Đi tìm nhiên liệu sạch, ít gây ô nhiễm, thân thiện với môi trường
MTXD - Trong những năm gần đây, khi mà biến đổi khí hậu ảnh hưởng rõ nét tới môi trường sống trên trái đất thì nguồn phát thải ô nhiễm đã được chú ý giảm thiểu, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than đá, dầu thô) ngày một hạn chế. Con người đang hướng tới sử dụng những dạng nhiên liệu bền hơn, sạch hơn, ít gây ô nhiễm môi trường sống hơn.
Việc đưa vào sử dụng và phát triển LNG tại Việt Nam đã và đang còn nhiều cơ hội cho ngành năng lượng Việt Nam, song thực tế có nhiều khó khăn, trở ngại để đưa vấn đề này trở thành hiện thực. Chính phủ và các cơ quan chức năng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của LNG trong bối cảnh phát triển năng lượng gắn liền với bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ thực trạng đó, ngày 24/01 tại Hà Nội, Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Hội thảo phát triển điện khí ở Việt Nam: Cơ hội và Thách thức”.
Toàn cảnh hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Mai Duy Thiện, Tổng Biên tạp Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam cho biết, theo Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu chuyển đổi 18 GW điện than vào năm 2030 thay thế bằng 14 GW điện khí LNG và 12-15 GW nguồn năng lượng tái tạo. Như vậy, đến năm 2030 sẽ phát triển 23.900 MW điện khí, tương đương tỷ trọng hơn 14,9% cơ cấu nguồn điện. Nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ tăng lên, đạt khoảng 14-18 tỉ m3 vào năm 2030 và khoảng 13-16 tỉ m3 vào năm 2045.
TS. Mai Duy Thiện phát biểu khai mạc Hội thảo.
Phát triển điện khí LNG góp phần bảo đảm cung cấp điện ổn định cho hệ thống, giảm thiểu phát thải khí nhà kính tác động đến môi trường; là nguồn dự phòng khi tỷ trọng của các nguồn điện năng lượng tái tạo tăng cao trong cơ cấu nguồn, không gặp tình trạng gián đoạn và phụ thuộc vào thiên nhiên như điện gió hay điện mặt trời. Nhiệt điện khí LNG cũng là giải pháp hạn chế phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than vốn chiếm tỷ lệ khả cao trong hệ thống hiện nay; đặc biệt, giúp ngành điện phát triển xanh hơn, góp phần thực hiện cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26 về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Cũng theo TS. Mai Duy Thiện, Hội thảo là dịp để các chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra những phân tích, nhận định và đánh giá tổng quan tiến trình phát triển điện khí nói riêng và phát triển năng lượng xanh, sạch và bền vững tại Việt Nam nói chung hiện nay. Nêu lên thực trạng, những cơ hội cũng như thách thức trong quá trình xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phát triển điện khí tại Việt Nam, từ đó có những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền, chức năng nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thu hút đầu tư vào các dự án điện khí.
TS. Vũ Quang Hùng, Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương.
Tham luận về một số giải pháp phát triển điện khí LNG, TS. Vũ Quang Hùng, Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương cho biết, nguồn khí từ các mỏ đang chuẩn bị phát triển có điều kiện địa chất phức tạp và/hoặc mỏ nhỏ cận biên, chất lượng khí không cao dẫn đến giá khí dự kiến cao và tiến độ đưa vào khai thác còn rủi ro.
Tổng nguồn điện khí hiện có sẽ chuyển đổi sang sử dụng LNG trong giai đoạn 2024-2030 là khoảng 4.380MW, sau 2030 là 2.700MW. Việc chuyển đổi sang sử dụng LNG sẽ tăng kinh phí đầu tư và gián đoạn đến sản xuất một giai đoạn nhất định.
Bên cạnh đó, hiện nay các tuyến ống dẫn khí từ kho LNG thiếu đồng bộ khi các khu công nghiệp được quy hoạch chưa tính đến dành hành lang cho tuyến ống dẫn khí đốt.
Do vậy, ông Hùng đưa ra giải pháp, cần duy trì ổn định khai thác khí nhằm nguồn cung cấp khí ổn định đồng thời nâng cao năng lực khai thác nhằm đảm bảo cung cấp cho các nhà máy điện khí đang họat động; Xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể cho vấn đề nhập khẩu LNG, hình thành thị trường LNG.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến giá và cơ chế giá; Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy định để hỗ trợ cho phát triển nhiệt điện khí, đảm bảo phát triển điện khí phù hợp với tình hình hệ thống điện; Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế quản lý vận hành chuỗi Khí - Điện nhằm thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư điện LNG theo hình thức đầu tư (IPP) quy mô lớn.
Ngoài ra, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển, khai thác và sử dụng khí thiên nhiên; Khuyến khích và ưu đãi cho các nhà đầu tư thăm dò và khai thác các mỏ khí, đặc biệt là các mỏ khí có trữ lượng giới hạn biên; Đa dạng hóa hình thức đầu tư, liên doanh xây dựng nhà máy điện chạy khí để bán điện cho lưới điện quốc gia.
Đồng thời, cần thay đổi nhận thức và tư duy về điện LNG; có cách tiếp cận mới trong cả chuỗi từ đầu tư nhà máy, cung ứng nhiên liệu, hạ tầng kho, cảng, vận chuyển, đến hộ tiêu thụ điện và giá điện khí cần theo cơ chế thị trường.
Ngoài ra, TS. Nguyễn Quốc Thập cho rằng, tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế sẽ giúp có cơ hội để xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách năng lượng nói chung và điện khí LNG nói riêng; Cùng với đó là lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm lực về công nghệ, tài chính và kinh nghiệm triển khai; Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả tối ưu điện khí LNG.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu, khách mời, nhà lãnh đạo đã cùng nhau trao đổi, lắng nghe, đóng góp ý kiến nhằm đưa ra những kiến nghị giải quyết các vướng mắc, bất cập để tiếp tục phát triển điện khí theo định hướng tại quy hoạch điện VIII, là căn cứ khoa học để đề nghị các cấp thẩm quyền sớm ban hành các chính sách, pháp luật phù hợp, thực thi hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thực hiện các cam kết quốc tế về ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Thanh Tùng – Văn Trì
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.