Dự án mỏ sắt Thạch Khê: Doanh nghiệp muốn khai thác, địa phương kiên quyết dừng

​MTXD - Trong khi Hà Tĩnh muốn dừng khai thác thì Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) lại đề nghị Chính phủ cho phép tái khởi động dự án mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á.

MTXD - Trong khi Hà Tĩnh muốn dừng khai thác thì Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) lại đề nghị Chính phủ cho phép tái khởi động dự án mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á.

Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê do Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai từ năm 2008, tổng vốn đầu tư khoảng 14.500 tỷ đồng. Dự án nằm trên địa bàn 6 xã ven biển của huyện Thạch Hà, cách thành phố Hà Tĩnh 8km, với tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 4.821ha. Mỏ sắt Thạch Khê được đánh giá là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn, dự án đi vào hoạt động sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của 4.437 hộ dân với 18.951 nhân khẩu. Sau gần 15 năm, đến nay chỉ mới di dời được 113 hộ dân và giải phóng mặt bằng hơn 830ha diện tích.

 Mỏ sắt Thạch Khê trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Sau hơn 2 năm kể từ ngày khởi công, đến tháng 7/2011, TIC thực hiện bóc đất tầng phủ đến độ sâu -28m, đạt 12,7 triệu m3. Tuy nhiên, quá trình bóc đất tầng phủ đã xuất hiện những bất cập trong thiết kế kỹ thuật, công nghệ khai thác và đối mặt với những khó khăn tài chính. Đến tháng 11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phải cho tạm dừng dự án để thẩm định lại thiết kế kỹ thuật và tái cơ cấu cổ đông.

Sau  11 năm tạm dừng dự án. Mới đây, trong văn bản gửi Chính phủ, TKV cho biết, tháng 2 năm nay Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 10 về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Bộ Chính trị cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững để xem xét đầu tư các dự án khai thác, chế biến sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) hoàn thành trước năm 2030.

Vì thế tập đoàn này đề nghị Chính phủ cho phép tái khởi động dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê.

“Quan điểm của TIC là kiến nghị được tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Hiện, TIC cũng đã thuê đơn vị độc lập nước ngoài đánh giá môi trường dự án”, một lãnh đạo của chủ đầu tư khẳng định.

 Từ cuối năm 2011 đến nay, dự án dừng hoạt động và bỏ hoang

Tuy nhiên, trước những bất cập khi triển khai dự án, xuất phát từ cơ sở những hệ lụy khiến đời sống kinh tế - xã hội 6 xã của huyện Thạch Hà bị đẩy lùi, cũng như tâm nguyện của nhân dân, từ năm 2016 đến nay, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã nhiều lần có văn bản đề nghị Thủ tướng đồng ý chủ trương chấm dứt hoạt động dự án khai thác, tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê tại huyện Thạch Hà.

Mới đây nhất, ngày 19/11/2021 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã ký văn bản số  794/UBND[1]KT1 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý dự án Mỏ sắt Thạch Khê. Theo người đứng đầu chính quyền sở tại, dự án khai thác, tuyển mỏ sắt Thạch Khê đã dừng bó đất tầng phủ và tạm dừng khai thác từ năm 2011 theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều văn bản gửi Trung ương, Thủ tướng Chính phủ xem xét cho ngừng (chấm dứt) dự án, đồng thời chỉ đạo giải quyết tồn đọng, hoàn trả nguyên trạng, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

Tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, việc dự án đã tạm dừng từ lâu nhưng chưa có phương án xử lý hiệu quả dẫn đến nhiều tồn đọng, trong đó có phát sinh liên quan đến TIC chưa được giải quyết.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải khẳng định, tỉnh luôn nhất quán quan điểm đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Đề nghị đó trước đây Hà Tĩnh cũng đã gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gửi Chính phủ và Bộ Chính trị.

“Mặc dù họ đề nghị khai thác nhưng Hà Tĩnh vẫn dứt khoát với quan điểm đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Khi có quyết định dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê từ Chính phủ, Hà Tĩnh cam kết sẽ thực hiện các nội dung Trung ương giao. Trong đó, sẽ thu hồi diện tích 980 ha để điều chỉnh quy hoạch phục vụ phát triển dịch vụ du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế, xã hội bền vững”, ông Hải cho hay.

Dàn máy móc nằm bất động từ nhiều năm nay

Được biết, theo thông báo của Tổng cục Khoáng sản Việt Nam, hiện nay TIC đang nợ các khoản thuế với số tiền hơn 520 tỉ đồng. Trong đó, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tính đến hết năm 2017 là 309 tỉ đồng; tiền thuê đất là 25 tỉ; tiền phạt chậm nộp là 185 tỉ và tiền thuế phi nông nghiệp gần 560 triệu đồng.

Liên quan đến vấn đề này, trước đó, TKV cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị dừng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với Công ty CP Sắt Thạch Khê; xem xét cho phép TIC được tiếp tục lùi thời gian nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đến khi được cấp thẩm quyền cho phép tái khởi động dự án và không bị tính tiền nộp chậm trong thời gian tạm dừng dự án.

THU HƯỜNG – VŨ LAM

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.