Hà Nội khởi công dự án tăng cường giao thông đô thị
MTXD - Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2022), sáng 7/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khởi công dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội.
Lễ khởi công xây dựng. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries tham dự lễ khởi công.
Với tổng vốn đầu tư 54,75 triệu USD; trong đó 48,95 triệu USD vay từ Quỹ Công nghệ sạch CTF, Ngân hàng Phát triển Châu Á và 5,8 triệu USD vốn đối ứng từ ngân sách thành phố, dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội gồm 3 hợp phần.
Theo đó, hợp phần 1 là cải tạo tiếp cận nhà ga trong vòng bán kính 100 - 500 m của các nhà ga dọc theo tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (12 nhà ga); xây dựng các điểm trung chuyển tại ga số 8 (Cầu Giấy) và ga số 9 (Ngọc Khánh); xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi nghiên cứu để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách tiếp cận các nhà ga của tuyển đường sắt đô thị số 3.
Ngoài ra, hợp phần này còn xây dựng mở rộng Cầu Giấy cho người đi bộ; cải tạo, chỉnh trang, thảm lại mặt đường bằng bê tông nhựa; sơn kẻ, tổ chức giao thông khu vực các nhà ga số 8, 9, 10, 11, 12; cào bóc, xử lý móng, mặt đường tại các vị trí hư hỏng; sơn kẻ, tổ chức giao thông đoạn từ ga 6 đến ga 8 (đoạn Xuân Thủy - Cầu Giấy); cải tạo đồng bộ hè, đường, tổ chức giao thông đoạn từ Nhổn - Xuân Thủy (từ ga số 1 đến ga số 6).
Hợp phần 2 là các giải pháp giao thông công cộng, bao gồm thí điểm sử dụng loại xe buýt có lượng phát thải thấp và công nghệ mới (xe điện); sử dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) trên xe buýt và hệ thống thông tin kiểm soát vận hành; cải thiện trạm dừng xe buýt giữa các ga metro; đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ bảo dưỡng, hạ tầng dịch vụ, hệ thống trạm sạc (depot) tại khu vực Trạm trung chuyển đa phương thức, điểm đỗ xe công cộng và điểm đầu cuối xe buýt tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm.
Cuối cùng là hợp phần nghiên cứu các chính sách và quy định khuyến khích sử dụng giao thông công cộng; hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân; hạn chế phát thải.
Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Cường phát biểu tại lễ khởi công. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Cường cho biết, dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho tuyến đô thị số 3 Hà Nội là dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nên việc triển khai phải đảm bảo tuân thủ hiệp định vay đã ký kết và quy định của nhà tài trợ,
Dự án trải dài qua 6 quận, huyện là Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm. Nhà thầu vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông đi lại thông suốt khi tuyến dường này. Bởi đây là trục giao thông chính vào trung tâm thành phố, có các nút giao thông lớn, phức tạp thường xuyên xảy ra ùn tắc. Để khắc phục, Ban quản lý dự án sẽ phối hợp đơn vị thi công, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế xây dựng kế hoạch và tiến độ triển khai chi tiết, cụ thể, nghiên cứu giải pháp phân luồng giao thông khoa học, hợp lý, phối hợp chặt chẽ kịp thời với các đơn vị liên quan để thi công dự án đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại lễ khởi công. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, đây là dự án thuộc chương trình số 03 ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội được đầu tư bằng nguồn vốn của thành phố và vốn vay từ Quỹ Công nghệ sạch CTF do Ngân hàng Phát triển châu Á quản lý, nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả cho tuyến đường sắt đô thị số 3 khi đưa vào khai thác, sử dụng. Việc triển khai đầu tư xây dựng dự án là rất cần thiết.
Để việc đầu tư xây dựng dự án đảo bảo tiến độ, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố chủ trì phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn thực hiện quản lý dự án đúng quy định của Nhà nước và nhà tài trợ, tuân thủ các quy định về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thi công công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hiệu quả, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh, đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của việc thi công đến đời sống của người dân trong khu vực, sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả dự án.
Các công nhân và phương tiện, máy móc đơn vị thi công tham gia xây dựng dự án. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan cân đối ưu tiên bố trí vốn kịp thời cho dự án theo tiến độ thực hiện. Sở Giao thông và Vận tải, Sở Xây dựng thường xuyên phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ban quản lý dự án trong quá trình triển khai thi công dự án, đảm bảo quản lý chất lượng công trình xây dựng đúng quy định.
Công an thành phố phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND các quận liên quan hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức giao thông để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu vực dự án. UBND các quận có liên quan đến giải phóng mặt bằng dự án khẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án để nhà thầu có thể triển khai thi công ngay sau lễ khởi công.
Các nhà thầu thi công xây dựng, đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, đảm bảo thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư tổ chức thi công, giám sát xây dựng công trình đảm bảo chất lượng, phấn đấu vượt tiến độ và tuyệt đối an toàn trong lao động.
Theo Tuyết Mai (TTXVN)- Tintuc.vn
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.