Hiến tặng mô tạng, giác mạc để những giá trị nhân văn luôn còn mãi
MTXD - Ngày 16/06, UBND huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định phối hợp cùng Hội vận động hiến tặng Mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam - Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, Hội thầy thuốc Hải Hậu tổ chức chương trình “Khám bệnh, tư vấn, phát thuốc miễn phí và truyền thông vận động đăng ký hiến tặng mô tạng, giác mạc” tại xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Đây là hoạt động do Chi hội vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ phát động chương trình "Đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi" ngày 19/05/2024 vừa qua nhằm tăng thêm số người đăng ký hiến và hiến mới tạng.
Tham dự sự kiện có Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, Sở Y tế Nam Định, UBND huyện Hải Hậu, Hội chữ thập đỏ, các vị chức sắc tôn giáo, Hội thầy thuốc Hải Hậu, cơ quan báo chí, và đại diện cán bộ nhân viên, người lao động đang công tác tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2.
Quang cảnh chương trình.
Kể từ ca hiến tặng giác mạc đầu tiên vào tháng 4 năm 2007 của cụ bà Nguyễn Thị Hoa (ở Cồn Thoi, Kim Sơn, Ninh Bình) đã hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, cả nước đã ghi nhận 971 người hiến giác mạc từ 20 tỉnh thành trong cả nước trong đó tập trung chủ yếu tại tỉnh Ninh Bình (437 người hiến), Nam Định (332 người hiến) riêng tại huyện Hải Hậu từ năm 2014 tới nay đã có hơn 280 người hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, góp phần vào sự thành công trong việc điều trị, tìm lại ánh sáng cho nhiều người không may bị mù do các bệnh lý về giác mạc.
Con người có thể chế tạo nhiều thứ nhưng giác mạc chưa chế tạo được, do đó điều duy nhất có thể cứu người bệnh chính là được ghép giác mạc từ nguồn hiến tặng lại của những người đã mất.
Phong trào hiến tặng giác mạc khi qua đời ở tỉnh Nam Định nói chung và huyện Hải Hậu nói riêng được nhân rộng và đạt được kết quả to lớn là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình và nghĩa cử cao đẹp của những người hiến cùng người thân của họ. Ngoài ra, còn có sự đóng góp của các cấp ban ngành tổ chức chính quyền, Hội chữ thập đỏ, các cộng tác viên tình nguyện, đặc biệt là sự ủng hộ của các vị linh mục và chức sắc tôn giáo tham gia vào phong trào vận động bà con tham gia hiến tặng giác mạc.
Hoạt động khám bệnh, tư vấn, phát thuốc miễn phí tại chương trình.
Nhờ nguồn giác mạc hiến tặng, nhiều người đã được ghép giác mạc, trở lại cuộc sống lao động sinh hoạt bình thường. Đây là niềm hạnh phúc lớn lao, không gì sánh được của những người bị bệnh giác mạc. Theo ước tính Việt Nam hiện có trên 300.000 người mù do bệnh lý giác mạc và mỗi năm con số này lại tăng thêm 15.000 người, cách thức duy nhất của họ chính là thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng...
Dù phẫu thuật ghép giác mạc ở Việt Nam đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đội ngũ phẫu thuật viên ngày càng đông đảo hơn nhưng do nguồn giác mạc vô cùng khan hiếm, lượng hiến tặng giác mạc thời gian qua mới chỉ đáp ứng được số lượng rất nhỏ so với nhu cầu thực tế. Vì vậy, hàng trăm nghìn bệnh nhân đang phải chấp nhận sống trong cảnh mù lòa, chờ đợi vào nguồn giác mạc duy nhất từ người hiến sau khi qua đời.
Chương trình đã lan toả thông điệp nhân văn, ý nghĩa góp phần lan toả yêu thương trong cuộc sống.
Vì vậy, cần thấu hiểu vai trò quan trọng của công tác truyền thông, vận động hiến tặng thu nhận mô tạng nói chung và bảo quản giác mạc nói riêng, việc thực hiện các ca phẫu thuật ghép giác mạc đạt tiêu chuẩn quốc tế góp phần nâng cao sức khỏe người dân thì người dân cần hiểu được ý nghĩa cao cả của việc hiến tặng một phần cơ thể của mình sau khi qua đời sẽ giúp nhiều người khác có thể hồi sinh đặc biệt là giúp người bị bệnh lý giác mạc có thể tìm lại được ánh sáng trở lại sinh hoạt, lao động như người bình thường giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, đem lại chất lượng sống tốt hơn.
Việc hiến tặng giác mạc, mô tạng là những món quà vô giá để lại cho những người còn sống, để lại cho cuộc đời giúp cho hàng nghìn người khác hồi sinh cuộc sống mới. Vì vậy, việc làm của những người hiến mô, tạng sau khi qua đời là việc làm ý nghĩa, nhân văn nhất, góp phần nhân lên tình yêu thương trong cuộc sống hôm nay, là động lực để những người sống học tập, làm theo và nhân rộng trong cộng đồng.
Yến Như
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.