Đoàn chuyên gia khảo sát thực tế các điểm sạt trượt, ngập lụt cục bộ tại Đà Lạt
MTXD - Chiều 21/9, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức các nhà khoa học cùng các chuyên gia đầu ngành đi thực tế khảo sát ở một số các điểm xảy ra sạt trượt đất và ngập lụt cục bộ trên địa bàn thành phố Đà Lạt…
Khảo sát tại khu vực sạt lở taluy ở Khe Sanh
Khảo sát tại khu vực sạt lở taluy nghiêm trọng xảy ra ở hẻm 36 Hoàng Hoa Thám
Điểm đầu tiên các chuyên gia khảo sát thực tế là tại hiện trường Khu vực sạt trượt đất trên đường Khe Sanh và đường Hoàng Hoa Thám (Phường 10, TP Đà Lạt), tiếp đến là khảo sát ở khu vực các bờ taluy khá cao thuộc khu dân cư Số 5 (Phường 4, TP Đà Lạt).
Trong số này, 2 điểm được đánh giá là có nguy cơ sạt trượt lớn với địa hình dốc khá đứng là khu vực sụt lún, sạt trượt đất tại đường Khe Sanh. Trước đó, cung đường này đã xảy ra một vụ sạt trượt nghiêm trọng vào tháng 11/2021 kéo theo 2 căn nhà bị tuột xuống thung lũng và làm ảnh hưởng nhiều hộ dân khác trong khu vực. Hiện tại, đây đã cơ bản khắc phục, cơ quan chức năng cũng lắp đặt máy quan trắc để tiếp tục nghiên cứu, khảo sát.
Các chuyên gia rất quan tâm tìm hiểu về kết cấu đất ở khu vực sạt lở
Tại khu vực sạt trượt taluy trên đường Hoàng Hoa Thám, xảy ra vào ngày 29/6/2023 làm 2 người tử vong vì bị đất vùi lấp và làm nhiều căn nhà bị sập hoàn toàn, các nhà khoa học và chuyên gia đã tổ chức vào tận hiện trường để khảo sát, nghiên cứu. Khu vực này hiện đã được xử lý tạm thời, một phần bờ taluy bằng bê tông cũng đã được xử lý, tháo dỡ để đảm bảo an toàn cho các khu vực xung quanh. Một số hộ dân sống gần khu vực được di dời ra khỏi khu vực vào thời điểm xảy ra sạt lở nay cũng đã quay trở lại nhà sinh sống. Tuy nhiên, một số căn nhà bị sập, và các công trình xây dựng xung quanh vẫn chưa được khắc phục. Cơ quan chức năng vẫn giăng hàng rào để bảo vệ khu vực.
Trao đổi với người dân sống gần khu vực sạt trượt đất
Các chuyên gia trao đổi tại khu vực dọc suối Phan Đình Phùng
Ngoài khảo sát các khu vực sạt trượt đất, đoàn chuyên gia cũng đi thực tế khảo sát tại các điểm xảy ra ngập lụt và khảo sát dọc các dòng suối, kênh, cống thoát nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt như khu vực dọc suối Phan Đình Phùng (khu vực Hải Thượng và La Sơn Phu Tử), Vườn hoa thành phố và khu Golf Valley.
Việc khảo sát thực tế nhằm phục vụ cho hội thảo đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng, chống sạt trượt, ngập lụt cục bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, sẽ diễn ra vào sáng mai, 22/9, tại TP Đà Lạt với sự tham dự của rất nhiều các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.
Theo (Baolamdong.vn)
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.