Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm việc chậm tiến độ Nhà máy rác thải Núi Thoong
MTXD - Sáng 9/12, tại Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội khóa XVI, các đại biểu thực hiện tái chất vấn kết quả thực hiện các kết luận chất vấn, những cam kết, lời hứa của thành phố và các cơ quan tại kỳ họp trước liên quan đến các dự án đầu tư.
Liên quan dự án xử lý rác thải Núi Thoong tại huyện Chương Mỹ được cử tri quan tâm, đại biểu Nguyễn Quang Thắng (tổ đại biểu quận Long Biên) đề nghị các sở, ngành liên quan cho biết, kế hoạch triển khai cụ thể và bao giờ hoàn thành dự án. Sở Xây dựng có trách nhiệm xử lý thế nào?
Đại biểu Nguyễn Quang Thắng (tổ đại biểu quận Long Biên) đặt câu hỏi chất vấn liên quan đến dự án nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong.
Về dự án này, ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, năm 2021, nhà đầu tư có điều chỉnh chủ trương đầu tư, nâng công suất dự án lên 2.000 tấn. Việc nâng cấp cần điều chỉnh theo quy hoạch 69 đã được Chính phủ phê duyệt.
Do đó, ông Võ Nguyên Phong cho rằng, đối với dự án Núi Thoong, cần phải thực hiện một số điều chỉnh cục bộ theo quy hoạch 69. Trong quá trình điều chỉnh, cần rà soát lại năng lực của chủ đầu tư.
Dự án này được cấp chủ trương đầu tư vào năm 2014, đến nay là 8 năm, có nghĩa rằng đã chậm triển khai. Hiện nay, Sở Xây dựng đã bàn giao công tác quản lý chất thải rắn sang Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), nên 2 Sở vẫn đang phối hợp chặt chẽ, đồng thời với Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đối với những nội dung liên quan đến dự án.
Trong việc đầu tư công, dự án Núi Thoong cần tiếp tục thực hiện kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách.
Cũng trả lời câu hỏi liên quan đến dự án Nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong, ông Mai Trọng Thái, Phó Giám đốc phụ trách Sở TN&MT cho biết: Giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành trong 18 tháng, dự kiến khởi công trong quý III/2023. Giai đoạn 2 nâng công suất lên 1.550 tấn/ngày đêm chỉ được thực hiện khi việc điều chỉnh công suất được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và có giấy phép xây dựng.
Đối với việc điều chỉnh quy hoạch cần tuân thủ các bước trình tự theo luật quy hoạch mặt cắt quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn được nằm trong và tích hợp khi xây dựng quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 – là một phần của quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 do Bộ TN&MT đang hướng dẫn. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách của khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP, đặc biệt là khu vực phía Nam TP, đề xuất TP giao chủ đầu tư xem xét chủ đầu tư triển khai dự án xây dựng.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong trả lời chất vấn.
Thay mặt lãnh đạo UBND TP phụ trách lĩnh vực này giải trình thêm, ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, hiện lượng rác của các quận huyện tập trung xử lý ở Sóc Sơn là chính và một phần ở Sơn Tây, cự li vận chuyển xa, tốn kém ngân sách và gây ô nhiễm môi trường trên đường đi. Hà Nội tập trung đầu tư nhà máy xử lý rác ở phía Nam TP để giảm tải cho các khu xử lý rác ở Sóc Sơn và Sơn Tây.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP, trước đây TP quy hoạch được duyệt công suất 450 tấn, không đủ phát điện, nhà đầu tư đề nghị nâng cấp lên 2.000 tấn. TP ủng hộ và yêu cầu thủ tục đầu tư phải chặt chẽ, các sở, ngành phải điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh cục bộ hay điều chỉnh quy hoạch rác thải, yêu cầu Sở TN&MT chủ trì sớm trình điều chỉnh quy hoạch lên TP.
Riêng nhà đầu tư mới có văn bản đề nghị giai đoạn 1 là 450 tấn làm theo quy hoạch, UBND TP đã có văn bản giao Sở KH&ĐT sớm xem xét trình 450 tấn, sau đó khi điều chỉnh quy hoạch thì tiếp tục điều chỉnh nâng công suất dự án lên đủ 2.000 tấn để đảm bảo đủ phát điện.
Theo Trung Nguyên/Báo Tin tức
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.