Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường Đồng bằng sông Hồng”

MTXD - Sáng 12.7.2022, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

MTXD - Sáng 12/7, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết; ông Lê Quân, Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội; ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết đồng chủ trì hội thảo.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Tuấn Anh đề nghị lãnh đạo các bộ ngành, đại diện lãnh đạo các địa phương và các nhà khoa học tập trung thảo luận vào một số nội dung chính:

Đánh giá, làm rõ những thành tựu, kết quả đạt được cũng như chỉ rõ những hạn chế, tồn tại, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển; làm sâu sắc hơn được tiềm năng, lợi thế các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường của toàn vùng và từng địa phương, vùng.

Đánh giá toàn diện các kết quả, thuận lợi và khó khăn về việc ban hành, tổ chức thực hiện và hiệu lực, hiệu quả các cơ chế, chính sách mang tính toàn vùng, nhất là vấn đề liên kết để tối ưu hóa nguồn lực phát triển, việc thu hút nguồn lực xã hội - xã hội hóa nhằm phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên - môi trường và nguồn nhân lực tại các địa phương và vùng đồng bằng sông Hồng thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất được những nhiệm vụ, giải pháp mới nhất là ban hành, cơ chế, chính sách, bổ sung nguồn lực mới đảm bảo phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng cho từng lĩnh vực văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực…

Đánh giá toàn diện các kết quả, thuận lợi và khó khăn về việc ban hành, tổ chức thực hiện và hiệu lực, hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm phát triển văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực tại các địa phương và vùng thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất được những nhiệm vụ, giải pháp mới nhất là ban hành, cơ chế, chính sách, bổ sung nguồn lực mới đảm bảo phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng cho từng lĩnh vực văn hóa, giáo dục –đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực.

Tập trung làm rõ các vấn đề đặt ra nhằm phát triển từng địa phương, vùng cho từng lĩnh vực văn hóa, giáo dục –đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực, nhất là các mâu thuẫn, xung đột lợi ích trong khai thác, quản lý, sử dụng các tài nguyên khoáng sản, du lịch, văn hóa và các cơ chế chính sách thu hút nguồn lực nhằm thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo…. Từ đó, đề xuất Ban Chỉ đạo tham mưu các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tích hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phân tán, nhỏ lẻ trong từng lĩnh vực, của từng địa phương để phục vụ lợi ích chung của toàn vùng với từng lĩnh vực văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực.

Làm rõ hơn về xu hướng tất yếu và lợi ích của các địa phương khi tăng cường liên kết vùng về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực, nhất là trong bối cảnh tình hình mới; các phương thức, biện pháp để tăng cường hợp tác, liên kết vùng trong phát triển các lĩnh vực này … từ đó, tham mưu cho các Bộ ngành và cấp ủy các địa phương tiếp tục thay đổi tư duy, nhận thức và hành động về liên kết vùng trong từng lĩnh vực để huy động tối đa các nguồn lực phân tán, nhỏ lẻ của từng lĩnh vực, từng địa phương tạo thành sức mạnh tổng hợp cho vùng.

Đặc biệt, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của các lĩnh vực văn hóa, xã hội, KHCN, môi trường, cùng với việc nắm rõ bối cảnh tình hình mới, phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế, tồn tại và cùng đề xuất các quan điểm phát triển, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, KHCN, môi trường vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

NGỌC SƠN

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.