Di Linh – Lâm Đồng: Xác minh thông tin Trạm trộn bê tông nhựa nóng Thu Trang gây ô nhiễm môi trường

​MTXD - Bê tông nhựa nóng là hỗn hợp được trộn đều lẫn nhau theo tỷ lệ nhất định giữa các thành phần cốt liệu cát, đá dăm, bột khoáng. Trong quá trình trộn, hỗn hợp được sấy nóng và sau đó được trộn cùng nhựa đường theo thiết kế. Nhiệt độ khi trộn các hỗn hợp được khống chế từ 140 đến 160 độ C.

MTXD - Bê tông nhựa nóng là hỗn hợp được trộn đều lẫn nhau theo tỷ lệ nhất định giữa các thành phần cốt liệu cát, đá dăm, bột khoáng. Trong quá trình trộn, hỗn hợp được sấy nóng và sau đó được trộn cùng nhựa đường theo thiết kế. Nhiệt độ khi trộn các hỗn hợp được khống chế từ 140 đến 160 độ C. Tuy đạt được những bước tiến nhất định nhưng đây cũng là lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng và có nhiều tác động đáng lo ngại tới môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí do bụi và khí thải.

Theo thông tin người dân chia sẻ, tại khu vực trạm trộn Bê tông nhựa nóng Thu Trang (thôn 7, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ) xảy ra hiện tượng khói bụi vàng bốc lên trong khi trạm trộn này đang vận hành.

Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã có mặt ghi nhận tình trạng nhưng xử lý như thế nào thì những người này không rõ.

Khói bụi dày đặc khiến người dân lo ngại ( ảnh cắt từ clip người dân chia sẻ)

Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu tại một số trạm trộn  Bê tông nhựa nóng (BTNN), các loại cốt liệu được tiếp nhận và lưu trữ theo các bãi. Tại đây, bụi có thể phát tán vào môi trường không khí, đặc biệt trong thời tiết gió to và phát sinh trong quá trình xúc cốt liệu từ các bãi tập kết và đổ vào các phễu nhập liệu nguội. Tuy nhiên, do trước khi sấy, cốt liệu có độ ẩm nhất định, thường từ 3 đến 7%, vì vậy, tổng lượng bụi lơ lửng, đặc biệt là bụi PM10 phát tán vào môi trường không nhiều. Nguồn phát sinh bụi sau công đoạn sấy cốt liệu bao gồm sàng cốt liệu nóng, bin cốt liệu nóng, cân định lượng và máy trộn. Phát thải bụi PM10 từ những nguồn này thường lớn hơn nhiều lần so với các công đoạn trước khi sấy. Nguyên nhân là do sau khi sấy, độ ẩm của cốt liệu thấp kèm theo nhiều công đoạn vận chuyển cốt liệu trước khi vào buồng trộn với bitum.

 Quá trình đốt các nhiên liệu (dầu diesel, dầu FO, khí đốt tự nhiên…) nhằm cung cấp nhiệt cho cốt liệu và chất kết dính là nguồn phát sinh chủ yếu các khí thải. Thành phần của khí thải bao gồm: CO2, CO, SO2, NOx,VOC và các hợp chất hữu cơ độc hại. Quá trình sấy cốt liệu phát sinh lượng khí thải CO2 lớn nhất, chiếm 60÷70% tổng lượng khí thải carbon; trong khi đó gia nhiệt nhựa đường chiếm khoảng 14% và trộn hỗn hợp bê tông chỉ chiếm khoảng 11% tổng lượng khí thải CO2. Tổng lượng phát thải trong quá trình sấy cốt liệu và gia nhiệt nhựa đường và trộn hỗn hợp bê tông làm phát thải hơn 80% lượng khí CO2 trong toàn bộ quá trình chế tạo, do đó các quá trình này có tác động lớn nhất đến phát thải CO2. Các công đoạn còn lại có ảnh hưởng không lớn đến tổng phát thải khí CO2 (chiếm gần 20%). Điều này cho thấy, biện pháp giảm nhiệt độ sấy cốt liệu sẽ giảm lượng phát thải CO2 một cách hiệu quả nhất.

Vị trí đặt trạm trên đất nông nghiệp hay không ? có xây dựng các hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường như cam kết hay không ?

Lượng khí thải phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu tỷ lệ thuận với lượng nhiên liệu bị đốt cháy. Mặt khác, lượng nhiên liệu cần sử dụng trong quá trình chế tạo BTNN phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, các thông số kỹ thuật của thiết bị, loại nhiên liệu sử dụng, độ ẩm của cốt liệu và nhiệt độ cần gia nhiệt của cốt liệu và nhựa đường. Với cùng một công nghệ, cùng một thành phần thiết kế và cùng loại nhiên liệu như nhau thì lượng nhiên liệu tiêu thụ phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ cần gia nhiệt. Về mặt lý thuyết, nhiệt độ gia nhiệt càng cao thì mức tiêu thụ nhiên liệu càng lớn, tương đương với tải lượng phát thải khí ô nhiễm càng cao. Vì vậy, các nguồn phát thải khí ô nhiễm trong quá trình sản xuất hỗn hợp BTNN có thể được xác định một cách gián tiếp thông qua điều tra thành phần, lượng nhiên liệu và thiết bị máy móc ở các công đoạn khác nhau.

Loại béc đốt sử dụng trong tang sấy có ảnh hưởng trực tiếp đến khí thải từ việc đốt cháy nhiên liệu. Đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn trong béc đốt tang sấy làm tăng lượng khí thải CO và các hợp chất hữu cơ độc hại. Đầu đốt tang sấy có thể được thiết kế để hoạt động trên hầu hết mọi loại nhiên liệu, bao gồm khí tự nhiên, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), dầu nhiên liệu nhẹ và dầu nhiên liệu thải. Loại nhiên liệu và hàm lượng lưu huỳnh của nó sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng các khí thải. Khi sử dụng khí đốt tự nhiên để sấy cốt liệu thì lượng phát thải khí CO2 thấp hơn so với trường hợp sử dụng dầu FO. Khí tự nhiên với đặc tính “cháy sạch”, công suất tỏa nhiệt cao và hiệu suất cháy cao nên phát thải ít khí thải CO2 trong quá trình đốt. Để tạo ra cùng một nhiệt lượng như khí đốt tự nhiên, dầu FO sẽ phát sinh lượng khí thải lớn hơn do có thành phần hóa học phức tạp hơn, chứa nhiều hydrocacbon phân tử khối cao hơn và quá trình đốt cháy thường không hoàn toàn.

Trong công nghệ chế tạo bê tông asphalt nóng, bitum được gia nhiệt đến độ nhớt phù hợp từ 140-160oC với loại bitum quánh. Khi bị đun nóng, một số thành phần hydrocacbon nhẹ của bitum có thể bị bay hơi. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao có thể dẫn tới một số phản ứng hóa học như phản ứng oxy hóa làm thay đổi thành phần hóa học của bitum và phát thải một số chất ở dạng khí. Phát thải bitum được định nghĩa là hỗn hợp phức tạp của sol khí, hơi và khí từ bitum nóng và hợp chất khác của bitum. Trong đó, các thành phần dạng khí, bao gồm các khí, các hạt rắn, hơi ngưng tụ và giọt bitum lỏng, được gọi là hơi bitum (bitumen fume). Thành phần của hơi bitum khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ, quy trình sản xuất, quy trình thi công trải đường, sự hiện diện của chất phụ gia và chất biến tính. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bên cạnh các khí ô nhiễm thông thường, trong thành phần khói bitum thường xuất hiện các hợp chất thơm đa vòng (PAH) và các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) Bụi và những hợp chất này là nguyên nhân  dẫn đến các bệnh về phổi.

Để xác minh thông tin Trạm trộn bê tông nhựa nóng Thu Trang gây ô nhiễm môi trường, PV Tạp chí Môi trường Xây dựng đã liên hệ làm việc với chủ tịch UBND xã Hòa Ninh, vị này xác nhận có sự việc trên nhưng hướng dẫn phóng viên xuống làm việc với chủ cơ sở trạm trộn vì tại xã không giữ những hồ sơ liên quan đến cơ sở này.

Làm việc với  ông Nguyễn Trường Sơn, đại diện trạm trộn Bê tông nhựa nóng Thu Trang, người này cho biết có sự việc đó xảy ra nhưng cách đây đã lâu, do hệ thống bị hỏng màng lọc bụi, ngay sau khi đoàn kiểm tra của huyện và xã xuống thì đơn vị đã khắc phục tình trạng trên.

Ngoài ra, một số thông tin khác như vị trí đặt trạm trên đất nông nghiệp hay không ? Có xây dựng các hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường như cam kết hay không thì ông này khẳng định đầy đủ giấy tờ.

Tạp chí điện tử Môi trường Xây dựng sẽ tiếp tục tìm hiểu kết quả xử lý vi phạm của đơn vị này và thông tin đến độc giả.

Trung Thịnh

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.