Đến năm 2030 Thái Bình sẽ trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá

MTXD - Mục tiêu đến năm 2030, Thái Bình sẽ trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá, đến năm 2050 là tỉnh phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng, có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được

MTXD - Mục tiêu đến năm 2030, Thái Bình sẽ trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá, đến năm 2050 là tỉnh phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng, có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được bảo đảm.

UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức hội nghị công bố Quyết định Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1735/QĐ-TTg.

Phối cảnh Khu kinh tế Thái Bình - nơi dự kiến xây dựng sân bay Thái Bình - nằm trải dài ven biển ở phía Đông của tỉnh. Ảnh: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia

Theo nội dung quyết định quy hoạch mục tiêu đến năm 2030, Thái Bình sẽ trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá, đến năm 2050 là tỉnh phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng, có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được bảo đảm.

Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Bình

Để hiện thực hoá mục tiêu trên nông nghiệp vẫn được xác định là trụ cột quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời hướng tới xây dựng Thái Bình trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu của vùng đồng bằng sông Hồng.

Cụ thể, tập trung phát triển, hiện đại hóa sản xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất nông sản của tỉnh. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao.

Chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh; tạo mối liên kết ngành và liên kết vùng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả.

Đồng thời, xây dựng Thái Bình trở thành địa bàn trung chuyển và trung tâm phân phối hàng hóa của khu vực phía nam Đồng bằng sông Hồng cùng Bắc Trung Bộ.

Khuyến khích đầu tư mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới thương mại, phân phối hàng tiêu dùng, cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; phát triển thương mại điện tử, logistics…

Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối trong tỉnh và với các trung tâm kinh tế của vùng Duyên hải Bắc Bộ; đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch và chế biến phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Đối với sản xuất công nghiệp, xây dựng tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm công nghiệp theo hướng hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp, năng lượng hàng đầu vùng đồng bằng sông Hồng, đồng thời là địa bàn trung chuyển và trung tâm phân phối hàng hóa của khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

 Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trao Quyết định Quy hoạch tỉnh cho lãnh đạo Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Thái Bình. Ảnh: NH

Tập trung nghiên cứu phát triển điện gió, điện khí để tạo nguồn điện sạch và cân bằng lượng phát thải; nghiên cứu đầu tư Nhà máy chế biến Condensate; chuẩn bị mọi điều kiện để xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình.

Phát triển toàn diện Khu Kinh tế Thái Bình thành hạt nhân, là trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Tại hội nghị, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang lưu ý để thực hiện thành công quy hoạch tỉnh Thái Bình, cần phải hoàn thành tốt 8 nội dung gồm: tuân thủ, linh hoạt, đồng bộ và thấu hiểu.

Trong đó, phải tuân thủ những định hướng mà quy hoạch tỉnh đã đề ra cùng với các nhóm giải pháp thực hiện; linh hoạt trong thực hiện, nhất là trong những trường hợp cá biệt, cụ thể cần phải điều chỉnh cho phù hợp; quy hoạch được phê duyệt phải đồng bộ với hệ thống quy hoạch ở cấp dưới và những kế hoạch, đường hướng, mục tiêu cụ thể…; thấu hiểu là phải nắm rõ, hiểu rõ về quy hoạch để có thể tuân thủ thực hiện, linh hoạt và đồng bộ.

Vũ Lam

 

 

 

Các tin khác

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm
Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

​MTXD - Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện...

Xây dựng quy chuẩn quốc gia về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Xây dựng quy chuẩn quốc gia về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

MTXD - Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bãi chôn lấp chất thải rắn. Bộ cũng sẽ có hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.

Rà soát các công trình vệ sinh trong trường học, đảm bảo sức khỏe cho học sinh
Rà soát các công trình vệ sinh trong trường học, đảm bảo sức khỏe cho học sinh

MTXD - Các trường học trên cả nước phải thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, các công trình vệ sinh trong trường để nâng cao sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh.

Quản lý chặt khai thác vật liệu thi công tại các mỏ đặc thù
Quản lý chặt khai thác vật liệu thi công tại các mỏ đặc thù

MTXD - Bộ GTVT chỉ đạo các ban quản lý dự án phối hợp với địa phương siết chặt quản lý hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại các mỏ đặc thù được cấp phép phục vụ thi công các dự án giao thông.

Nhiều đột phá trong Luật Đất đai năm 2024 - Bài 1: 'Khơi thông' nguồn lực đất đai
Nhiều đột phá trong Luật Đất đai năm 2024 - Bài 1: 'Khơi thông' nguồn lực đất đai

​MTXD - Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 diễn ra ngày 18/1/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) hay gọi là Luật Đất đai năm 2024.