Di Linh – Lâm Đồng: Dự án hồ chứa nước thôn 9 - Hòa Trung có thực hiện nghiêm túc quyết định của UBND tỉnh ?

MTXD - Sau 4 năm triển khai, Dự án hồ chứa nước thôn 9 tại xã Hòa Trung, huyện Di Linh chậm tiến độ, đội vốn hơn 20 tỷ đồng. Theo người dân địa phương, một phần nguyên nhân là do đơn vị chủ đầu tư (Ban QLDA đầu tư và xây dựng Công trình công cộng huyện Di Linh) cùng các đơn vị chuyên môn không thực hiện nghiêm túc theo quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng...

MTXD - Sau 4 năm triển khai, Dự án hồ chứa nước thôn 9 tại xã Hòa Trung, huyện Di Linh chậm tiến độ, đội vốn hơn 20 tỷ đồng. Theo người dân địa phương, một phần nguyên nhân là do đơn vị chủ đầu tư (Ban QLDA đầu tư và xây dựng Công trình công cộng huyện Di Linh) cùng các đơn vị chuyên môn không thực hiện nghiêm túc theo quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng...

Vừa qua, Tạp chí Môi trường Xây dựng nhận được thông tin liên quan đến Dự án hồ chứa nước thôn 9, xã Hòa Trung, huyện Di Linh được UBND tỉnh Lâm Đồng đang chậm tiến độ, gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, khiến người dân địa phương sống trong thấp thỏm.

Chị Nguyễn Trà G. ( người dân địa phương ) cho biết : “ có thời điểm em phải bế con, trong khi bụng bầu chạy bán sống... nếu không nhanh chân thì bị nước cuốn đi rồi...

Nhiều lần giữa đêm chị G. phải ôm con vượt rừng, giữ mạng...

Theo tìm hiểu, năm 2018, UBND tỉnh Lâm Đồng có chủ trương đầu tư xây dựng hồ chứa nước để phục vụ nhu cầu tưới tiêu, sinh hoạt cho nhân dân trong xã Hòa Trung. Trong năm 2020, các đơn vị chuyên môn huyện Di Linh đã tổ chức kiểm kê hiện trạng, ghi nhận diện tích đất, cây trồng và công trình kiến trúc có trên đất của 26 hộ dân còn lại với tổng diện tích ảnh hưởng là 12,1 ha (thuộc khu vực lòng hồ).

Đến ngày 22/1/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 02/2020/QĐ – UBND về việc ban hành quy định giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nên các đơn vị chuyên môn phải xây dựng lại đơn giá đền bù giá trị đất mới để trình UBND tỉnh phê duyệt.

Tại khoản 7, điều 2 Quyết định số 02/2020/QĐ – UBND nêu rõ : “ Đối với trường hợp trên một diện tích gieo trồng nhiều loại cây có chu kỳ sinh trưởng, sản xuất, kinh doanh khác nhau: Khi kiểm tra hiện trạng cần xác định rõ cây trồng chính, cây trồng xen, mật độ thực tế của từng loại cây trồng để đánh giá chuẩn xác về chất lượng cây trồng chính, cây trồng xen. Tổng chi phí bồi thường trên một đơn vị diện tích có trồng xen nhiều loại cây khác nhau bằng chi phí bồi thường của từng loại cây trồng cộng lại ( trên cơ sở số lượng, chất lượng và đơn giá của từng loại cây  qua đo đếm, kiểm tra hiện trạng thực tế), nhưng tối đa không lớn hơn 1,5 lần giá trị bồi thường tính theo cây trồng chính khi chồng chuyên canh trên diện tích đó.

Cá biệt trên một đơn vị diện tích gieo trồng chất lượng của cây trồng chính, cây trồng xen đều đạt loại A thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng  tính toán mức bồi thường thiệt hại cụ thể từng trường hợp và đề xuất Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Tài chính xem xét, có ý kiến  trước khi trình phê duyệt thực hiện..”

 Quyết định số 02/2020/QĐ – UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng

Trong khi đó, bà Bùi Thị D.(thôn 9, xã Hòa Trung, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng chia sẻ với phóng viên: “ngày 18/2/2020, đại diện cơ quan chức chuyên môn địa phương gồm bà Phạm Thị Hoàng Yến ( Phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Di Linh), ông Hoàng Trung Kiên ( đại diện chủ đầu tư), ông Bùi Văn Trọng ( PCT xã Hòa Trung) đã tiến hành kiểm tra hiện trạng và thống kê tài sản của gia đình chúng tôi, nhằm phục vụ cho Dự án xây hồ chứa nước thôn 9- xã Hòa Trung. Trong phần hoa màu cây trồng họ xác nhận rằng các cây trồng của chúng tôi đạt toàn bộ loại A, bảng chiết tính chi phí bồi thường do cơ quan kiểm đếm huyện Di Linh cũng công nhận điều đó...”

Với trường hợp của bà D., lẽ ra, đơn vị chủ đầu tư phải báo cáo đề xuất Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Tài chính xem xét, có ý kiến  trước khi trình phê duyệt thực hiện.

Toàn bộ cây của bà D đạt loại A, đơn vị chủ đầu tư có báo cáo đề xuất Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Tài chính xem xét, có ý kiến  trước khi trình phê duyệt thực hiện hay không ?

Thế nhưng, gia đình bà D.cho biết bản thân không hề hay biết chủ đầu tư có báo cáo các Sở theo đúng quy định hay không ?!

Trong khi đó, một số người dân địa phương vẫn bức xúc, khiếu kiện khắp nơi về cách thực hiện dự án.

Ông Khổng Văn Khiên, ở thôn 2, xã Hòa Trung :  “Tôi rất bức xúc vì  mình bị mất quyền công dân. Toàn bộ diện tích đất thu hồi của gia đình tôi nằm trong khu vực lòng hồ của Dự án, nhưng lại không hề được thông báo để mời họp, tôi chỉ có mảnh đất này để mưu sinh cuộc sống, toàn bộ những cây trồng có tuổi đời từ 6 – 20 năm tuổi (nguồn thu nhập chính của gia đình) bị gạt bỏ, không được xem xét đền bù nên tôi không biết sau khi bị thu hồi đất sẽ mưu sinh như thế nào?...”.

Tại trường hợp ông Lê Thanh Trung (theo tờ bản đồ thửa đất số 8, tờ bản đồ số 8, năm 1997) thì gia đình ông Trung đã xây dựng, cải tạo 01 mương nước để chống ngập úng. Thế nhưng tại lần kiểm đếm sau đó lại ghi với nội dung là “suối cạn”. Qua đó loại bỏ mọi công lao, tiền bạc, công sức cải tạo của gia đình ông Trung.

Để tìm hiểu sự việc, đưa đến cho độc giả cái nhìn khách quan, đa chiều, nhóm PV đã gửi nội dung đến các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng.

Sau đó, cơ quan văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng  phản hồi đã chuyển nội dung của Tạp chí để UBND huyện Di Linh trả lời theo quy định.

Liên hệ với UBND huyện Di Linh, chánh văn phòng UBND huyện yêu cầu Phóng viên cần gửi văn bản, công văn có nội dung làm việc để UBND huyện có cơ sở trả lời.

Tạp chí điện tử Môi trường Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

VIỆT HỒNG

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.