Dìu dặt những mùa thương

MTXD - Cành mai rực vàng trong nắng hay khi những cành đào thắm đỏ phố phường báo hiệu mùa xuân dìu dặt đến, cũng là lúc những mùa thương chiu chắt lại về. Mùa thương, là mùa của sẻ chia, mùa của đoàn kết, mùa của tình đồng bào nghĩa dân tộc lại sống dậy trong mỗi người.

MTXD - Cành mai rực vàng trong nắng hay khi những cành đào thắm đỏ phố phường báo hiệu mùa xuân dìu dặt đến, cũng là lúc những mùa thương chiu chắt lại về. Mùa thương, là mùa của sẻ chia, mùa của đoàn kết, mùa của tình đồng bào nghĩa dân tộc lại sống dậy trong mỗi người.

Nhịp đập những mùa thương

Nhiều người vẫn gọi những ngày gần Tết là những mùa thương. Bởi đó là mùa của những sự sẻ chia, mùa của tình đoàn kết khắp muôn nơi, mùa của những cái ôm chứa chan tình nghĩa đồng bào, mùa của những ấm áp khi những món quà Tết được trao tay cho những người cần. Mùa thương ấy, có lẽ ít dân tộc nào trên thế giới này có được.

Những hoạt động thiết thực, ý nghĩa đã góp phần đem cái Tết cổ truyền đầm ấm, vui tươi, đủ đầy đến với mọi người, mọi nhà nơi rẻo cao, biên giới.

Năm nào cũng vậy, cứ đến những ngày tháng Chạp là công tác chăm lo Tết cho người nghèo, các hộ gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Đây vừa là công tác an sinh xã hội, song cũng chính là dịp để nhân lên truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc và khơi dậy tinh thần đùm bọc, sẻ chia. Tại rất nhiều các địa phương, từ Trung ương tới các xã, từ đồng bằng cho tới vùng núi cao khi ngày Tết Cổ truyền dân tộc cận kề, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” lại dậy lên những phong trào trao tặng quà Tết cho người nghèo, người yếu thế, cho đồng bào vùng sâu vùng xa nơi cuộc sống khó khăn. Phong trào ấy, là sự chung tay cả hệ thống chính trị, của các doanh nghiệp, của rất nhiều nhà hảo tâm cùng vào cuộc chăm lo đời sống cho tất cả người dân, để ai cũng được đón Tết trong không khí ấm áp nhất, vui tươi nhất. Các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể, lực lượng vũ trang nỗ lực vận động nhiều nguồn, các Mạnh Thường Quân, các đơn vị doanh nghiệp để tặng quà cho người dân, học sinh nghèo, quan tâm đặc biệt đến các đối tượng người yếu thế, người dân các đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, các hộ nghèo và hộ đặc biệt khó khăn.

Năm nào cũng vậy, cứ đến những ngày tháng Chạp là công tác chăm lo Tết cho người nghèo, các hộ gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. 

Mùa thương ấy bắt đầu từ bao giờ chẳng ai nhớ rõ, nhưng như một điệp khúc vui tươi của đất nước trong tháng ngày giao hòa, từng đoàn người, mang theo hàng hóa, quà Tết tỏa về những vùng nông thôn còn khốn khó, hay len lỏi trong những ngõ phố có nhiều người không may mắn, hay giữa từng cơn mưa rét căm căm vẫn dập dìu những chuyến xe ngược núi mang niềm vui đến từng bản làng vùng cao. Cùng với chính quyền các cấp, nhiều người dân cũng tích cực kêu gọi vận động hỗ trợ đồng bào miền núi, từ các trường học, đoàn hội cho đến những tổ chức tự phát...đều một lòng mong mỏi cho những hoàn cảnh khó khăn, những con người yếu thế trong xã hội có được cái Tết an vui nhất, trong cả những đoàn xe hướng về phía núi với nhiều kiện hàng chở mang ý nghĩa mang Tết đến vùng cao cho mọi người. Có những chuyến xe oằn mình trên các con đường dốc gập ghềnh, quanh co sát bên sườn núi. Có khi người và hàng rung lên bần bật vì đường xóc, cũng có khi cả đoàn phải hò nhau đẩy xe qua đoạn lầy, có cả những đôi môi tím tái vì giá rét, hay những khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi vì mang vác hàng Tết lên bản làng... Thế nhưng, nghĩ đến sự hân hoan trong những đôi mắt trẻ con, những cái cười tươi rói của đồng bào chờ mình ở phía núi, người và người trong các đoàn thiện nguyện lại động viên nhau phải đi tới nơi.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, rất nhiều hộ nghèo và trẻ em nghèo ở vùng miền núi rẻo cao được nhận quà Tết từ các cá nhân, tổ chức, đơn vị... Quà tặng là học bổng cho học sinh nghèo, nhiều ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, neo đơn không nơi nương tựa, là những tấm chăn ấm, quần áo ấm, các loại hải sản, nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống hàng ngày. Những món quà được chọn lựa kĩ càng, tươi mới với tất cả tấm lòng, sự yêu thương sẻ chia của các mạnh thường quân gửi đến đồng bào. Những món quà ý nghĩa đã xua tan đi cái rét nơi vùng cao, đem đến cái Tết ấm áp, đủ đầy hơn cho đồng bào.

Trên những vùng biên giới, những Chương trình “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản” trải dài trên khắp nẻo biên cương.

Mùa thương ấy, chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” không chỉ là khẩu hiệu mà là những hành động cụ thể, thiết thực. Không chỉ có những phần quà ý nghĩa từ nhu yếu phẩm, học bổng. Mà hơn thễ nữa nhiều hộ nghèo, neo đơn, đồng bào dân tộc thiểu số lại có thêm một cái Tết đủ đầy ấm áp hơn khi được dọn vào ngôi nhà mới để ở. Một mái nhà kiên cố, mưa không bị dột, nắng không lọt vào là niềm mơ ước bao nhiêu năm của người nghèo, người già neo đơn. Theo số liệu thống kê của UBTW MTTQ Việt Nam, từ năm 2021 đến tháng 9/2023 chính quyền các cấp phối hợp với các nhà hảo tâm đã giúp đỡ xây mới và sửa chữa được 103.514 nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ trên 4,7 triệu lượt người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về khám chữa bệnh, trợ giúp trên 443.600 lượt người nghèo về phát triển sản xuất, hỗ trợ xây dựng hàng trăm công trình dân sinh…Có niềm vui nào lớn hơn nữa khi Tết đến Xuân về được sinh hoạt trong những ngôi nhà còn thơm mùi sơn mới. Và chủ nhân của những ngôi nhà mới sẽ không còn phải lo che chắn khi mưa lũ, thiên tai đổ về.

An vui một mùa xuân mới

Tết này, cũng như nhiều năm trước đều có các suất quà hỗ trợ bà con ăn Tết. Nhiều địa phương cũng tổ chức các phiên chợ 0 đồng để hỗ trợ mọi người cùng sắm Tết. Như tại Đà Nẵng, phiên “Chợ Tết 0 đồng” đã hỗ trợ hơn 1.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ có người nhiễm chất độc da cam, người khuyết tật, bệnh nhân hiểm nghèo, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm 2023, những nhóm dễ bị tổn thương khác tại TP Đà Nẵng được nhận phiếu mua hàng trị giá 600.000 đồng để lựa chọn, mua sắm các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu vui Xuân – đón Tết. Ngoài ra người dân còn được tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí tại các gian hàng miễn phí như: cắt tóc, tặng thư pháp, tư vấn sức khỏe, chụp ảnh Tết, gian hàng miễn phí…

Nhiều địa phương cũng tổ chức các phiên chợ 0 đồng để hỗ trợ mọi người cùng sắm Tết.

Cùng với đó, ở rất nhiều địa phương như Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Quảng Bình, Quảng Ngãi...là những phiên chợ Tết được tổ chức ngay tại bản để bà con biết niềm vui sắm Tết cuối năm. Như tại Quảng Bình ngày 29/1 vừa qua, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM đã tổ chức Phiên chợ 0 đồng, tặng quà tết đến 500 hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào Pa Cô - Vân Kiều vùng đặc biệt khó khăn. Mỗi phần quà trị giá hơn 600.000 đồng, gồm gạo, mì gói, thực phẩm thiết yếu và 200.000 đồng tiền mặt đi chợ tết. Hay các phần quà gồm chăn ấm, gạo, nếp, dầu ăn, bánh kẹo... đã được trao tận tay người dân và trẻ em đồng bào Đan Lai trong vùng lõi vườn Quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông, Nghệ An. Các phiên chợ 0 đồng, phiên chợ vùng cao với hàng hóa là nhu yếu phẩm, bánh kẹo, áo quần mới... gần như là niềm trông đợi của bà con.

Trên những vùng biên giới, những Chương trình “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản” trải dài trên khắp nẻo biên cương là hoạt động của Bộ đội Biên phòng nhằm mang lại niềm vui, không khí phấn khởi cho đồng bào các dân tộc khu vực biên giới, thắt chặt hơn nữa tình quân dân thắm thiết nơi biên cương, động viên đồng bào các dân tộc, cán bộ, chiến sĩ vùng biên tiếp tục đoàn kết, chung sức chung lòng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới của quê hương. Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, công tác chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách và người nghèo đã và đang được chính quyền, các lực lượng chức năng và người dân hồ hởi thực hiện. Những hoạt động thiết thực, ý nghĩa đã góp phần đem cái Tết cổ truyền đầm ấm, vui tươi, đủ đầy đến với mọi người, mọi nhà nơi rẻo cao, biên giới.

Những Chương trình “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản” trải dài trên khắp nẻo biên cương là hoạt động của Bộ đội Biên phòng nhằm mang lại niềm vui, không khí phấn khởi cho đồng bào các dân tộc khu vực biên giới.

Những chuyến xe, chuyến tàu ngược xuôi Nam Bắc đang đưa từng người con đi làm ăn xa trở về quê hương. Cho dù một năm qua, các doanh nghiệp làm ăn gặp không ít khó khăn và thách thức, nhưng họ vẫn dành phần chắt chiu để sẻ chia cùng đồng hương. Bên cạnh đó, còn có sự góp sức không nhỏ của những chuyến xe 0 đồng. Kinh tế suy giảm, đời sống bà con đồng hương gặp nhiều khó khăn, vậy nên những hoạt động như “Chuyến xe nghĩa tình” là niềm hạnh phúc rất lớn với người xa quê. Ngay cả các lái xe, họ cũng tình nguyện sẻ chia cho đồng bào bằng công sức của mình.

Từ một nước đói nghèo lạc hậu phải lo từng cái ăn, đến nay đất nước Việt Nam đã phát triển vượt bậc, hướng đến cuộc sống sung túc, hạnh phúc cho người dân. Thực tế, Liên hợp quốc đã đánh giá Việt Nam là một điểm sáng trong công tác giảm nghèo. Chính sách giảm nghèo là một chính sách quan trọng, xuyên suốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Trong giai đoạn 2021-2025, Quốc hội bằng Nghị quyết số 24/2021/QH15 đã phê duyệt chủ trương đầu tư “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025”. Bên cạnh sự hỗ trợ trực tiếp, Chính phủ và các Bộ ngành vẫn đang tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, chính sách về giảm nghèo, nhất là 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Với sự chung tay, chung sức của toàn xã hội trong việc chăm lo, trợ giúp người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… đã khẳng định rõ ý nghĩa nhân văn sâu sắc, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.

Tết đã đến, xuân đã về khắp muôn nơi như những lời ca trong bài hát “Mùa xuân đầu tiên” của cố nhạc sỹ Văn Cao. Mùa thương đã mang những cái Tết an ấm đi muôn ngả tới từng nhà từng người, và trong mỗi gia đình là sự đầm ấm vui tươi, cùng mong cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam một mùa xuân mới vượt qua tất thảy khó khăn để đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.

Tiêu Dao - Thanh Bình

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

​MTXD - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Khát vọng Rạng Đông và hành trình 60 năm theo chân Bác
Khát vọng Rạng Đông và hành trình 60 năm theo chân Bác

MTXD - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã long trọng tổ chức Lễ Báo công, kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Công ty (28/4/1964 - 28/4/2024) và 20 năm thành lập Công ty Cổ phần (15/7/2004 - 15/7/2024) với chủ đề “Khát vọng Rạng Đông - 60 năm hành trình theo chân

Hồ Thác Bà - Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng dịp nghỉ lễ
Hồ Thác Bà - Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng dịp nghỉ lễ

MTXD - Nằm trong tổng thể Di tích danh thắng quốc gia, hồ Thác Bà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) là điểm đến nhiều bất ngờ, thú vị với du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Nâng tầm hình ảnh, thương hiệu nông sản Đông Anh trong mắt người tiêu dùng
Nâng tầm hình ảnh, thương hiệu nông sản Đông Anh trong mắt người tiêu dùng

MTXD - Tối 26/4, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch TP. Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đông Anh tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP.

Dai Viet IDC - Hướng đến một môi trường xanh để phát triển bền vững
Dai Viet IDC - Hướng đến một môi trường xanh để phát triển bền vững

MTXD - Ngày 26/4/2024, Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng Đại Việt (Dai Viet IDC) đã...