Hà Tĩnh: Nông dân như ngồi trên đống lửa vì chuột phá hại lúa

MTXD - Hơn một tháng nay, trên các cánh đồng lúa ở huyện Cẩm Xuyên, Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh) xuất hiện nhiều chuột cắn phá lúa. Bà con nông dân “đứng ngồi không yên” vì chuột, họ đã làm nhiều cách từ thuốc sinh học, giăng bẫy, đào hố bắt… nhưng chuột vẫn hoành hành.

MTXD - Hơn một tháng nay, trên các cánh đồng lúa ở huyện Cẩm Xuyên, Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh) xuất hiện nhiều chuột cắn phá lúa. Bà con nông dân “đứng ngồi không yên” vì chuột, họ đã làm nhiều cách từ thuốc sinh học, giăng bẫy, đào hố bắt… nhưng chuột vẫn hoành hành.

Vừa đi một vòng xung quanh ruộng của gia đình để đặt bẫy chuột, chị Hoàng Thị Hoa (thôn Trung Tiến, xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) chia sẻ: Vụ lúa Xuân năm nay chuột nhiều vô kể, trước khi gieo, gia đình đã dùng thuốc sinh học để diệt, chuột chết nhiều lắm. Thế nhưng sau khi gieo trỉa xong không biết chuột ở đâu đến rất nhiều, phá hại lúa của hầu hết bà con trong thôn. Gia đình tôi năm nay làm gần 6 sào trên 2 thửa ruộng, thửa nào cũng bị chuột phá. Lúa đang vào thời kỳ cuối đẻ nhánh nên việc chuột phá hoại khiến cây khó có khả năng phục hồi, cứ như này sẽ ảnh hưởng tới năng suất cuối vụ’.

Dù bà con đã triển khai nhiều giải pháp tiêu diệt chuột, nhưng tình trạng chuột cắn phá lúa vẫn diễn ra.

Dù bà con đã triển khai nhiều giải pháp tiêu diệt chuột, nhưng tình trạng chuột cắn phá lúa vẫn diễn ra. Lúa bị chuột cắn phá từ đám này đến đám khác, mỗi khi ra thăm đồng người dân nhìn rất sốt ruột.

“Do ruộng của gia đình tôi nằm ở vùng cao nên bị chuột cắn phá nghiêm trọng. Mỗi ngày ra thăm ruộng thì diện tích lúa bị chuột cắn phá lại rộng thêm. Chúng tôi đã làm hết cách rồi nhưng không ngăn được chuột phá hoại. Chuột cắn từ ven bờ rồi lan ra giữa ruộng. Cứ đà này thì đến cuối vụ, ruộng tôi sẽ không còn cây lúa nào nữa.”Chị Nguyễn Thị Hà (xã Ân Phú, huyện Vũ Quang) cho hay.

Tại huyện Vũ Quang đã tổ chức ra đồng đào bắt chuột.

Bà Nguyễn Thị Liên (xã Sơn Long, huyện Hương Sơn) nói: Sáng tôi ra thăm ruộng thấy chuột cắn 2 đám lúa to, chiều mang thuốc ra bẫy hôm sau lại thấy cắn thêm 2 đám mới. Mặc dù gia đình đã đầu tư mua bao nilon làm hàng rào ngăn bờ nhưng tình trạng chuột cắn phá lúa vẫn không giảm.

Trao đổi với phóng viên, ông Phan Thanh Nghi - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Vụ lúa Xuân năm nay, toàn huyện có trên 30 ha lúa bị chuột cắn phá từ 3% trở lên. Phòng đã hướng dẫn bà con chủ động trong kiểm soát nạn chuột như: đặt bẫy, bắt thủ công, giữ ổn định mực nước để chuột sợ không dám vào sâu trong ruộng cắn phá. Ngoài ra, cần thường xuyên thăm đồng, kịp thời cấy bổ sung lúa ở những khu vực bị chuột phá để bảo toàn năng suất lúa cuối vụ. Mỗi ngày ra thăm ruộng, người dân xót xa nhìn lúa bị chuột cắn phá. Họ đã dùng mọi cách để diệt chuột như: Giăng bẫy, bỏ thuốc sinh học, đào bắt… để hạn chế sự phá hại của chuột đối với lúa Xuân.

Ngoài dùng thuốc sinh học thì người dân đã đặt bẫy, đào hang bắt nhưng vẫn không đỡ hơn được.

Chị Nguyễn Thị Hiền ( xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên) phàn nàn: Trước nạn chuột phá lúa, gia đình tôi đã mua thuốc sinh học về bẫy. Dù đã bỏ thuốc sát nhau, từ giữa ruộng đến trên bờ nhưng cũng không ăn thua, chuột vẫn cắn phá nhiều.

Theo bà con các địa phương, nguyên nhân chuột nhiều là do mấy năm nay ít mưa lũ lớn nên các hang, ổ không bị ngập, chuột sinh sôi với số lượng lớn. Vào thời điểm này, các trà lúa cũng đã bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ, trở thành nguồn thức ăn cho loài vật này. Thêm vào đó, đây cũng là thời điểm sinh sản của chuột, loài gặm nhấm này sẽ tăng nhanh về số lượng và gây hại trên tất cả các trà lúa khi lúa bắt đầu từ giai đoạn đẻ nhánh đến thu hoạch.

Tại huyện Vũ Quang, nông dân cũng đã tổ chức thành từng nhóm để ra đồng đào diệt chuột.

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay, chuột gây hại trên lúa gieo thẳng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, đặc biệt ở các vùng gần gò đồi, gần làng, vùng cao cưỡng, cạn nước với tỉ lệ trung bình 3 - 5%, nơi cao 10 - 15%, với diện tích gần 130 ha.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo: Đây là thời điểm chuột phá hoại lúa mạnh nhất. Để diệt chuột hiệu quả, người dân cần thăm đồng thường xuyên, chủ động thực hiện các biện pháp. Khi ra quân diệt chuột, người dân chỉ nên sử dụng các biện pháp thủ công, tuyệt đối không sử dụng kích điện.Bà con có thể sử dụng thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng để diệt chuột, nhưng vẫn nên ưu tiên các loại thuốc từ chế phẩm sinh học, ít độc hại với con người, vật nuôi và môi trường. Trong trường hợp chuột cắn phá quá mạnh, phải sử dụng thuốc hóa học thì cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn.

 

Mỹ Hà.

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.