Hà Tĩnh: Phát hiện 15.544 trường hợp được cấp đất, cho thuê đất trái thẩm quyền
MTXD - Đoàn thanh tra do chủ tịch UBND tỉnh thành lập và kết quả kiểm tra 10 huyện, thị xã phát hiện hơn 15.544 trường hợp cấp, cho thuê đất trái thẩm quyền. Địa phương đã xử lý xong 14.066 trường hợp (đạt 90,5%), số còn lai chưa xử lý do vướng quy hoạch, cơ chế hoàn tiền…
Ông Lê Ngọc Huấn - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh trả lời chất vấn nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường…
Đó là thông tin ông ông Lê Ngọc Huấn - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cho biết trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII ngày 7/12.
Theo đó, sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải ra quyết định thành lập 2 đoàn kiểm tra tại 2 huyện Can Lộc và Cẩm Xuyên, cùng với việc tự thanh, kiểm tra của 10 huyện, thị xã còn lại trên toàn tỉnh, ngành chức năng phát hiện có 15.544 trường hợp được cấp đất, cho thuê đất trái thẩm quyền.
Đến nay, các địa phương đã xử lý xong 14.066 trường hợp các trường hợp tồn đọng còn lại chủ yếu do không phù hợp quy hoạch, vướng mắc liên quan đến việc xác định nghĩa vụ tài chính, cơ chế hoàn trả tiền sử dụng đất, giá trị tài sản còn lại trên đất sau thu hồi hoặc do hộ gia đình không phối hợp với chính quyền địa phương.
Đến nay đã thu hồi được 2.275 trường hợp và đang giao cho UBND cấp xã quản lý, còn 580 trường hợp chưa thu hồi được. Việc thực hiện các giải pháp giải quyết tồn đọng sau thu hồi chưa triệt để, đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân liên quan.
“Huyện Kỳ Anh là một trong những địa phương còn nhiều tồn đọng trong việc cấp đất, cho thuê đất trái thẩm quyền. Việc sai phạm này sẽ bị thu hồi, tuy nhiên việc giải quyết tồn đọng chưa dứt điểm là do vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách pháp luật quy định về hoàn trả lại số tiền cho người được giao đất, cho thuê đất sai thẩm quyền đã nộp. Ngoài ra, các địa phương cũng chưa quyết liệt, lúng túng trong việc thu hồi đất”, ông Huấn nói.
Về hướng giải quyết, đơn vị tiếp tục chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan, tham mưu hướng dẫn các địa phương thủ tục thu hồi đất đã được giao, cho thuê trái thẩm quyền. Trong đó, giao trách nhiệm cho các cơ quan có liên quan trong việc tham mưu xử lý tài sản trên đất cũng như thủ tục đưa đất vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Đối với trường hợp thu hồi đất của người sử dụng đất đã nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng thuộc diện giao đất hoặc thuê đất trái thẩm quyền, UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan tham mưu xin ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo hướng số tiền người dân đã nộp vào ngân sách Nhà nước phải được hoàn trả; mức hoàn trả phải tương ứng với thiệt hại thực tế của người dân.
Nhiều dự án đang bị “nghẽn” do vướng giá đất.
Lãnh đạo Sở TNMT Hà Tĩnh cũng thông tin, đất đai sau khi thu hồi sẽ giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý. Thời gian tới, ngành tài nguyên sẽ phối hợp Sở ngành liên quan hướng dẫn các địa phương thu hồi đất đã giao, cho thuê trái thẩm quyền. Ngoài ra, sẽ có cơ chế tài chính bố trí nguồn ngân sách nhà nước từ nguồn thu từ đất hằng năm để thực hiện hoàn trả tiền theo từng cấp quản lý, sớm giải quyết vướng mắc tồn đọng.
Tại kỳ họp, lãnh đạo Sở TNMT tiếp tục được chất vấn về tiến độ thực hiện xác định giá đất vẫn còn chậm so với yêu cầu, nhất là đối với dự án đã được giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh, bất động sản…
Trước vấn đề này, ông Lê Ngọc Huấn – Giám đốc Sở TNMT Hà Tĩnh thừa nhận có sự chậm trễ và lý giải khó khăn lớn nhất trong việc xác định giá đất là do vướng mắc quy định pháp luật.
“5 phương pháp xác định giá đất theo quy định đã bộc lộ hạn chế, vướng mắc, gây lúng túng khi chưa phù hợp điều kiện thực tế, thông tin thị trường cũng như công tác quản lý nhà nước. Việc xác định vào từng thời điểm chưa cụ thể đã dẫn đến trường hợp một thửa đất áp dụng các phương pháp sẽ cho kết quả khác nhau, lúng túng cho địa phương khi lựa chọn”, ông Huấn thông tin.
Lãnh đạo Sở TNMT Hà Tĩnh cũng đưa ra một số nguyên nhân khác dẫn đến việc chậm trễ trong xác định giá đất như thiếu thông tin, dữ liệu và các thông tin đầu vào của các dự án; Khó khăn trong việc thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hay việc các nhà đầu tư thiếu phối hợp trong việc cung cấp hồ sơ tài liệu cho việc xác định giá đất.
Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII diễn ra trong 3 ngày (6-8/12).
Thu Hường
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
Bão Yagi mạnh cấp 8, giật cấp 11 vào Biển Đông
MTXD - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (3/9), bão Yagi đi vào vùng biển phía đông bắc của khu vực bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2024. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11.