Hội thảo quốc tế “Thực trạng đời sống các gia đình đa văn hóa Việt Nam – nước ngoài: Cơ sở lý luận và so sánh xuyên quốc gia”
MTXD - Chiều ngày 28/12/2022 tại Trường ĐHKHXH và NV, cơ sở 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1 đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Thực trạng đời sống các gia đình đa văn hóa Việt Nam – nước ngoài: Cơ sở lý luận và so sánh xuyên quốc gia” do Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực ASEAN, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG – HCM tổ chức nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa, đặt biệt là ý kiến của người trong cuộc. Đây là nhiệm vụ nghiên cứu trong khuôn khổ của đề NCKH B 2022 – 18b – 04 do PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Nguồn nhân lực ASEAN, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM làm chủ nhiệm.
Ban Chủ tọa từ trái sang: TS. Ngô Đức, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, TS. Nguyễn Minh Nhựt, TS. Hồ Bá Thâm
Tham dự buổi hội thảo, có sự tham dự của: TS. Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng, TS. Trần Anh Tiến - Trưởng phòng ĐN – QLKH, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG-HCM; ngài Sofjan Agustaviano – Tổng lãnh sự Indonesia tại TPHCM; ông Kith Sothearith – Lãnh sự Vương quốc Campuchia, TS. Nguyễn Minh Nhựt - Phó Trưởng ban Ban Văn hóa XH, HĐND TP.HCM; Bà Nguyễn Thị Hồng Diễm – Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM; TS. Hồ Bá Thâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nguồn Nhân lực – Nhân tài Việt Nam tại TP.HCM; Ông Đặng Bảo Quốc – Trưởng đại diện phía Nam – Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, TS. Ngô Đức – Chủ tịch Hiệp hội Phi chính phủ Hàn Quốc tại Việt Nam; Ông Youn Young Seok - Chủ tịch Hội Gia đình đa văn hóa HQ-VN TP.HCM; Ông Sim Sang Won – Nguyên Chủ tịch Hội Gia đình đa văn hóa HQ-VN TP.HCM (2014 – 2022), Ông Ramesh Anand Mohan – Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại TP.HCM; Ông OhDixon – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Singapore tại TP.HCM;, đặc biệt là các nhà khoa học chuyên gia trong và ngoài nước.
Toàn cảnh hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Phạm Tấn Hạ - Phó hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM đã nhấn mạnh vai trò của gia đình đa văn hóa đối với sự phát triển của các quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ: “Bên cạnh những thông tin, kiến thức về chủ đề gia đình đa văn hóa, lịch sử, văn hóa, giáo dục,… còn là sự kết nối xuyên biên giới giúp mọi người thấu hiểu và tôn trọng sự khác biệt, với các gia đình đa văn hóa còn có thêm trách nhiệm cùng nhau chăm sóc và nuôi dưỡng con cái chăm ngoan, hướng về cội nguồn của hai quốc gia – dân tộc.”
Ngài Agustaviano Sofjan – Tổng lãnh sự Indonesia tại TPHCM cũng đã có bài phát biểu chia sẻ sự ủng hộ và đồng quan điểm đối với chủ đề gia đình đa văn hóa có yếu tố nước ngoài. Đất nước Indonesia có phương châm: “Bhineka Tunggal Ika” hay Thống nhất trong Đa dạng. Người dân Indonesia không coi sự đa dạng là thách thức hay trở ngại mà là sức mạnh của mình. Với cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2023, Indonesia sẽ tăng cường tính đa văn hóa trong khu vực và sử dụng nó như một thế mạnh để phát triển ASEAN.
Tại buổi hội thảo, các diễn giả cũng đã đưa ra những phân tích về thực trạng, đề xuất các giải pháp góp phần (1) nâng cao chất lượng sống theo hướng tiếp cận bao trùm của các gia đình đa văn hóa; (2) đề xuất cần có sự quan tâm của chính quyền các bên liên quan: thống kê số lượng, những thuận lợi, khó khăn; (3) Những kinh nghiệm quốc tế sẽ là những bài học kinh nghiệm cho VN nói chung, TP.HCM tham khảo từ đó có những chính sách và chương trình hành động hợp lý, hợp tình; (4) Về mặt vĩ mô cần phải xây dựng hệ giá trị của gia đình VN trong bối cảnh mới có bổ sung về đặc trưng của các gia đình đa văn hóa.
Toàn thể đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Trong bài phát biểu bế mạc, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân đã tóm lược nội dung của toàn buổi hội thảo và đưa ra kết luận: “Các phát biểu của đại biểu từ các gia đình đa văn hóa Việt – Hàn, Việt - Ấn, Việt – Singapore và Tổng lãnh sự Indonesia có ý nghĩa quan trọng đối với chủ nhiệm đề tài nói riêng, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG – HCM nói chung tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, từ đó có những phân tích, kết luận trên cơ sở lý luận và thực tiễn đóng góp cho TP.HCM triển khai có kết quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có sự tham gia của các thành viên các gia đình đa văn hóa”. Ngoài ra, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân cũng bày tỏ sự cảm ơn đến toàn thể đại biểu đã tham dự và phát biểu, chia sẻ nhiều thông tin và kinh nghiệm quý giá đối với chủ đề gia đình đa văn hóa.
Ban tổ chức cũng không quên cảm ơn Tập đoàn Xuân Nguyên, Eden Farm, Nha khoa Lovely, Dotha Lotus, Tàu hủ Nhật, BCH Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM đã ủng hộ, đồng hành cùng Ban tổ chức Hội thảo.
BQ
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.