Dự án Tàu điện ngầm Đà Nẵng – Quảng Nam: Hấp lực mạnh mẽ của miền Trung

​MTXD - Nếu được triển khai, đường sắt đô thị hoặc tàu điện ngầm kết nối Đà Nẵng – Quảng Nam sẽ là hấp lực không chỉ cho du lịch, mà còn thu hút đầu tư và nâng tầm đô thị cho cả hai địa phương.

MTXD - Nếu được triển khai, đường sắt đô thị hoặc tàu điện ngầm kết nối Đà Nẵng – Quảng Nam sẽ là hấp lực không chỉ cho du lịch, mà còn thu hút đầu tư và nâng tầm đô thị cho cả hai địa phương.

Ngày 19/4, Sở GTVT Đà Nẵng cho hay vừa có buổi làm việc với Sở GTVT Quảng Nam nhằm thực hiện Chương trình 01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam và Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về hợp tác, phát triển giữa hai địa phương. Trong đó, việc đưa ra đề án phát triển đường sắt đô thị hoặc tàu điện ngầm kết nối Đà Nẵng – Quảng Nam là định hướng đã được Sở GTVT hai địa phương thống nhất nghiên cứu.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo hai Sở GTVT thống nhất nghiên cứu, lập công tác chuẩn bị đầu tư, tìm kiếm nguồn vốn thực hiện tuyến đường sắt đô thị/tàu điện ngầm (LRT/MRT) kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam. Hai sở phấn đấu hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án vào năm 2024 để đầu tư xây dựng vào giai đoạn 2025 - 2030.

Đường sắt đô thị được triển khai tại Hà Nội.

Với hệ thống đường sắt đô thị, tại Việt Nam hiện có nhiều đô thị như Hà Nội và TP HCM triển khai hệ thống này. Điển hình như tại Hà Nội có các tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, đồng thời đang tiếp tục xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Tại TP HCM cũng đang xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên và Bến Thành - Tham Lương. Cho đến hiện tại, ở Việt Nam chưa có hệ thống tàu điện ngầm. Một số địa phương trong quá trình khảo sát cũng đã gặp phải một số vấn đề. TP Hà Nội và TP HCM cũng từng định hướng phát triển hệ thống tàu điện ngầm. Tàu điện ngầm là phương thức vận tải hành khách đường sắt đô thị với khối lượng lớn, tốc độ cao, sử dụng không gian ngầm đô thị. Trong giai đoạn 2010 – 2011, ở một số đô thị lớn trên thế giới đã chuyên chở một khối lượng lớn hành khách đi lại bằng tàu điện ngầm, góp phần giải quyết nạn ùn tắc giao thông. Ở Việt Nam, tàu điện ngầm cũng đã được đề cập trong Quy hoạch phát triển GTVT Thủ đô Hà Nội và TP.HCM. Các chuyên gia cho rằng, nếu phát triển tàu điện ngầm với các hệ thống điều hành khác nhau, phát triển các tuyến với nhiều loại đầu tàu, toa tàu do các nước khác nhau sản xuất, thì mỗi đoàn tàu điện lại do một nước chế tạo, cung cấp thiết bị thì sau này sẽ gặp khó trong việc tích hợp chung vào một hệ thống điều hành.

 Mạng lưới đường sắt đô thị giúp tăng tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng, góp vào sự phát triển kinh tế, giúp giảm ùn tắc, ô nhiễm môi trường ở đô thị. (ảnh minh họa)

Được biết trước đây, vào năm 2012 theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng, thành phố này cũng đề xuất sẽ xây dựng tàu điện ngầm. Khu vực phía trước Nhà hát Trưng Vương (đường Hùng Vương, quận Hải Châu) sẽ được chọn làm ga chính của tàu điện ngầm. Từ đây sẽ có một tuyến ngầm lên ngã ba Huế và các nhánh dài khoảng 10km về phía nam thành phố, quận Liên Chiểu… Các tuyến này sẽ được bố trị trạm dừng, trong đó có một trạm dừng tại công viên 29/3. Đây là một bước đi trước, đón đầu tương lai nhằm giảm thiểu tình trạng kẹt xe ở Đà Nẵng như đang diễn ra ở các thành phố lớn.

Ngoài định hướng phát triển đường sắt đô thị hoặc tàu điện ngầm kết nối Đà Nẵng – Quảng Nam, Sở GTVT hai địa phương cũng tiếp tục kiểm tra, rà soát việc lập quy hoạch, định hướng phát triển hệ thống giao thông các tuyến đường lớn kết nối Quảng Nam - Đà Nẵng. Đà Nẵng và Quảng Nam sẽ hợp tác triển khai nhiều dự án hạ tầng quan trọng nhằm tăng cường sự liên kết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hai địa phương.

Theo các chuyên gia, mạng lưới đường sắt đô thị được hoàn thiện sẽ giúp tăng tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng lên mức 35% - 45%, góp phần đưa số người dùng phương tiện cá nhân xuống chỉ còn khoảng 30%. Điều này không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế, mà còn giúp giảm ùn tắc, ô nhiễm môi trường ở đô thị.

Tiêu Dao

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.