Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm giải pháp thích ứng với hạn mặn
MTXD - Chiều 21/10, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp cùng của Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức Diễn đàn “Tác động hạn mặn đến phát triển kinh tế và Doanh nghiệp ĐBSCL - các giải pháp thích ứng”.
Biến đổi khí hậu mà cụ thể là tình trạng nước biển dâng, xâm ngập mặn đang ngày nghiêm trọng đối với vùng ĐBSCL, làm thiệt hại nghiêm trọng đến vùng nguyên liệu, nuôi trồng và chế biến nông thủy sản.
Diễn đàn “Tác động hạn mặn đến phát triển kinh tế và Doanh nghiệp ĐBSCL - các giải pháp thích ứng”.
Thực tế tại ĐBSCL năm 2022 cho thấy rằng, hiện tượng ngập lụt, sụt lún tại vùng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Theo dự báo của Viện Tài nguyên thế giới, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích ĐBSCL bị ngập, lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác.
Đã có nhiều nghiên cứu do các diễn giả, các viện, Trường trong khu vực thực hiện như: Doanh nghiệp thành viên Mạng lưới Doanh nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ĐBSCL; Doanh nghiệp ĐBSCL, Hội nông dân, Hợp tác xã trong chuỗi giá trị nông, thủy sản bị ảnh hưởng bởi hạn mặn, biến đổi khí hậu...
Các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy biến thách thức, rủi ro thành cơ hội để mở rộng kinh doanh và phát triển sản phẩm theo hướng đổi mới sáng tạo.
Cùng với đó, các tổ chức quốc tế (NGOs) có các chương trình, dự án liên quan biến đổi khí hậu tại ĐBSCL… đã cập nhật về tác động của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL nói chung, cũng như những tác động tiêu cực đến kinh tế ĐBSCL nói riêng; những nhìn nhận, đánh giá của doanh nghiệp ĐBSCL về tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp.
Nhiều ý kiến cho rằng, chính quyền các cấp cần lồng ghép chương trình thích ứng biến đổi khí hậu vào chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh/thành phố; Xây dựng kênh thông tin và truyền thông về tác động biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp và cộng đồng địa phương thường xuyên, liên tục nhanh chóng, hiệu quả…
Phía doanh nghiệp cũng cần chủ động xây dựng chiến lược và hành động; Nghiên cứu, ứng dụng ứng dụng công nghệ theo hướng đổi mới sáng tạo là công cụ hiệu quả và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp...
Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ chia sẻ: "Trước áp lực của biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải có những giải pháp mới phù hợp. Ví dụ như giải pháp nuôi tôm không sử dụng nước biển, lai tạo các loại giống cây để thích ứng và chịu được hạn mặn… Diễn đàn đưa ra được những thông điệp, những nhiệm vụ mà cộng động doanh nghiệp phải tham gia để cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu trong COP26 mà Việt Nam đã cam kết với thế giới một cách chủ động"./.
PV
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.