Điệu múa dâng trời trên đỉnh núi Thần Tài

MTXD - Người Cơ tu đã mang những điệu vũ của mình đến với khách du lịch, không chỉ đơn giản là một sản phẩm văn hóa, mà còn hướng du khách đến với văn hóa cộng đồng ở miền Trung.

MTXD - Người Cơ tu đã mang những điệu vũ của mình đến với khách du lịch, không chỉ đơn giản là một sản phẩm văn hóa, mà còn hướng du khách đến với văn hóa cộng đồng ở miền Trung.

Văn hóa Cơ tu được chọn làm sản phẩm du lịch để thu hút du khách. Tuy nhiên, vấn đề này không dễ thực hiện nếu không có tình yêu cũng như sự thấu hiểu để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Cơ tu, từ đó góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Đà Nẵng.

Điệu múa dâng trời trên đỉnh Núi Thần Tài.

Trong tiếng chiêng tiếng trống rộn rã, từng tốp nam nữ thanh niên Cơ Tu đóng khố, vai đeo tấm choàng thổ cẩm, đi chân đất, tay cầm khiên; còn các cô gái mặc váy thổ cẩm nhiều màu sắc, hoa văn, vai trần, cổ đeo vòng cườm, những bước chân uyển chuyển… Họ biểu diễn điệu múa dâng trời trong tiếng trầm trồ của du khách tại Khu du lịch Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài ở thôn Phú Túc (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng).

Những tiếng reo hò, những bàn tay múa may trên không trung, những bàn chân nhịp theo tiếng rộn rã của điệu nhạc gọi mời khiến du khách không thể lặng yên. Nhiều du khách lần đầu tiên biết đến điệu múa Tung tung da dá của nguwoife Cơ Tu đã vô cùng phấn khích. Họ thích thú với nhịp điệu sôi động, rộn rã của tiếng trống, chiêng và càng hào hứng hơn khi biết rằng người Cơ Tu khi thể hiện "vũ điệu dâng trời" này, để họ gửi lời cầu nguyện tới thần linh và tổ tiên mang những điều tốt đẹp nhất tới muôn loài.

 Đồng bào Cơ tu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, vừa xây dựng thành các sản phẩm du lịch rất thu hút du khách.

Chị Za Râm Nguyệt (23 tuổi), Đội trưởng đội múa thôn Phú Túc cho biết, chị cảm thấy tự hào về điệu múa của dân tộc Cơ Tu và càng hạnh phúc hơn khi được biểu diễn ở một khu du lịch lớn. Những cuộc trình diễn như thế này sẽ là cơ hội để quảng bá văn hóa, phong tục của đồng bào Cơ Tu không chỉ với du khách trong nước, mà còn thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế.

Bà Lê Thị Bích Hương, Giám đốc Truyền thông và Marketing Khu du lịch Núi Thần Tài cho biết: “Điệu múa Tung tung da dá là đặc trưng văn hóa của người Cơ Tu. Việc đưa vũ điệu này vào phục vụ du khách nhằm gìn giữ, quảng bá nét đẹp văn hóa của đồng bào Cơ Tu sống ở vùng núi rừng Trường Sơn. Đặc biệt, chúng tôi luôn mong muốn sẽ duy trì những nét văn hoá truyền thống của đồng bào Cơ Tu đến đông đảo du khách gần xa khi đến với khu du lịch Núi Thần Tài, bởi điệu múa Tung Tung Za Zá của người Cơ Tu là một tài sản vô giá và đó là một nét đẹp mà chúng ta cần gìn giữ và lan tỏa. Chúng tôi mong muốn quảng bá văn hóa của đồng bào Cơ Tu, duy trì những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào, trong đó có việc lan tỏa không chỉ điệu múa Tung tung da dá, mà cả văn hóa Cơ Tu đến đông đảo du khách gần xa”.

 Nhiều du khách rất hào hứng tham gia vũ điệu với người dân.

Để đưa văn hóa cộng đồng Cơ Tu vào phát triển du lịch, tạo nguồn thu cho chính người dân và góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc, ở nhiều điểm du lịch tại Đà Nẵng cũng đã có những chương trình nghệ thuật mang đậm văn hóa bản sắc Cơ Tu, do chính những người dân và nghệ nhân địa phương biểu diễn. Ngoài Khu du lịch Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài ở thôn Phú Túc, thì homestay Alăng Như của anh Đinh Văn Như - người đồng bào Cơ tu (thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) dần dần được du khách biết đến. Du khách, sẽ có chương trình trải nghiệm tương ứng như: Thăm làng Cơ tu tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của đồng bào; trải nghiệm dệt thổ cẩm, đan lát cùng các nghệ nhân; thưởng thức văn hóa ẩm thực thông qua các món ăn đặc sản của đồng bào (bánh sừng trâu, các loại rau rừng, cá suối...); hòa cùng vũ điệu cồng chiêng truyền thống của người Cơ tu hay trekking các địa điểm hoang dã (suối Vũng Bọt, Khe Đương)... Hay mô hình du lịch tại Toom Sara (Suối Hoa, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) là đặc trưng của văn hóa Cơ Tu với điển hình một ngôi làng Cơ tu truyền thống có nhà Gươl và nhiều nhà Moong xung quanh được phục dựng đầy sức sống.

 Du khách chụp ảnh cùng các nghệ nhân múa tại Khu du lịch Núi Thần Tài.

Ông Đỗ Thanh Tân, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hòa Vang, người nhiều năm nghiên cứu cũng như đồng hành cùng đồng bào Cơ tu trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, thừa nhận làm du lịch từ văn hóa là điều không dễ dàng nhưng đó là cách tốt nhất để bảo tồn bản sắc văn hóa. Bởi lợi ích kinh tế từ du lịch là động lực thúc đẩy người dân giữ gìn bản sắc văn hóa của mình. Sau khi thu được tiền từ làm du lịch thì chính họ quay trở lại bảo vệ truyền thống văn hóa của cộng đồng mình một cách bền vững; điều dễ thấy trước tiên đó là về trang phục, kiến trúc nhà ở và tiếng nói... Đồng thời, hỗ trợ khôi phục, tổ chức các lễ hội truyền thống, đặc trưng của đồng bào dân tộc Cơ tu như: Lễ ăn mừng lúa mới (Chaaha roo tơmêê), lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa hai làng người Cơ tu (Pơ-ngoót), lễ ăn mừng được mùa (Bhuối a ví)... bảo đảm tính trung thực của lễ hội truyền thống, đồng thời loại bỏ những hủ tục lạc hậu.

Ông Tán Văn Vương, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết việc các khu điểm du lịch như Khu du lịch Núi Thần Tài đưa chương trình nghệ thuật Tung tung da dá vào phục vụ du khách sẽ góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ đề xuất các khu điểm du lịch tại Đà Nẵng đưa vào những sản phẩm mới, dịch vụ mới của đồng bào Cơ Tu để thu hút và tăng sự trải nghiệm của du khách khi đến tham quan du lịch Đà Nẵng. Mục tiêu đưa vùng đồng bào dân tộc Cơ tu ở đây trở thành làng du lịch cộng đồng dân tộc thiểu số, khai thác và quản lý tốt các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của bản làng để kinh tế du lịch trở thành kinh tế chủ yếu, tạo điều kiện xóa đói, giảm nghèo, tăng sự hấp dẫn đối với khách du lịch.

TIÊU DAO

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.