Giải pháp quản trị và phát triển địa phương từ tiếp cận liên ngành và khu vực học

​MTXD - Quản trị địa phương là hoạt động quản trị nhà nước ở địa phương, phản ánh phương thức tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, gắn với các công việc của địa phương và lợi ích của nhân dân địa phương.

MTXD - Quản trị địa phương là hoạt động quản trị nhà nước ở địa phương, phản ánh phương thức tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, gắn với các công việc của địa phương và lợi ích của nhân dân địa phương.

Ở Việt Nam, quản trị quốc gia hay quản trị địa phương là những tiếp cận còn khá mới mẻ. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng xác định mục tiêu: “đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn năm 2021 - 2030 nhấn mạnh “đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội”. Nghị quyết Đại hội XIII cũng khẳng định chủ trương “đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả”.

Nhận thấy tầm quan trọng của lĩnh vực chuyên môn này, ngày 21/12 tại Hà Nội, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển tổ chức Hội thảo khoa học “Quản trị và phát triển địa phương từ tiếp cận liên ngành và khu vực học”. Hội thảo diễn ra trong dịp Kỷ niệm 30 năm Chính phủ ban hành Nghị định về Đại học Quốc gia Hà Nội, hướng tới Kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (19/3/2004 – 19/3/2024). Đây cũng là một trong chuỗi hội thảo chuẩn bị cho Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần thứ 7 dự kiến tổ chức vào năm 2025, do Đại học Quốc gia chủ trì.

Toàn cảnh chức Hội thảo khoa học “Quản trị và phát triển địa phương từ tiếp cận liên ngành và khu vực học”.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS. Phạm Đức Anh – Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Bối cảnh đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, những tác động của quá trình toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức trong quản trị quốc gia và quản trị địa phương ở Việt Nam.

TS. Phạm Đức Anh – Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, phát biểu tại sự kiện.

Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp và bước đi phù hợp, trước hết là việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội để nâng cao hiệu quả quản trị địa phương, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Chính quyền địa phương cũng cần thay đổi cả về tư duy và hành động, phải được xây dựng theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực để trở thành chính quyền kiến tạo, quản trị một cách hiệu quả và phục vụ xã hội ngày một tốt hơn.”

Thông qua việc tổ chức Hội thảo, Ban tổ chức nhận được tổng cộng gần 50 báo cáo tham luận của các nhà khoa học đến từ nhiều cơ quan nghiên cứu và đào tạo trong cả nước. Căn cứ nội dung các báo cáo tham luận, có thể sắp xếp thành 2 chủ đề lớn: Thứ nhất, cơ sở lý luận, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản trị và phát triển địa phương. Thứ hai, thực tiễn quản trị và phát triển địa phương ở Việt Nam hiện nay.

“Nội dung của các báo cáo tham luận rất phong phú và đa dạng, luận giải vấn đề từ tiếp cận của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, mang tới những nhận thức mới trên cả phương diện lý luận và thực tiễn… góp phần nâng cao nhận thức khoa học và giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương và đất nước.” – TS. Phạm Đức Anh bày tỏ.

GS. TS Phạm Hồng Tung, Viện VNH&KHPT, ĐHQGHN trình bày báo cáo về một số vấn đề cơ bản quản trị địa phương.

Đại diện Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển cũng cho biết, Đại học Quốc gia Hà Nội đang dần phát triển hướng nghiên cứu và đào tạo về quản trị địa phương từ tiếp cận liên ngành và dựa trên nền tảng khu vực học chính là Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. Ngày 29/7/2022, Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Nghị quyết số 2536/NQ-HĐ nhất trí thông qua chủ trương mở chuyên ngành Thạc sĩ Quản trị địa phương do Viện VNH&KHPT đề xuất. Ngày 16/5/2023, Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Quyết định số 1707/QĐ-ĐHQGHN về việc bổ sung Quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2021-2025, trong đó có ngành Quản trị địa phương của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.  

Đồng thời, Đề án mở Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị địa phương của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã được Hội đồng chuyên môn cấp Đại học Quốc gia Hà Nội thẩm định và thông qua, sẽ sớm được phê duyệt ban hành. Đây là chương trình đào tạo đầu tiên về Quản trị địa phương được xây dựng. Trong đó, nội dung đào tạo hình thành dựa trên ba khối kiến thức cơ bản, gồm: Khối kiến thức về địa phương học, khu vực học, Việt Nam học; Khối kiến thức về khoa học quản trị, quản trị công; Khối kiến thức về các công cụ và phương pháp quản trị (thể chế, chính sách, nền tảng công nghệ…).

Thanh Tùng

Các tin khác

Thoát nước xanh - cách tiếp cận mới trong thoát nước bền vững
Thoát nước xanh - cách tiếp cận mới trong thoát nước bền vững

​MTXD - Với những tác động của thiên tai và tốc độ đô thị hoá đang ngày càng gia tăng, việc quy hoạch đô thị với hạ tầng xanh là một xu thế tất yếu ở các quốc gia.

Phát triển du lịch văn hóa tâm linh ven sông Hồng
Phát triển du lịch văn hóa tâm linh ven sông Hồng

​MTXD - Người Thăng Long – Hà Nội xưa có câu ca: “Nhĩ Hà quanh Bắc sang Đông. Kim Ngưu,...

Quy định về cấp sổ đỏ cho hộ gia đình đang sử dụng đất không có giấy tờ
Quy định về cấp sổ đỏ cho hộ gia đình đang sử dụng đất không có giấy tờ

​MTXD - Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...

Khởi công xây dựng “ ngôi nhà hạnh phúc” cho hai hộ dân tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
Khởi công xây dựng “ ngôi nhà hạnh phúc” cho hai hộ dân tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

​MTXD – Sáng ngày 19/5, Tạp chí Môi trường Xây dựng, phối hợp Phòng Cảnh sát Hình sự,...

Lâm Hà - Lâm Đồng: Rút kinh nghiệm trong việc ký vǎn bản trả hồ sơ cấp giấy CNQSD đất cho người dân
Lâm Hà - Lâm Đồng: Rút kinh nghiệm trong việc ký vǎn bản trả hồ sơ cấp giấy CNQSD đất cho người dân

Ngày 9/5/2024, Văn phòng Đăng ký Đất đai tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành văn bản số 496/VPĐKĐĐ, đề nghị Chi nhánh VPĐKĐ đai huyện Lâm Hà rút kinh nghiệm trong viêc ký vǎn bản trả hồ sơ cấp giấy CNQSD đất cho người dân.