Độc đáo Lễ hội Đền Và thị xã Sơn Tây

​MTXD - Sáng 5/2, lễ rước kiệu Thánh từ Đền Và, thị xã Sơn Tây qua sông Hồng sang Đền Ngự Dội, huyện Vĩnh Tường đã diễn ra, thu hút hàng ngàn người dân và du khách.

MTXD - Sáng 5/2, lễ rước kiệu Thánh từ Đền Và, thị xã Sơn Tây qua sông Hồng sang Đền Ngự Dội, huyện Vĩnh Tường đã diễn ra, thu hút hàng ngàn người dân và du khách.

Lễ hội Đền Và thị xã Sơn Tây diễn ra hai lần trong một năm, đó là lễ tháng giêng, từ 14 - 17/1 âm lịch và lễ hội Đả ngư diễn ra vào ngày 15/9 âm lịch. Trong đó, lễ hội tháng Giêng diễn ra quy mô, tổ chức long trọng.

Theo thông lệ, cứ 3 năm một lần vào các năm chẵn thì chính quyền và nhân dân lại tổ chức lễ chính, đó là vào các năm Tý – Ngọ - Mão – Dậu.

Kiệu bắt đầu xuất phát từ 5 giờ sáng, hàng ngàn người dân đi cùng đoàn hộ tống kiệu Thánh

Kiệu được rước qua các khu phố của thị xã Sơn Tây.

Vào dịp này, Nhân dân ở một làng, và 7 tổ dân phố thuộc các phường: Phú Thịnh, Viên Sơn và Trung Hưng, thị xã Sơn Tây và thôn Duy Bình, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại họp bàn cùng nhau để tổ chức lễ rước. Tâm điểm của lễ hội là lễ rước long ngai, bài vị của Tam vị từ Đền Và qua các phố của thị xã Sơn Tây và qua sông Hồng sang Đền Ngự Dội (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) để tế lễ.

Kiệu Thánh đi qua không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Lộ trình rước Thánh trên sông đã hướng mũi tàu đủ 4 phương: Đông - Tây - Nam - Bắc. Sang đến bờ sông, Tam vị Đức Thánh Tản được rước vào Đền Ngự Dội cùng sự nghênh đón của nhân dân xã Vĩnh Ninh, đoàn rước nối dài từ bến sông vào tận cửa đền. Tại đây, đã tiếp diễn những nghi lễ truyền thống, đó là lễ Mộc Dục và lễ Tiến Đốn.

Đoàn rước kiệu nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của người dân hai bên đường.

Mỗi khi đoàn rước qua đàn tế lớn, hoặc các ngã ba, ngã tư đường rộng sẽ tâng kiệu lên cao mấy nhịp và quay tròn mấy vòng.

Kiệu bắt đầu xuất phát từ 5 giờ sáng. Quá trình đoàn rước kiệu từ sân đền qua các khu phố của thị xã Sơn Tây, mọi nhà và các đình - nơi kiệu đi qua, đều sắp sửa mâm lễ để nghênh kiệu; trẻ nhỏ, người lớn đều tranh thủ từng phút được chui qua kiệu để lấy phước cầu may. Các điểm ngã ba, ngã tư đường phố đoàn rước tiến hành nghi lễ quay kiệu.

Hoà cùng tiếng hò reo là tiếng trống, tiếng chiêng thúc dồn dập, vang dội làm rạo rực lòng người đi rước kiệu.

Kiệu Thánh được rước xuống bờ sông Hồng, có các đoàn thuyền chờ sẵn.

Đền Ngự Dội gắn liền với một sự tích đậm màu huyền thoại: Tương truyền, một ngày nọ, Đức Tản Viên Sơn đem đại binh rời non Tản vượt sông Hồng đi độ thế giúp dân và ngự lại trên cánh bãi Duy Bình. Thấy nơi đây trời đất giao hoà, đức ngài truyền sai hai thôn nữ đang cắt cỏ ven sông gánh nước dâng lên để Đức Ngài giội tẩy bụi trường chinh.

Vâng mệnh Đức Ngài nhưng cả hai thôn nữ cùng lo sợ vì họ chỉ có đôi sọt tre, làm sao gánh được nước? Biết vậy, Đức Ngài truyền: Cứ vợi nước đi, khắc được nước. Thật lạ lùng, đôi sọt tre dân dã ấy gánh được nước sông Hồng, không trào một giọt, không sánh một li. Hai thôn nữ biết vị tướng oai phong, lẫm liệt trước mặt mình là Đức Tản Viên Sơn có phép nhiệm mầu.

Tin ấy loan truyền khắp dân làng Duy Bình, mọi người tưng bừng kéo nhau ra dâng lễ. Đức Ngài cho phép dâng lễ sống để kịp giờ quân trẩy. Ngày đó nhằm vào rằm tháng Giêng năm Tý, nhân dân lập đền thờ Đức Ngài và lấy tên đền Ngự Dội với hàm ý Đức Thánh Tản đã ngự và tắm giội tại đây.

Kiệu Thánh vượt sông Hồng, qua bên kia sông là nơi có Đền Ngự Dội , huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Lễ rước kiệu Thánh nói riêng và lễ hội Đền Và nói chung là di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý báu của thị xã Sơn Tây nói riêng và của TP Hà Nội nói chung.

Lễ hội Đền Và đến nay vẫn giữ gìn và phát huy được với các tập tục cổ, những quan hệ cộng đồng làng xã thấu tình đẹp nghĩa, tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp của người xưa để lại cho thế hệ con cháu ngày hôm nay. Những giá trị to lớn của lễ hội đền Và vẫn đang được chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây đang cùng chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy để tồn tại mãi với thời gian.

 T.M

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.