Giải pháp duy nhất để Hà Nội thoát khỏi ngập lụt khi mùa mưa bão đến (Kỳ 1)
MTXD - Thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước, cứ mỗi mùa mưa bão đến là nỗi lo âu bao trùm lên hàng triệu các gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, vv…Mặc dù, đã từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng chính quyền của Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp tích cực để chống ngập lụt cho Thủ đô. Song tất cả chưa có giải pháp nào là tối ưu nhất.
Có giải pháp tiêu tốn đến 24 tỷ đồng như bể ngầm có dung tích 2.000 m3 được xây ngầm dưới sân trường THCS Lý Thường Kiệt thuộc Phố Nguyễn Khuyến.Tuy giải pháp này có hiệu quả nhưng chỉ là cục bộ, nhất thời với lượng mưa vừa phải.Do vậy, Công trình này cũng chỉ là giải pháp cục bộ, đơn lẻ.Cụ thể, trận mưa ngày 29-5-2022 đã gây cho Hà Nội nhiều tuyến phố bị ngập sâu mà một tờ báo đã chú thích rất hài hước, rằng:“Vịnh Triều Khúc”,“Huyện đảo Cầu Giấy”,“Cảng nước sâu Mỹ Đình”,“Cầu vượt biển dài nhất Thế giới Vành đai 2”,“Sông Thái Thịnh”,“Đầm Tràng Tiền”.(Hình ảnh minh họa)
Nghịch lý Hà Nội mưa không lối thoát, trạm bơm nghìn tỷ "tắc" vì thiếu nước.
Hình ảnh đường gom Đại lộ Thăng Long ngập như sông sau cơn mưa nặng hạt vào đêm 22/5 rạng sáng 23/5 vừa qua. (Ảnh: Toàn Vũ).
Theo Dân trí - Dù các tuyến phố trên địa bàn Quận Hà Đông, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm… đều ngập nặng khi mưa lớn nhưng nước lại không thể chảy theo kênh dẫn khiến trạm bơm chống ngập nghìn tỷ khó hoạt động.
Thời gian vừa qua, mỗi khi Hà Nội xuất hiện mưa lớn kéo dài thì các tuyến đường, phố như Dương Đình Nghệ (Quận Cầu Giấy), đường gom Đại lộ Thăng Long và nút giao An Khánh (nằm trên Quận Nam Từ Liêm và Quận Hà Đông), Đường Quang Trung kéo dài (đoạn thuộc Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông) đều xảy ra ngập úng cục bộ.
Theo đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, nguyên nhân chủ yếu là do mực nước Sông Nhuệ dâng cao. Bởi vậy, nước mưa không thể thoát theo hệ thống Kênh La Khê về bể hút tại Trạm bơm tiêu nước Tây Hà Nội (Trạm bơm Yên Nghĩa).Vì vậy, dù Trạm bơm Yên Nghĩa đã hoàn thiện xong và đủ điều kiện để vận hành phục vụ tiêu úng khi có mưa lớn, ngập úng xảy ra cho các quận, huyện: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoài Đức… nhưng trên thực tế lại "khát" nước, không thể hoạt động hết công suất.
Dù Trạm bơm Yên Nghĩa đã hoàn thiện xong, đủ điều kiện để vận hành phục vụ tiêu úng khi có mưa lớn nhưng trên thực tế thì lại "khát" nước, không thể hoạt động hết công suất vì hệ thống kênh dẫn nước chưa hoàn thiện (Ảnh: Quân Đỗ).
Vẫn theo ghi nhận của PV Dân trí, ở thời điểm hiện tại, hệ thống kênh tiêu nước của Dự án mới chỉ hoàn thành theo từng đoạn. Nhiều đoạn quây tôn kín nhưng chưa thi công, có đoạn lòng kênh chỉ còn độ rộng khoảng vài mét vì bị đất đá trong quá trình xây dựng san lấp chiếm dụng. Đồng thời, giữa lòng kênh vẫn còn nhiều đoạn ngổn ngang ụ đất, cản dòng chảy của nước.
Lòng kênh bị thu hẹp vì bị đất đá trong quá trình xây dựng san lấp chiếm dụng, gây ảnh hưởng đến dòng chảy (Ảnh: Nguyễn Trường).
Trước hết, ta biết rằng hệ thống tiêu thoát nước của Hà Nội từ những công trình do Pháp để lại cho tới nay, tuy đã nhiều lần được tu bổ, phát triển, sửa sang, chỉnh chu đầu tư về cơ bản, nhưng vẫn chưa đồng bộ, còn manh mún từng quận, phường, thiếu giải pháp tổng thể, đồng bộ. Trong khi đó, Hà Nội dân số đã tăng tới gần 10 triệu người, tình trạng đô thị hóa phát triển nhanh khi hệ thống đường cống ngầm, ao, hồ, kênh mương tiêu thoát nước không tương xứng với sự phát triển diện tích trên mặt đất. Kết quả khi mưa bão ập đến,Hà Nội đã tràn ngập trong lũ lụt. Ngoài nguyên nhân nêu trên, Hà Nội trong quá trình quy hoạch phát triển đã vi phạm những nguyên tắc của quy luật tự nhiên.
1. Hiện nay, hầu hết các ao, hồ, kênh mương, rạch trữ nước bị san lấp. Cụ thể, Hà Nội trước đây có gần 50 hồ, nay bị san lấp chỉ còn khoảng 19 hồ. Trong khi đó, tại Thủ đô Bangkok - Thái Lan, vào năm 2008, Thủ đô của họ bị tràn ngập trong mưa lũ. Sau đó, Hoàng gia Thái Lan triệu tập hội nghị, mời các nhà khoa học hiến kế. Họ đã cho đào hàng trăm, hàng ngàn “hồ má khỉ” ở nội đô và ngoại ô để chứa nước mưa. Kết quả lũ lụt trong mùa mưa bão đã được giải quyết. Ngoài ra, Thái Lan còn tích cực xây dựng các hệ thống sông ngầm để tích trữ nước mưa, một nguồn dự trữ nước vô cùng hữu ích cho nông nghiệp.
2. Hà Nội trước đây có nhiều sông, mương tiêu thoát nước. Khi có mưa là nước tiêu thoát rất nhanh ra các con sông lưu thủy rồi đổ ra các huyện ngoại thành: Từ Liêm, Thanh Trì. Nay các huyện ngoại thành hầu hết đã xây nhiều chung cư hoặc các công trình cao ốc, không còn chỗ lưu thoát nước. Một số con sông như Ngọc Hà chảy từ Hoàng Cung ra các chi lưu Sông Tô Lịch, Sông Thiên Phù ở phía Tây Thành Thăng Long, tất cả đều bị san lấp, chỉ còn vang bóng trong sử sách. Đặc biệt, Sông Nhuệ là dòng sông tiêu thoát nước mưa chủ yếu, chống ngập lụt cho Hà Nội, nay cũng tràn ngập rác rưởi, bị ô nhiễm, ách tắc, không được khai thông.
Hà Nội hiện nay, khi có mưa lớn sẽ có 11 trọng điểm ngập úng (xem sơ đồ).
(Đồ họa: Tuấn Huy)
Từ các nguyên nhân nêu trên đây, chúng tôi thấyDự ánvề Giải pháp tổng thể cải tạo Sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh (Công viên Hữu nghị Việt- Nhật) và các thiết chế văn hóa,hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc Sông Tô LịchdoCông ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE(JVE Group) đề xuất ý tưởng và Trung tâm Dịch thuật,Dịch vụ Văn hóa và Khoa học - Công nghệ (CTCS)- thuộcLiên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp thực hiệnlà rất phù hợp với thực trạng của Hà Nội hiện nay.Đây là Dựán tuyệt vời, tối ưu cho Hà Nội.Vì vậy, tôi tán thành với Dựán và bài thuyết trình của Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị JVE Group.Một lý do duy nhất là Hà Nội hiện giờ diện tích để đào thêm hồ, đào sông nhân tạo trên mặt đất như Thái Lan là không khả thi.Trong khi đó, nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á và trên Thế giới đã dùng giải pháp:Đào hầm, dòng sông ngầm chứa nước mưa và nước phân lũ cho các dòng sông ở dưới lòng đất là rất phổ biến.Đây là giải pháp trước mắt và lâu dài có hai lợi ích đối với một đất nước sản xuất nông nghiệp như Việt Nam:
- Tích trữ và lưu thoát dòng chảy, chống ngập lụt khi mưa bão với lượng nước lớn và kéo dài nhiều ngày ở Hà Nội;
- Tích trữ được một lượng lớn nước mưa, nước phân lũ của một số dòng sông Hà Nội,đồng thời chủ động tích trữ nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp khi hạn hán kéo dài.
NHẬT BẢN
Nhật Bản là nước có hệ thống thoát nước ngầm khổng lồ ở Thủ đô Tokyo.Hệ thống này là công trình thoát nước ngầm lớn nhất Thế giới.Ở Nhật Bản, người dân vẫn gọi là hệ thống chống ngập Kasukabe. Nó được xây dựng tại Tỉnh Saitama ở phía Bắc, là ngôi Đền Panthénol,là tấm bùa bảo vệ Thành phố tránh khỏi những trận lụt thảm khốc.Hệ thống này được xây dựng dưới lòng Thành phố Tokyo như một mê cung.Đường hầm hình thành bên cạnh các tuyến đường tàu điện ngầm và đường ống dẫn khí. Công trình trị giá tới 2 tỷ USD.Hệ thống bể ngầm đó có trữ lượng rất lớn, đủ chứa một tàu con thoi hay Tượng Nữ thần tự do.Khi nước lũ dâng lên ở bờ Sông Edo, ngôi đền chống ngập sẽ làm giảm dòng chảy của nó, nhờ đó mà các máy bơm có thể đẩy nước ra sông.
Siêu công trình chống ngập lụt dưới lòng đất của Nhật Bản
Bể chứa khổng lồ bên dưới Thủ đô Tokyo. Ảnh: NYTimes
Dự án bắt đầunghiên cứu chính thức từ tháng 04 năm 1992, sau đó khởi côngvào tháng 03 năm 1993, cuối cùng đưa vào hoạt động từ tháng 06 năm 2006.
Một lối đi bên trong hệ thống đường hầm chứa nước mưa ở Tokyo. Ảnh: NYTimes
Theo mô tả, hệ thống gồm 5 trục hình trụ lớn, cao khoảng 70m, đường kính khoảng 30m.Tất cả các trục này được nối thông với nhau bằng một đường hầm có thiết kế cong, đường kính 10m, dài 6,3km.
Ở cuối hệ thống, nước sẽ được trữ trong một bể kiểm soát áp lực khổng lồ. Bể này có chức năng giảm áp lực của nước chảy, cũng như kiểm soát dòng nước trong trường hợp chẳng may có một máy bơm bị vỡ.Bể chứa rộng hơn một sân bóng đá với chiều dài 177m, rộng 78m và cao khoảng 18m dưới lòng đất.
Theo thông số thiết kế, hệ thống có khả năng xả 200m³ nước/giây ra Sông Edo, tương đương lượng nước đầy trong một bể bơi chuẩn 25m.
Những trụ cột khổng lồ (khoảng 59 cột) tại Hệ thống chứa nước ngầm Tokyo
Sau khi hệ thống đi vào hoạt động, vào tháng 8 năm 2008, một cơn mưa xối xả đã đổ xuống khu vực này.Lúc đó, nó đã giúp thoát 12.000m³ nước ra Sông Edo, tương đương lượng nước đầy trong 25.000 bể bơi chuẩn 25m,nó có khả năng dự trữ lên tới 670.000m3.
Các công trình dưới lòng đất này được thiết kế chống động đất và được bảo dưỡng định kỳ.Hệ thống này chạy tự động nên tiết kiệm chi phí nhân lực.Thường các nhân viên đến kiểm tra hệ thống một hoặc hai lần mỗi tuần. Trong mùa mưa lũ sẽ có nhân viên túc trực ở đây.
Sơ đồ Kênh xả nước Ngầm khu vực Đô thị (MAOUDC) tại Tokyo, Nhật Bản. Đồ họa: New Economy
Hệ thống đã gây sự chú ý mạnh mẽ trên toàn Thế giới và đã được chuyên gia từ nhiều Quốc gia tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Sơ đồ điều tiết nước từ các con sông để chống ngập cho Tokyo- Đồ họa: Tấn Đạt
(Mô hình khác của bể nước điều tiết dưới lòng đất số 7 chống ngập Sông Kanda)
MALAYSIA
Giải pháp chống ngập úng bằng đường hầm SMART
Không chỉ ở Thủ đô Tokyo Nhật Bản mà tại Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia cũng có đường ngầmStormwater Management and Road Tunnel (SMART).
Đường hầm giao thông và điều tiết lũ SMART được thực hiện từ năm 2003 đến năm 2007, với tổng kinh phí gần 700 triệu USD.Từ khi SMART đi vào hoạt động,Thủ đô Kuala Lumpur đã thoát khỏi cảnh ngập lụt.
Theo thiết kế, đường hầm SMART có chiều cao 13,2m, bao gồm 2 tầng cho giao thông và 1 tầng dành cho thoát nước. Mục đích chính của SMART là để giải quyết vấn đề lũ quét tại Kuala Lumpur và cũng để làm giảm ùn tắc giao thông trong những giờ cao điểm.
Đường hầm SMART có hai mục tiêu chính.Thứ nhất là bắt đầu từ Hồ Kampung Berembang và kết thúc ở Hồ Taman Desa, nước lũ sẽ được chuyển ra khỏi nơi hợp lưu của hai con sông lớn và chạy qua trung tâm của Kuala Lumpur. Mục tiêu thứ hai nó sẽ là đường hầm lớn dẫn nước lụt từ phía Bắc Sông Sungai Klang tới dòng Sungai Kerayong, trong đó 4km gồm hai làn đường xa lộ giải quyết vấn đề giao thông cho cửa ngõ phía Nam của Thành phố.
Hệ thống SMART hoạt động theo nguyên tắc ba chế độ dựa vào lưu lượng nước và trạng thái hoạt động của đường hầm xa lộ.
Chế độ thứ nhất, trong điều kiện bình thường, khi lượng mưa ít hoặc không có mưa, đoạn xa lộ này mở cửa cho các phương tiện giao thông và đường hầm giao thoát nước mưa được đóng lại.
Chế độ thứ hai, trong điều kiện lượng mưa ở mức trung bình, hệ thống SMART được kích hoạt, nước mưa được dẫn vào đường hầm phụ nằm dưới đường hầm xa lộ, đoạn xa lộ này vẫn mở cửa cho phương tiện giao thông đi lại.
Chế độ thứ ba, là khi có bão lũ các trạm giám sát sẽ theo dõi nhu cầu đóng cửa xa lộ, các cổng hầm tự động mở để nước mưa tràn vào và thoát nước ra hồ chứa. Khi hết bão lũ, SMART sẽ mở cửa lại trong vòng 48 giờ.
SINGAPORE
Mạng lưới kênh đào, cống rãnh & nắp ganivo thoát nước rộng khắp Singapore
Singaporevới hệ thống thoát nước hiện đại có nhiều nắp Ganivô. Singapore được công nhận là nhà tiên phong toàn cầu trong công nghệ xử lý nước và đã thiết lập hẳn một đơn vị quản lý nước từ năm 1972 với tên gọi là Cục Quản lý nước Singapore (PUB).
Một đường cống thoát nước đang được thi công tại đường phố Singapore
Lịch sử có ghi lại những đợt ngập lụt lớn ở Singapore vào thập niên 1950, 1960 và nhà chức trách đã tiến hành các Dự án chống lụt ở các vùng ở trung tâm, Đông Bắc và Tây Nam và mở rộng mạng lưới thoát nước. Tính từ năm 1973, Chính phủ quốc đảo này đã chi khoảng 2 tỷ USD để xây dựng hệ thống kênh và cống thoát nước. Đến nay, diện tích có nguy cơ ngập lụt ở Singapore đã giảm từ 3.200 ha trong những năm 70 xuống còn 56 ha. Tuy nhiên, trong trường hợp mưa to kéo dài bất thường thì một số nơi ở vẫn bị ngập, song thường không ngập lâu.
Trước đó, người dân Singapore đã sống dựa trên nguồn nước từ 3 hồ chứa và chủ yếu nhập khẩu từ láng giềng Malaysia.Nhưng ngày nay, Singapore thu thập nước mưa thông qua một mạng lưới đường ống dài 8.000 km, dẫn về 17 hồ chứa, đồng thời thu lại nước đã qua sử dụng từ hệ thống đường hầm thoát nước nằm sâu 60m dưới mặt đất (DTSS).
Hệ thống kênh đào với hơn 40 con kênh và rãnh thoát nước có chiều dài tổng cộng 1.000 km cùng với mạng lưới cống dài 8.000 km đã giúp Singapore xử lý được tình trạng ngập lụt do triềucường và trời mưa lớn trong những năm qua.
Điều thú vị là mạng lưới kênh đào và cống dẫn nước của Singapore được hình thành rộng khắp như trên lại là kết quả của những giải pháp về sức khỏe cộng đồng.Trong những năm đầu của Thế kỷ XX, bệnh sốt rét tràn lan đã khiến chính quyền sở tại xây dựng một hệ thống thoát nước, không cho muỗi Anopheles sinh sôi ở các vùng nước tù đọng.
Hồ và đập chắn nước Marina tại Singapore. Ảnh: Wiki
Đáng chú ý nhất trong hệ thống hồ chứa chống ngập lụt này là hồ và đập chắn nước Marina. Công trình này được xây dựng với tổng chi phí lên tới 135 triệu USD và là hồ chứa nước lớn nhất tại Singapore. Không chỉ có hồ chứa nước, công trình này còn đi kèm với đập chắn nước nhằm ngăn chặn nước biển xâm nhập, giúp dự trữ nước ngọt cho toàn Thành phố.
(còn nũa)
Thạc sĩ, kỹ sư HOÀNG NGỌC QUỲ
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.