Hải Phòng: Thực hiện cải tạo, tiến tới đóng cửa toàn bộ bãi rác tạm
MTXD - Thành phố Hải Phòng hiện có khoảng 137 bãi rác tạm, sau nhiều năm sử dụng, nguồn nước rỉ ngấm xuống, gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm nhanh chóng cải tạo phục hồi, tiến tới đóng cửa toàn bộ bãi rác tạm.
Vừa qua, tại thành phố Hải Phòng, Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND Thành phố Hải Phòng về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Quang cảnh hội thảo về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng. Ảnh: Đinh Huyền
Theo báo cáo của UBND thành phố, hiện nay lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại thành phố là khoảng 942 tấn/ngày. Trong đó, thực hiện thu gom, xử lý đạt 100%. Hiện thành phố có 4 đơn vị thu gom, vận chuyển và được xử lý tại 2 khu xử lý là: Khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát (khoảng 500 - 650 tấn/ngày), Khu xử lý chất thải rắn Đình Vũ (khoảng 350 - 450 tấn/ngày).
Đối với chất thải rắn sinh hoạt nông thôn với khối lượng phát sinh khoảng 822 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt 98%. Lượng rác thải tại khu vực này do 972 tổ thu gom của các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn các xã, thị trấn đảm nhiệm; được xử lý tại Khu xử lý chất thải rắn Đình Vũ và Tràng Cát, Khu xử lý chất thải Minh Tân (khoảng 100 tấn rác/ngày của huyện Thủy Nguyên); còn lại xử lý tại 137 bãi rác tạm và lò đốt quy mô nhỏ.
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố hiện nay được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (62%), chế biến phân vi sinh (4%) và đốt rác với quy mô nhỏ (2%) và chôn lấp tại bãi rác tạm (32%). Việc xử lý rác thải bằng hình thức chôn lấp đã bộc lộ nhiều hạn chế như: chiếm nhiều diện tích đất; thời gian phân hủy chậm; phát tán mùi; nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường.
Đối với việc thực hiện quy hoạch xử lý chất thải rắn, Hải Phòng đã quy hoạch 7 khu xử lý cấp thành phố và 7 khu xử lý cấp huyện, với tổng diện tích quy hoạch khoảng 400 ha. Đến nay, đã thực hiện đầu tư xây dựng 3 khu xử lý cấp thành phố; 2 khu xử lý cấp huyện.
Trong giai đoạn 2016 - 2021, thành phố Hải Phòng đã đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường 1 bãi rác cấp huyện (Khu xử lý Bàng La). Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường 85 bãi rác tạm, đến năm 2030 sẽ đóng cửa toàn bộ bãi rác tạm trên địa bàn thành phố.
Mặc dù công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên UBND thành phố Hải Phòng cho biết, thời gian qua thành phố chưa thể xử lý dứt điểm các bãi chôn lấp rác tạm. Vì thế, thành phố kiến nghị Bộ Tài Nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể quy trình, kỹ thuật thực hiện cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh.
Nhằm khắc phục những vấn đề về môi trường ở trên, thành phố Hải Phòng đã xây dựng Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn cụ thể quy trình, kỹ thuật thực hiện cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh.
Cùng với đó, hướng dẫn cụ thể cách thức, phương pháp thực hiện hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn. Ngoài ra, kiến nghị Bộ Xây dựng sớm xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn phù hợp với việc phân loại chất thải rắn tại nguồn của khu trung tâm thương mại kết hợp với căn hộ; chung cư kết hợp văn phòng; tổ hợp công trình cao tầng có chức năng hỗn hợp.
Bàn về các giải pháp để nâng cao hiêu quả xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nhiều ý kiến cho rằng: Hải Phòng cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Mặt khác, cần tăng cường quản lý giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý bảo đảm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, Hải Phòng cần sớm xoá bỏ các bãi rác tạm; chấm dứt tình trạng rác thải đổ bỏ không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải. Khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân phát triển những mô hình hiệu quả, điển hình trong phân loại, thu gom, xử lý chất thải và nhân rộng các mô hình này trên địa bàn thành phố.
Thành phố Hải Phòng thực hiện cải tạo phục hồi, tiến tới đóng cửa toàn bộ các bãi rác tạm
Hiện nay, cả nước còn gần 1.200 bãi rác tạm. Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã yêu cầu các địa phương phải bố trí ngân sách để xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do các bãi rác này gây ra.
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho hay, địa phương đã xây dựng và trình HĐND TP thông qua Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, nêu rõ lộ trình, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về quản lý chất thải rắn theo toàn bộ vòng đời từ khâu phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng.
Địa phương cũng đưa ý kiến, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phù hợp với Luật bảo vệ môi trường năm 2020; các Bộ có hướng dẫn cụ thể quy trình, kỹ thuật thực hiện cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh; hướng dẫn cụ thể cách thức, phương pháp thực hiện hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (theo thể tích, theo khối lượng); hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn; hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác...
THẢO MỘC
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.