạch nước như bè thủy sinh, sậy, điền thanh. Các thảm cỏ, thảm cây xanh không những tạo phong cảnh đẹp mà còn góp phần ngăn chặn tiếng ổn, hạn chế ô nhiễm bụi, ô nhiễm không khí, hấp thụ CO., và là môi trường thu hút các loài chim, các loài côn trùng tạo môi trường sinh động trên lưu vực

 3.4. Giải pháp hợp tác Quốc tế

- Việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nước trên Thế giới là vô cùng cần thiết, hữu ích như chúng ta đã biết trên Thế giới kể từ sau Hội nghị Dubin và Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), còn được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio de Jancro được tổ chức năm 1992, phần lớn các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Pháp. họ đều quan tâm đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước lấy việc lưu vực sống làm đơn vị quy hoạch quản lý Ngoài ra, họ còn quan tâm đúng mức đến việc cải tạo các dòng sông bị ô nhiễm băng những công nghệ khoa học và băng chính sách, kết quả đã mang lại lợi ích như mong muốn. Việc xử lý ô nhiễm nguồn nước, bùn đáy bằng công nghệ Bio - Nano mà JVE Group đã và định áp dụng làm hồi sinh lại Sông Tô Lịch trong thời gian tới là một ví dụ, đồng thời tạo dựng lại những chứng tích lịch sử, tâm linh phục vụ cho du lịch khám phá, du lịch giải trí, du lịch tri ân mà Hàn Quốc đã từng làm rất thành công

-Việc hồi sinh lại dòng sông lưu vực Sông Tô Lịch nếu được trao đổi giúp đỡ của bạn bè Quốc tế, đặc biệt là phía Nhật Bản sẽ là việc rất tốt, giúp cho Thủ đồ sớm hoàn thành được chủ trương và sự mong muốn của cộng đồng.

Kết luận

Giờ đây, khi nhìn thấy dòng sông này tôi nhớ lại cách đây 65 năm, lúc đó tôi đi trên đồng Sông Moskva tôi thấy đẹp lắm, người Nga đã làm được thì chắc chắn người Việt Nam ta cũng sẽ làm được và tôi nghĩ Dự án này sẽ làm được như thế. Việc tìm ra các giải pháp mạng tính tổng thể để hồi sinh Sông Tô Lịch biến lưu vực Sông Tô trở thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh như đề xuất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (JVE Group) đề xuất là một suy nghĩ sáng tạo - trách nhiệm - minh bạch nhằm cống hiến góp cho cảnh quan, môi sinh của Thủ đô ngày càng đẹp đề tươi đẹp hơn. Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội - bảo vệ môi trường bền vững Thủ đô Hà Nội - Thủ đô ngăn năm văn hiến và anh hùng, hảo hoa và thanh lịch; Thủ đô của của lương trị và phẩm giá con người; Thành phố vĩ hòa bình. Thành phố sáng tạo - Trái tim của đất nước Việt Nam ta. Việc xúc tiến các thủ tục để đầu tư và triển khai Dự án này trong thời gian tới còn góp phần chào mừng Dấu mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao Hữu nghị Việt + Nhật ngày càng phát triển (21/9/1973, 21/9/2023).

Giáo sư Tiến sĩ khoa học Đặng Huy Huỳnh

(nguyên là Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công)

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Quang Hải, Trần Thanh Hà (2010) Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội, Hội thảo khoa học Quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Ngô ĐHQG Hà Nội.

2. IS Nguyễn Hoàng Điệp (2020) Thủ đô Hà Nội cần có con đường gốm sứ Bưởi - Cầu Giấy. Bảo Đại đoàn kết.

3. Phạm Ngọc Đăng (2010) Biến đổi môi trường trong quá trình đô thị hóa

Thủ đô Hà Nội. Hội thảo khoa học Quốc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nxb ĐHQG Hà Nội.

Hòa (2010) Bảo tồn và phát huy tai 4 Đặng Huy Huỳnh, Trần Nghĩa nguyên đa dạng sinh học - Hà Nội, Hội thảo khoa học Quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nxb ĐHQG Hà Nội.

5. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2020) Báo cáo tổng hợp trả lời ý kiến cử tri sau kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.

6. Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực (2010) Quản lý và bảo tồn đất ngập nước Hà Nội. Hội thảo khoa học Quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Nxb ĐHQG Hà Nội.

7 Lê Văn Lan - PGS Sử học (2019) Nhà sử học Lê Văn Lan kể chuyện Sông Tô Lịch 2000 năm.

8. Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (2019) Báo cáo kết quả thí điểm xử lý ô nhiễm trên một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Bia-Nano Nhật Bản,

9. Khuất Thị Hồng. Nhà nghiên cứu (2021) Đánh giá công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tại trạm xử lý nước thải Đồng Công Thị xã Sơn Tây - Hà Nội Tạp chí Môi trường - Chuyên đề IV TCMT - BỘ TN&MT

10. Nguyễn Kim Sơn (2005) Đánh giá môi trường nước bằng chỉ số tổ hợp sinh học và chỉ số đa dạng sinh học dựa vào thành phần loài cá thu được ở Sông Nhuệ và Sông Tô Lịch, Hội thảo Quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Ngô Nông nghiệp Hà Nội.

 

 

 

 

 

 

Các tin khác

Triệu con tim hòa cùng nhịp đập !
Triệu con tim hòa cùng nhịp đập !

MTXD - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc đã chứng kiến lớp lớp thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, thương nòi; với ý chí kiên cường, bất khuất và lòng thủy chung, nhân hậu đã không tiếc máu xương, công sức của cải để giữ gìn độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc

Bãi bồi giữa sông Hồng – Có thể trở thành không gian sáng tạo đặc thù: Công viên nông nghiệp đô thị của Hà Nội?
Bãi bồi giữa sông Hồng – Có thể trở thành không gian sáng tạo đặc thù: Công viên nông nghiệp đô thị của Hà Nội?

​1. Dẫn nhập Thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến...

Bình yên ở một xã ven biển Nam Định
Bình yên ở một xã ven biển Nam Định

​MTXD - Giao Xuân là một xã ven biển của huyện Giao Thủy (Nam Định) nên người dân nơi đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nuôi trồng, khai thác hải sản. Nhiều năm trước, nghề nuôi ngao là “thương hiệu” của xã, góp phần làm cho kinh tế nhiều hộ gia đình “khởi sắc”.

Bắc Giang tập trung đổi mới, nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư
Bắc Giang tập trung đổi mới, nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư

MTXD - Dưới sự sát sao và tập trung của các cấp, ban ngành, các hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) tại tỉnh Bắc Giang đã và đang được triển khai đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Công an tỉnh Bắc Giang trao nhà Đại đoàn kết
Công an tỉnh Bắc Giang trao nhà Đại đoàn kết

​MTXD - Sáng ngày 26/07, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với chính quyền xã Liên Sơn (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) tổ chức chương trình trao tặng hỗ trợ xây nhà “Đại đoàn kết" cho hộ gia đình bà Hoàng Thị Lừng là vợ liệt sỹ có chồng hi sinh trong chiến trường miền Nam.