Diễn đàn Quản trị rừng lần thứ 7: Thúc đấy Quản trị Rừng và Thương mại Bền vững
MTXD - Ngày 9 tháng 8, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp với Nhà tài trợ EU và Đại học lâm nghiệp Việt Nam, tổ chức Diễn đàn Quản trị rừng lần thứ 7 với chủ đề “Thúc đấy Quản trị Rừng và Thương mại Bền vững”.
Toàn cảnh Diễn đàn Quản trị rừng lần thứ 7: Thúc đấy Quản trị Rừng và Thương mại Bền vững.
Đây là Hội nghị tổng kết Dự án và là sự kiện cuối cùng của Dự án, để SRD và các bên liên quan báo cáo các kết quả hoạt động chính của bốn năm thực hiện Dự án. Trong khuôn khổ Dự án “Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)” được thực hiện trong 04 năm (01/09/2020-31/08/2024), tài trợ bởi Liên Minh Châu Âu.
Tham dự chương trình có đại diện: Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam Bà Brenda Candries, Quản lý Chương trình, Phái đoàn EU tại Việt Nam.
Ông Pham Văn Điển, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm Nghiệp; Đại diện các Hiệp Hội và Hội: Liên Hiệp các Hội KHKT Việt Nam, Hội KHKT Lâm Nghiệp, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Cà phê Ca cao; Hiệp hội các Vườn Quốc gia, Hội KHKT một số tỉnh, Đại diện một số doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu Lâm sản và Cà phê trên 4 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Dak Lak và Lâm Đồng.
Bà Vũ Thị Bích Hợp, Giám Đốc SRD cho biết: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 là cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt các mặt hàng nông, lâm, thủy sản là những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Bà Vũ Thị Bích Hợp, Giám Đốc SRD.
Hiệp định EVFTA cũng đặc hiệt nhấn mạnh đến phát triển bền vững được quy định trong Chương 13 của EVFTA “Thương mại phát triển bền vững (TSD)” gồm 17 Điều, chia thành 5 nhóm nội dung chính, thúc đẩy phát triển bền vững ở những lĩnh vực khác nhau, trong đó có 5 điều về môi trường.
EU đã ban hành Quy định chuỗi các sản phẩm không gây mất ring, suy thoái rừng được phép nhập khẩu vào EU gọi tắt là EUDR và luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ năm 2025, với dữ liệu cơ sở về rừng là 1/1/2021, EUDR mang nhiều nội dung tác động đến việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang EU trong đó có Gỗ và Cà phê.
Đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam Bà Brenda Candries, Quản lý Chương trình, Phái đoàn EU tại Việt Nam thông tin: Trong nhiều thập kỷ qua, Liên minh Châu Âu đã đi đầu trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP).
Ban điều phối Diễn đàn Quản trị rừng lần thứ 7: Thúc đấy Quản trị Rừng và Thương mại Bền vững.
Thỏa thuận xanh Châu Âu, được EU thông qua vào tháng 12/2019, là chương trình nghị sự tăng trưởng của Châu Âu trong những thập kỷ tới. Đây là kế hoạch chi tiết cho sự thay đổi mang tính chuyển đổi này, và bao gồm một loạt các đề xuất nhâm giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên trong khi vẫn đạt được tăng trưởng kinh tế. Một sự thay đổi sẽ mang lại nhiều lợi ích, từ việc tạo ra các cơ hội đổi mới, đầu tư và việc làm xanh, đến cải thiện sức khỏe và phúc lợi của chúng ta.
Tại chương trình tổng kết đã có những bài trình bày và trao đổi thông tin từ các nhóm nghiên cứu và chuyên gia đầu ngành lâm nghiệp.
Danh sách các bài trình bày tại diễn đàn như sau: Báo cáo kết quả thực hiện Dự án từ năm 2020-2024, Ts. Nguyễn Phú Hùng, Phó Giám đốc kiêm quán lý Dự án Trung tâm SRD
Đánh giá ban đầu về sản xuất cà phê chè (Arabica) và khả năng đáp ứng các cam kết về môi trường tại chương 13 Hiệp định EVFTA của các hộ gia đình trồng cà phê tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Ts. Vũ Xuân Thôn và Ts. Đỗ Thị Hương – Hội chủ rừng Việt Nam (VIFORA)
Thực trạng xuất nhập khẩu Cà phê của Việt Nam vào EU và định hướng thực hiện EUDR của ngành Cà phê Việt Nam, Ông Đỗ Xuân Hiền – Chánh Văn phòng Hiệp Hội Cà Phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA)
EUDR – Những lưu ý đối với các nông hộ gỗ, cà phê và cao su, Ông Phạm Đức Thiềng – Chuyên gia tư vấn
Đánh giá khả năng tuân thủ của các hộ sản xuất cà phê quy mô nhỏ ở Việt Nam đối với quy định của EUDR, Ts. Nguyễn Thanh Hiền – Điều phối viên dự án Trung tâm SRD
Thực trạng phát triển cà phê Arabica và khả năng thực hiện trách nhiệm giải trình (EUDR) tại Việt Nam, Ts. Hồ Đình Quang- Trung tâm môi trường và tài nguyên sinh học.
Báo cáo tóm tắt đề xuất bộ chỉ số về bảo vệ môi trường cho canh tác, sản xuất cà phê, thực hiện Chương 13 hiệp định EVFTA (CEBR), Ths. Nguyễn Văn Thi giảng viên chỉnh tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường (Bộ TNMT).
Báo cáo đánh giá cuối kỳ Dự án “Thúc đẩy Quản trị rừng và Thương mại gỗ hợp pháp thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA)”, Ths. Nguyễn Hữu Dũng – Chủ tịch Hội các vườn Quốc Gia Việt Nam.
Bà Brenda Candries thông tin thêm: Việt Nam là một nhà sản xuất và xuất khẩu quan trọng các sản phẩm gỗ và cà phê sang EU, vì vậy chúng tôi quan tâm đến việc đảm bảo hợp tác chặt chẽ nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng không gây phá rừng, bao gồm việc cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch. Chúng tôi hiểu những thách thức mà các bên liên quan, đặc biệt là các hộ sản xuất nhỏ, có thể phải đối mặt khi thích ứng với các yêu cầu mới và chúng tôi cần dự đoán điều này bằng các hành động phù hợp.
Tổng kết dự án Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, đại diện SRD, Tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng cho biết: Trong quá trình triển khai thực hiện dự án thì việc phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan là cần thiết; Kế hoạch hàng năm cần được xây dựng trên cơ sở nguồn tài chính và nguồn nhân lực của đơn vị và các đối tác. Phối hợp chặt, có báo cáo thường xuyên với nhà tài trợ, trên cơ sở báo cáo thì nguồn ngăn sách được cấp đầy đủ và đúng hạn.
Đề những vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự, thì việc cập nhật thông tin từ đối tác, đặc biệt là đối tác từ các nước EU trong nhóm DAG. Trong quá trình tuyển chọn đối tác bên thứ ba để phối hợp cần thực hiện cần cân nhắc đến năng lực hoạt động của đối tác nhất là năng lực quản lý tài chính và tư cách pháp nhân của bên thứ 3. Trong công tác quản lý thì việc nắm chắc những quy định của Nhà tài trợ là việc cần thiết, và quyết định sự thành công của dự án. Kết hợp chặt chẽ với các đối tác địa phương, doanh nghiệp địa phương trong quá trình thực Hiện dự án.
Văn Trì.
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.