Du lịch Lý Sơn đắt khách kỳ nghỉ lễ 30-4

​MTXD - Xác định đợt cao điểm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng du khách đến Lý Sơn sẽ tăng mạnh, tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng kế hoạch đón tiếp và đảm bảo chất lượng dịch vụ cho du khách hài lòng.

MTXD - Xác định đợt cao điểm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng du khách đến Lý Sơn sẽ tăng mạnh, tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng kế hoạch đón tiếp và đảm bảo chất lượng dịch vụ cho du khách hài lòng.

Theo dự báo của tỉnh Quảng Ngãi, trong đợt nghỉ lễ này đảo ngọc Lý Sơn (Quảng Ngãi) sẽ đón tiếp không dưới 2.000 hành khách/ngày, nên nhu cầu đi lại, ăn nghỉ tại đảo Lý Sơn cũng là rất lớn. Theo thông tin từ UBND huyện Lý Sơn, trong dịp lễ 30-4 và 1-5, du khách đăng ký ra thăm quan đảo Lý Sơn tăng đột biến. Hiện các dịch vụ lưu trú trên đảo đã được đăng ký kín chỗ.

 Nghề cá trên đảo Lý Sơn vẫn phát triển, cùng với đó là du lịch biển đảo.

Theo thống kê, Lý Sơn hiện có hơn 130 cơ sở lưu trú với hơn 1.000 phòng, lượng khách đông nhất vào cuối tuần với 1.100-1.300 khách/ngày, cao điểm đến 4.000-5.000 khách/ngày. Dịp lễ này, tuyến đường thủy Cảng Sa Kỳ – Lý Sơn và ngược lại đã tăng chuyến tàu ra đảo, mỗi ngày có 18 chuyến tàu, trung bình mỗi tàu tiếp nhận khoảng 160 khách/tàu/ngày. Ước tính có khoảng 1.500 khách/ngày ra thăm quan đảo Lý Sơn. Trong 5 ngày nghỉ lễ, dự kiến Lý Sơn đón nhận hơn 7.500 khách. Ngoài kỳ nghỉ lễ dịp Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch), 30/4, 1/5 mà trong khoảng thời gian trên, tại huyện đảo Lý Sơn còn diễn ra các chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch năm 2023.

Chùa Hang là điểm tham quan hấp dẫn trên đảo Lý Sơn.

Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, cho biết: “Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày, đến thời điểm này, tất cả khách sạn, nhà nghỉ, homestay đều đã được đăng ký, không còn phòng trống. Lý Sơn đang là điểm đến du lịch biển đảo hấp dẫn, lượng khách tham quan trong dịp lễ tăng lên gấp nhiều lần so với ngày thường. Phương châm của địa phương là huy động tối đa nguồn lực hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, homestay để phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của du khách để không một du khách nào thiếu nơi ngủ nghỉ khi đến Lý Sơn”.

Những cánh đồng tỏi trên đảo.

Bây giờ, phương tiện ra Lý Sơn đã có tàu hiện đại, có sức chứa hàng trăm du khách. Mùa này nước thủy triều cạn, con sóng xa bờ để lại những mảng rêu xanh ngắt mềm mại dọc dài bên chân sóng. Bình minh lên hay khi hoàng hôn buông xuống, ánh nắng xuyên qua những hình thù núi lửa tạo nên những màu sắc tương phản trông khung cảnh như những tuyệt tác nghệ thuật làm mê đắm lòng người. Đỉnh núi Thới Lới nằm phía đông của huyện có độ cao chừng 170m so mực nước biển. Mùa này núi Thới Lới phủ đầy cỏ non xanh biếc. Hoa xuyến chi nở khắp triền đồi. Dấu tích miệng núi lửa hiện vẫn còn, hiện ở giữa đỉnh núi Thới Lới có một hồ nước ngọt hình phễu. Trên bề mặt quanh thân hồ có vô số hình thù như nón, phễu, chóp, dạng bọt phong hóa, tro bụi được xếp chồng lên nhau. Hồ rộng chừng 10ha, nước xanh thẳm, có khả năng tích trữ 300 nghìn mét khối nước, dẫn về tưới cho các cánh đồng tỏi quanh chân núi. Từ đây phóng tầm mắt về bốn phía, Lý Sơn vừa hùng vĩ, vừa nên thơ đến lạ. Ở phía Tây Nam là cổng Tò Vò cao khoảng 2,5m, hình vòm cung nằm sát bên chân sóng. Dưới chân núi Thới Lới là hang Câu... Mỗi thắng cảnh hình thành từ những đợt phun trào núi lửa và sự bào mòn của gió biển, sóng nước.

Người dân bán hải sản vừa đánh bắt được ngay trên cầu cảng.

Huyện đảo Lý Sơn chỉ rộng chừng 10km2, vậy nên trong một ngày rong ruổi bằng xe máy, du khách có thể đi khắp đất đảo, tìm hiểu về đời sống của người dân. Nơi đây còn lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá, gắn với văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa, Đại Việt qua các di tích ở Xóm Ốc, Suối Chình (thôn Đông An Vĩnh), miếu Bà Lồi, giếng Chăm, dinh bà Thiên Y A NA... Đặc biệt, đến Lý Sơn, du khách hiểu hơn về  lịch sử của những binh phu Hoàng Sa năm xưa vâng lệnh vua ban ra Hoàng Sa, Trường Sa giữ gìn bờ cõi biên cương của Tổ quốc qua Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.

Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay du lịch Lý Sơn đắt khách.

Trưởng phòng VH - TT huyện Lý Sơn Trương Văn Sửu cho biết, huyện đang có kế hoạch kết nối các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để phát triển du lịch. Bên cạnh trùng tu, sửa chữa lại các di tích, lịch sử -văn hóa, huyện bổ sung các sản phẩm du lịch từ nông, ngư nghiệp, hạ giá thành sản phẩm du lịch nhưng không giảm chất lượng... để phục vụ du khách.

Tiêu Dao

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.