Đôi vợ chồng già lặng lẽ với những hài nhi

​MTXD - Hai vợ chồng đã cần mẫn, cặm cụi nhiều năm qua chỉ để mong những hài nhi bé nhỏ chưa từng được thấy ánh mặt trời không bị bỏ rơi. Tấm lòng của hai vợ chồng như nốt nhạc vui hiếm hoi của bản tình ca đời nhiều những nốt luân trầm.

MTXD - Hai vợ chồng đã cần mẫn, cặm cụi nhiều năm qua chỉ để mong những hài nhi bé nhỏ chưa từng được thấy ánh mặt trời không bị bỏ rơi. Tấm lòng của hai vợ chồng như nốt nhạc vui hiếm hoi của bản tình ca đời nhiều những nốt luân trầm.

Hai bóng người giữa nghĩa trang hài nhi

Từ cổng chính Nghĩa trang Hòa Sơn đi vào theo hướng tay trái, một khu vực nhỏ là nơi an nghỉ của hàng nghìn sinh linh bé bỏng. Nơi đây, gần chục năm qua, ông Huỳnh Thích và vợ là Phan Thị Thương (56 tuổi, trú xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) đã thầm lặng thu nhận những xác hài nhi chưa kịp thành hình đã phải lìa trần, đem về khâm liệm, chôn cất tại đây.

Hơn 12h giữa trưa thanh vắng, trời ẩm ương khi nắng khi mưa, nơi góc nghĩa trang nhỏ, bóng dáng đôi vợ chồng miệt mài lau dọn hàng ngàn ngôi mộ hài nhi xấu số. Những cơn mưa như muốn rửa trôi đi bụi bặm cuộc đời, rửa trôi đi những xót xa của đời người, của những thân phận hài nhi chưa từng được thấy ánh mặt trời, hoặc cũng có khi mới vừa biết cất tiếng khóc cho số phận của mình. Những nấm mộ nhỏ được xây ngay ngắn thẳng hàng, lát gạch bông sạch đẹp, những tấm bia mộ nhỏ nhắn không màu mè. Những nấm mộ thật đơn giản, giản đơn như cuộc đời của các cháu, chợt đến rồi chợt đi, được tạo cho có mầm sống rồi lại bị cướp đi một cách đầy xót xa.

Ông Thích bên những phần mộ hài nhi.

Trong khuôn viên nghĩa trang, ông Thích cặm cụi cắt tỉa những cây bông trước mộ các hài nhi. Gạt những giọt mồ hôi giữa trưa hầm hập, ông Thích nghẹn ngào kể rằng ông đã gắn bó với công việc xây dựng, khâm liệm ở nghĩa trang từ năm 2001, đến năm 2013 thì bén duyên với sinh linh nhỏ bé. “Khi đó, tôi hay tin có một hài nhi bị bỏ rơi ở cạnh nghĩa trang. Nghe thôi đã xót lòng, tôi vội vàng bỏ bữa cơm, mang tơi đội nón chuẩn bị đồ nghề rồi đưa hài nhi đi chôn cất thành một ngôi mộ nhỏ vô danh. Rồi cứ thế, một, hai, ba, bốn, thành hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn… nay thành khu nghĩa trang với hơn 1.600 sinh linh bé bỏng. Từ ngày ấy cho đến tận bây giờ, chính vợ chồng tôi cũng không ngờ số lượng trẻ bị cha mẹ bỏ rơi dẫn đến tử vong lại nhiều đến vậy”, ông Thích ngậm ngùi chia sẻ.

Điều đáng buồn hơn, vài năm gần đây nhiều ông bố, bà mẹ nhẫn tâm từ bỏ con mình vừa sinh đã đem đến bỏ ở khu vực nghĩa trang này. Để phát hiện ra các cháu bé kịp thời, hằng đêm tôi đều rong ruổi khắp nơi mong tìm thấy những đứa trẻ xấu số bị bỏ rơi khi chưa bị chết, bà Thương ngậm ngùi. Người ta cũng biết đến ông Thích nhiều hơn. Hễ hay tin ở đâu có hài nhi bỏ rơi như ở bệnh viện, nghĩa trang…, người ta lại điện cho ông. Đặc biệt, khi vợ chồng ông  Thích tới Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng thì được các bác sĩ cho biết, có rất nhiều ca nạo phá thai, trong đó có không ít ca thai nhi đã thành hình hài. Vậy là mỗi khi có người nạo hút thai, nhận được điện thoại của các y, bác sĩ, vợ chồng ông lại tức tốc đến đưa những hài nhi về nghĩa trang chôn cất, xây mộ. “Có hôm tôi chạy sang tận Bệnh viện 600 giường (Bệnh viện Sản – Nhi Đà Nẵng) để nhận các cháu về chôn cất. Ban đầu, chỉ chôn cất được các cháu bằng nấm mồ đất nhỏ. Cứ mỗi mùa mưa nắng đi qua là trôi sạt, thấy xót không chịu được nên tôi chạy vạy đến tận các xưởng đá để mua, để xin. Với nghề xây mộ có sẵn tôi tự tay làm mộ men đá cho các cháu. Giờ cả ngàn ngôi đẹp, khang trang”, ông Thích chia sẻ.

Cũng như chồng mình, mấy năm trời bà Thương tự tay lau dọn, chăm sóc cả nghìn hài nhi bị nơi nghĩa trang. Có ông bà, mọi thứ nơi đây tươm tất, ấm áp hơn. Những hài nhi được đưa về đây chôn cất ngày một nhiều, đồng hành với chồng, bà Thương cũng tất bật bất kể ngày hay đêm, mỗi khi nhận được điện thoại của bệnh viện hoặc người dân báo phát hiện trẻ sơ sinh dù đã chết hay còn sống, bà và chồng đều tức tốc lên đường. Có những con người ở tuổi xế chiều vẫn ngày ngày tình nguyện đến các bệnh viện để xin thai nhi bị phá bỏ về chôn cất. Họ làm việc vô vị lợi với hy vọng giới trẻ, phụ huynh không vì ích kỷ bản thân mà ruồng rẫy những sinh linh vô tội. Việc làm của họ như một hồi chuông cảnh báo về lối sống buông thả của giới trẻ, sự băng hoại đạo đức trong xã hội và là lời cảnh báo về sự vô sinh thứ phát từ hậu quả phá thai.

Khu nghĩa trang hài nhi hàng ngàn ngôi mộ.

Niềm mong ước giản đơn

Trong hành trình gom góp các thai nhi, ông bà cũng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh đau lòng khó cắt nghĩa nổi. Không chỉ bỏ con ở bệnh viện, có cả những người mẹ đã đành đoạn vứt đi núm ruột của mình tại những nơi hoang vắng, dơ bẩn... “Hồi đầu mình mở kinh Phật cho các cháu nghe. Về sau mở thêm nhạc thiếu nhi cho bớt cảnh u buồn, chứ cuộc đời các cháu đã là buồn lắm rồi”, bà Thương trầm lắng chia sẻ. Hai vợ chồng ông bà có 5 người con, đứa nào cũng được ăn học tử tế, khôn lớn thành người. Đó là niềm tự hào khôn xiết của họ. Nói như lời ông Thích, công việc ông đang làm cũng để phước đức cho con cái nên dù nắng hay mưa, ngày hay đêm hễ có hài nhi cần an táng là ông lên đường. Mỗi ngày trôi qua, số lượng hài nhi hoặc trẻ sơ sinh bị cha mẹ từ bỏ đến chết được đưa về nghĩa trang đặc biệt này tăng lên rất nhanh. 

Ông Thích kể cho chúng tôi câu chuyện đã xảy ra cách đây 4 năm, hiện vẫn còn ám ảnh ông. Ông cảm thấy day dứt, có lỗi khi bất lực không khuyên ngăn được người mẹ giữ lại sự sống cho thai nhi chưa kịp chào đời. Hồi ấy người mẹ có thai nhưng người yêu đi làm xa, do không thể liên lạc được và người phụ nữ này cho rằng người đàn ông đã bỏ rơi mình nên quyết định đi phá cái thai trong bụng khi đó đã hơn 3 tháng tuổi. Hay tin, ông đã tới khuyên ngăn, động viên người mẹ giữ lại đứa trẻ nhưng rồi vô vọng. “Ít ngày sau đó, khi biết được chuyện không hay đã xảy ra thì tôi rất buồn, và chính tay tôi đã chôn cất cho hài nhi xấu số ấy” - ông Thích buồn bã kể lại. Điều bất hạnh hơn, không lâu sau, người yêu của người phụ nữ nọ đi làm xa về, biết chuyện, anh ta đã la mắng và chạy ra nghĩa trang ôm mộ con mà khóc. Thỉnh thoảng vẫn có những người mẹ đến đây để “sám hối”. Họ đến trong sự ăn năn, hối lỗi và cầu mong con cái tha thứ để thanh thản mà sống tiếp. Có một điều đặc biệt mà chúng tôi được biết là chính tại nghĩa trang thai nhi này cũng đã hàn gắn lại nhiều tình cảm tưởng chừng đổ vỡ, những đôi bạn trẻ đã về sống với nhau nên chồng nên vợ. Như ông Thích bảo, hóa ra nghĩa trang này đâu phải chỉ dành cho những hài nhi vô tội không có cơ may được sống, nghĩa trang này còn là nơi để người sống sám hối, ăn năn và hành động tích cực hơn.

Nhờ tấm lòng của ông bà, hàng ngàn hài nhi bé nhỏ đã có được những “ngôi nhà” khang trang.

Bây giờ, nghĩa trang đặc biệt này được ông Thích và vợ trông nom, lo hương khói, dọp dẹp mỗi ngày. Theo ông Thích, mọi việc ông làm nơi đây đều từ tâm, thiện nguyện. Ban đầu, kinh phí chăm sóc, làm mộ cho các hài nhi đều đến từ đồng bạc ít ỏi của ông bà gom góp. Về sau, các hội nhóm từ thiện biết đến nhiều hơn nên thi thoảng ông được họ ủng hộ, đặng có thêm kinh phí làm cho các cháu những ngôi nhà đẹp hơn. Chỉ từ năm 2013 đến nay, những người trong nhóm của bà Hường đã đưa về nghĩa trang đặc biệt này chôn cất khoảng 1.600 hài nhi và trẻ sơ sinh yểu mệnh. “Điều khiến mọi người trong nhóm buồn nhất là tỉ lệ nạo phá thai năm sau thường cao hơn năm trước. Những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, tử vong cũng nhiều hơn. Chúng tôi rất lo lắng!...” - bà Thương buồn bã nói.

Bên trong nghĩa trang, lác đác người dân nhiều nơi về đây thăm viếng, họ mang hoa, bánh kẹo đến cho các cháu. Những sinh linh bị chính cha mẹ mình ruồng bỏ vẫn nhận được tình yêu thương từ những người xa lạ. Những câu chuyện dài về những thai nhi bất hạnh, bị bỏ rơi là những nỗi buồn luôn ám ảnh khôn nguôi canh cánh trong lòng của ông Thích, bà Thương khi nhìn những hài nhi không được sống vì sai lầm của người lớn. Nhìn hàng ngàn nấm mộ mọc lên lớp lớp ngày càng nhiều, ông bà chỉ mong nếu ai đó lỡ có thai ngoài ý muốn thì hãy để đứa trẻ được chào đời, đừng vì sự ích kỷ của bản thân mà tước đoạt quyền được sống của con mình.

Những ai đã đến nghĩa trang của ông bà khi ra về hẳn đều mang trong mình nhiều cảm xúc. Số phận những đứa trẻ không có cơ hội làm người ấy giờ đây được trái tim nhân hậu của ông bà và nhiều người nhân đức bao bọc, chở che. Trời dần chiều, đôi vợ chồng hiền lương bắt đầu thu dọn đồ đạc tạm xa hàng ngàn “đứa con” của mình để về nhà. Rồi sáng mai, khi mặt trời vừa ló dạng họ lại có mặt nơi đây, nhổ cỏ, thắp hương, chăm sóc cho các cháu. Công việc có lẽ cứ thế với ông bà, ngày qua ngày với những điều tốt đẹp, yêu thương.

Tiêu Dao – Danh Trần

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.