Hội đồng thẩm định thông qua quy hoạch về tài nguyên nước

​MTXD - Ngày 16/9, tại trụ sở Chính phủ, Hội đồng thẩm định Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng.

MTXD - Ngày 16/9, tại trụ sở Chính phủ, Hội đồng thẩm định Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng.

Hội đồng thẩm định Quy hoạch tài nguyên nước nghe các chuyên gia góp ý - Ảnh VGP/Đức Tuân

Quy hoạch tài nguyên nước nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch ngành quốc gia lần đầu tiên được lập trong lĩnh vực tài nguyên nước, là định hướng tổng thể cho các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch lưu vực sông và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành có khai thác, sử dụng nước.

Trình bày về quá trình triển khai lập quy hoạch, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường Châu Trần Vĩnh cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo đã phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước và nhu cầu sử dụng nước trong kỳ quy hoạch, được tổng hợp từ thông tin, số liệu của khoảng 7.490 hồ chứa (dung tích trên 50.000 m3 trở lên); 35.900 công trình khai thác, sử dụng nước khác; dữ liệu vận hành của hơn 130 hồ chứa trong 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa và khoảng 200 hồ chứa khác được cập nhật thường xuyên, liên tục trên trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường; số liệu quan trắc của gần 1.000 điểm quan trắc nước dưới đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tính toán cân bằng nước (cung-cầu) cho 19 lưu vực sông và 6 vùng kinh tế (theo cả năm, mùa lũ, mùa cạn). Trên cơ sở đó, đánh giá tổng quan mức độ thiếu nước, khả năng đáp ứng và mức độ căng thẳng nguồn nước đến các tiểu lưu vực.

Nhiều thách thức bảo đảm an ninh nguồn nước

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước rất dồi dào (106 lưu vực sông với khoảng 3.450 sông, suối) song phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian (Lượng nước trong 3-5 tháng mùa lũ chiếm tới 70-80%, trong khi đó 7-9 tháng mùa kiệt chỉ xấp xỉ 20-30% lượng nước cả năm), có tình trạng thiếu nước ngọt cục bộ, suy thoái, khô hạn ở một số nơi, lưu lượng nước không đều, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, sạt lở, nước biển dâng; áp lực phát triển KTXH làm cho nhu cầu sử dụng nước gia tăng; ô nhiễm môi trường…

Theo dự báo của WB, nếu chúng ta không giải quyết triệt để các thách thức này thì đến năm 2045 sẽ là quốc gia căng thẳng về nguồn nước, ông Châu Trần Vĩnh nói. Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia sẽ định hướng tổng thể việc điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên phạm vi toàn quốc, vùng kinh tế, lưu vực sông.

Các chuyên gia đánh giá cao nội dung Quy hoạch - Ảnh VGP/Đức Tuân

Trình bày báo cáo thẩm định quy hoạch, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, quy hoạch đã cơ bản cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

Định hướng của quy hoạch đã tuân thủ theo quan điểm một cách nhất quán, xuyên suốt, rõ ràng và đầy đủ, bám sát mục tiêu quy hoạch. Các định hướng xác định dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đầy đủ và khả thi, bám sát mục tiêu đặt ra.

Một số ý kiến cho rằng trong quá trình lập quy hoạch tài nguyên nước, thì một số quy hoạch liên quan cũng đang được lập như quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch ĐBSCL,... đề nghị chủ động phối hợp để cập nhật, bảo đảm tính đồng bộ giữa các quy hoạch.

Có ý kiến đề nghị xem xét bổ sung định hướng "đánh giá hiệu quả các công trình chuyển nước đã và đang dự kiến triển khai xây dựng (đặc biệt đối với các công trình chuyển nước giữa các lưu vực sông lớn); nâng cao hiệu quả sử dụng dung tích hồ chứa, kể cả sử dụng phần dung tích chống lũ công trình, dung tích chết trong việc tham gia điều tiết cắt, giảm lũ và cấp nước cho hạ du; chuyển mục đích đối với các công trình không hiệu quả".

Một số ý kiến đề nghị bổ sung mục tiêu như phục hồi nguồn nước sông Hồng trước 2030, giảm lũ cho các lưu vực sông miền Trung, kiểm soát các hoạt động đường thủy có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước; coi nước lợ, nước mặn là tài nguyên.

Sau khi thảo luận, Hội đồng đã bỏ phiếu về hồ sơ quy hoạch với kết quả 100% ý kiến thông qua.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu kết luận cuộc họp - Ảnh VGP/Đức Tuân

Làm rõ các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh nguồn nước

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, đây là quy hoạch rất quan trọng, độ phức tạp cao, lần đầu tiên tổ chức thực hiện. Quản lý tài nguyên nước không chỉ là vấn đề quốc gia mà đang được cả thế giới quan tâm, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Do đó, chúng ta xác định phải hoàn thành nhiệm vụ xây dựng sớm quy hoạch này để bảo đảm mục tiêu quản lý tài nguyên nước hiệu quả.

Tại cuộc họp, Hội đồng đã nghe báo cáo tóm tắt quy hoạch, báo cáo thẩm định và các ý kiến phát biểu của chuyên gia, uỷ viên phản biện và các thành viên.

Phó Thủ tướng nêu rõ, Hội đồng đánh giá cao công tác chuẩn bị, xây dựng quy hoạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, tổ chức các hội nghị quốc tế để thảo luận, lấy ý kiến hoàn thiện quy hoạch. Quy hoạch được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, theo đúng quy định, quy trình lập quy hoạch.

Nội dung quy hoạch cơ bản phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, bảo đảm tính thực tiễn, có tầm nhìn, đúc rút kinh nghiệm quốc tế; đã nêu rõ 5 định hướng lớn, 7 nhóm giải pháp trọng tâm.

Tại cuộc họp, tất cả các thành viên Hội đồng đã thống nhất thông qua quy hoạch trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên.

Nêu rõ cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp thu nghiêm túc các ý kiến để hoàn thiện quy hoạch, Phó Thủ tướng lưu ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại các số liệu, bảo đảm nhất quán. Quy hoạch phải làm rõ hơn các giải pháp về bảo vệ môi trường, nhất là bảo vệ chất lượng nguồn nước, như giải pháp đối với tình trạng mực nước sông Hồng xuống thấp, giải pháp khắc phục tình trạng úng ngập, hạn hán ở miền Trung, xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Giải pháp bảo vệ môi trường là hàng đầu, Phó Thủ tướng nêu rõ, giải pháp không chỉ một bộ, ngành mà phải tổng thể.

Cho rằng cần bổ sung thêm danh mục các hồ chứa như một số ý kiến phát biểu, Phó Thủ tướng lấy ví dụ vùng ĐBSCL cần được quy hoạch thêm một số hồ chứa quy mô đủ lớn để góp phần chủ động nguồn nước, ứng phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.

Theo Đức Tuân-Chinhphu.vn

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.