Di Linh – Lâm Đồng: Chính quyền cần siết chặt hoạt động khai thác đất

​MTXD – Tài nguyên khoáng sản là tài sản Quốc gia, việc quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản phải tuân thủ theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên tại xã Đinh Trang Hoà - huyện Di Linh vẫn còn tình trạng khai thác đất chưa đúng theo qui định của pháp luật.

MTXD – Tài nguyên khoáng sản là tài sản Quốc gia, việc quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản phải tuân thủ theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên tại xã Đinh Trang Hoà - huyện Di Linh vẫn còn tình trạng khai thác đất chưa đúng theo qui định của pháp luật.

Theo đó, ngày 23/8/2023, theo sự chỉ dẫn của người dân địa phương, PV Tạp chí Môi trường Xây dựng đã ghi nhận tại đoạn đường QL20 qua xã Đinh Trang Hoà xuất hiện nhiều điểm khai thác đất, máy đào đang liên tục múc đất lên xe ben để vận chuyển đi khắp nơi.

PV ghi nhận hình ảnh tại điểm khai thác.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, PV đã thông báo cho ông Bùi Ngọc Thọ (Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế UBND xã Đinh Trang Hoà ), ông Thọ sau khi nhận được thông tin của PV thì từ chối cung cấp thông tin, yêu cầu phóng viên phải có thẻ Nhà báo mặc dù phóng viên đã cung cấp giấy giới thiệu do cơ quan cấp cùng giấy tờ tuỳ thân đồng thời giải thích cho ông Thọ hiểu hơn về thẻ Nhà báo và giấy giới thiệu nhưng ông Thọ vẫn cố từ chối.

Sau đó PV có liên hệ với với ông Nhữ Văn Học (Chánh văn phòng UBND huyện Di Linh) để trao đổi về việc phóng viên có giấy giới thiệu cùng giấy tờ tuỳ thân thì có đủ điều kiện để liên hệ công tác chưa? Lời ông Học chia sẻ “không cần thẻ Nhà báo, có giấy giới thiệu này là được”

Chiều cùng ngày, tại điểm ghi nhận việc khai thác PV có gặp được người tự xưng là chủ đất. Trích dẫn lời “hôm vừa rồi xã vào bảo không múc nữa mà đứa nào nó vô nó múc ấy mà”… Vậy hành vi này là trái qui định của pháp luật cần xem xét làm rõ về việc có dấu hiệu tự ý huỷ hoại tài sản của người khác.

“Theo Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (ban hành kèm theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 4/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ); Luật Báo chí sửa đổi 2016 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017), trong đó Khoản 3, Điều 6 về Nội dung quản lý nhà nước về báo chí quy định rõ hai vấn đề: “Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí”. Như vậy cung cấp thông tin cho báo chí là vấn đề luật định. Và nội dung này tiếp tục được làm rõ tại Nghị định 09/2017/NĐ-CP (Nghị định) do Chính phủ ban hành ngày 9/2/2017 quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.

PV đến liên hệ làm việc tại UBND xã Đinh Trang Hoà

Tuy nhiên, theo Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 đã quy định bảo vệ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ nhà báo, phóng viên tác nghiệp bằng giấy giới thiệu của cơ quan báo chí. Cụ thể, tại Khoản 12, điều 9 Luật Báo chí sửa đổi năm 2016, quy định: Nghiêm cấm các hành vi “đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.

Ngoài ra, Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản cũng đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ nhà báo. Như vậy, có thể thấy rằng, danh xưng ''phóng viên'' và danh xưng ''nhà báo'' đều có trách nhiệm và quyền bình đẳng ngang nhau, đều được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp.

Chiếu theo khoản 1 Điều 7 159/2013/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí. Việc yêu cầu thẻ nhà báo, thẻ phóng viên và từ chối tiếp nhận thông tin của UBND xã Đinh Trang Hoà có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp.”

Cùng đó, căn cứ theo khoản 3, điều 18 Luật Khoáng sản 2010 quy định: UBND cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.

Vậy việc phối hợp kịp thời giữa UBND cấp xã với người dân trong phát hiện, ngăn chặn kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác trái phép trên địa bàn các xã, phường, thị trấn…

Nếu hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường mà không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản, tùy từng hành vi và mức độ sẽ bị xử phạt theo Điều 41 Nghị định 33/2017/NĐ-CP

“Điều 41. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản

1.Đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó thì xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.

2.Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó; thu hồi cát, sỏi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng nạo vét, khối lượng cát có thể thu hồi với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hoạt động nạo vét, khơi thông luồng lạch.

3.Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư nhưng sản phẩm khai thác không sử dụng để xây dựng công trình đó mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác, cụ thể như sau:

a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác; cho dự án, công trình khác;

b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.

4.Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản nhưng không sử dụng để xây dựng công trình của hộ gia đình, cá nhân hoặc xây dựng công trình của tổ chức đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này”.

Như vậy, ngay cả khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, thì UBND xã vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra, ghi nhận và phản hồi chứ không nhất thiết phải yêu cầu trái qui định của Luật đối với trường hợp trên.

Kính chuyển những thông tin trên đến Thanh Tra Sở Thông tin truyền thông tỉnh Lâm Đồng, UBND huyện Di Linh, Công an huyện Di Linh vào cuộc xác minh thông, xử lý vi phạm ( nếu có). Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý khoáng sản, môi trường ở địa phương.

Trần Đạt – Quang Huy

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.