Hội thảo về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và thành lập thí điểm tổ chức lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

MTXD - Ngày 07/03/2024 vừa qua, Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TM&MT) cùng với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Liên minh châu Âu (EU) và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam (UBND) phối hợp tổ chức cuộc họp tham vấn “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và thành lập thí điểm tổ chức lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn”. Nhằm mục tiêu tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước và hỗ trợ triển khai Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 hiệu quả, bên cạnh đó xem xét khả năng thành lập thí điểm tổ chức lưu vực sông tại lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

MTXD - Ngày 07/03/2024 vừa qua, Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TM&MT) cùng với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Liên minh châu Âu (EU) và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam (UBND) phối hợp tổ chức cuộc họp tham vấn “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và thành lập thí điểm tổ chức lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn”. Nhằm mục tiêu tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước hỗ trợ triển khai Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 hiệu quả, bên cạnh đó xem xét khả năng thành lập thí điểm tổ chức lưu vực sông tại lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

 

Toàn cảnh cuộc họp diễn ra tại UBND tỉnh Quảng Nam

Tham gia hội thảo có đại diện Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia – EVN, chuyên gia trong nước và quốc tế. Cùng với đại diện các Sở, ban, ngành liên quan tại Quảng Nam, Đà Nẵng và các doanh nghiệp sử dụng nước lớn trên lưu vực sông.

Vu Gia - Thu Bồn là 1 trong 10 lưu vực sông lớn nhất Việt Nam và có lượng mưa trung bình lưu vực lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, tài nguyên nước tại lưu vực sông không dồi dào do đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ tự nhiên như tác động của biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa, phân bố dòng chảy không đều giữa mùa mưa, mùa khô; và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa.

Ông Lê Trí Thanh, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đang phát biểu tại cuộc họp về vấn đề thành lập tổ chức lưu vực

Phát biểu tại cuộc họp về vấn đề thành lập tổ chức lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, ông Lê Trí Thanh (Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) cho biết để thành lập mô hình này cần sự đồng thuận cao từ các chính quyền địa phương và các cơ quan trung ương; đồng thời cần ban hành một khung pháp lý chính thức.

“Tác động của việc thành lập tổ chức lưu vực sông sẽ làm cho sự mập mờ và khác biệt giữa các địa phương trong quản lý lưu vực sông không còn. Tiếp theo sẽ có đầu tư từ các cấp bậc khác nhau, từ trung ương đến địa phương, ảnh hưởng đến an toàn và tính bền vững của lưu vực sông. Cuối cùng, việc thành lập tổ chức này tạo ra một cơ chế phối hợp giữa các ngành và địa phương, đảm bảo rằng quyết định được đưa ra dựa trên lợi ích chung của lưu vực sông, không bị chi phối bởi quyết định độc lập của các bộ, ngành trung ương hoặc địa phương” ông Thanh nhấn mạnh

Ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN&MT  nhận định tại buổi hội thảo

Còn ông Châu Trần Vĩnh (Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN&MT) cũng nhận định việc quản lý tổng hợp theo lưu vực sông là xu hướng tất yếu và cần thiết để giải quyết các thách thức về nguồn nước như hiện nay. Khái niệm này đã được thực hiện và đưa vào trong Luật Tài nguyên Nước năm 2012 và được bổ sung, củng cố trong dự thảo sửa đổi Luật năm 2023.

“Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay là lựa chọn mô hình hoạt động hiện đại, phù hợp và phải đảm bảo hoạt động hiệu quả và phải đưa ra được một bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định, vận hành theo thời gian thực.

Bộ TN&MT dự kiến xây dựng, ban hành Nghị định hướng dẫn các quy định của Luật Tài nguyên nước trong đó hướng dẫn quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban lưu vực sông, và các Tiểu ban lưu vực sông như ở sông Vu Gia - Thu Bồn mà Bộ TN&MT đang hướng tới triển khai thí điểm” ông Vĩnh cho biết

Trong khuôn khổ cuộc họp, Ông Patrick Laigneau (chuyên gia tài nguyên nước của Pháp) đã chia sẻ về mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức lưu vực sông trên thế giới, tập trung vào kinh nghiệm của Pháp và châu Âu. Để xem xét những yếu tố cần để áp dụng cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn ở Việt Nam.

Đồng thời, ông nhận thấy rất có tiềm năng để triển khai tổ chức lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn ở Việt Nam và  nhấn mạnh sự cần thiết phải có là sự điều phối liên hồ chứa, một cơ quan điều hành lưu vực, cơ chế tài chính và một ủy ban lưu vực sông có sự tham gia của tất cả các bên liên quan; và đóng góp tài chính của chủ thể sử dụng nước để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của tổ chức lưu vực sông.

Ông Hervé Conan,Giám đốc AFD Việt Nam có mong muốn được tiếp tục hỗ trợ để góp phần thúc đẩy triển khai dự án thí điểm tổ chức lưu vực sông tại Việt Nam

Liên quan đến vấn đề kỹ thuật và tài chính, Ông Hervé Conan (Giám đốc AFD Việt Nam) có mong muốn được tiếp tục hỗ trợ để góp phần thúc đẩy triển khai dự án thí điểm tổ chức lưu vực sông tại Việt Nam. Bởi vì trước đây, dự án “Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An” cũng được vay vốn từ AFD và tài trợ dành cho hợp phần hỗ trợ kỹ thuật của Liên minh châu Âu thông qua Quỹ WARM

Giám đốc dự án tại AFD - ông Olivier Gilard chia sẻ những kinh nghiệm và kỹ thuật tiêu biểu trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước đã được triển khai thành công trước đây và có tiềm năng để áp dụng tại Việt Nam

Chia sẻ trong hội thảo, ông Olivier Gilard (Giám đốc dự án tại AFD) cho biết phương pháp bảo tồn nông nghiệp, hệ thống trồng trọt không cần làm đất và duy trì che phủ đất liên tục, cũng giúp làm chậm quá trình thoát nước và tăng thời gian thẩm thấu giữa nước và nước ngầm. Điều này làm tăng khả năng sử dụng nguồn nước và giảm nguy cơ lũ lụt ở khu vực hạ du.

Phần hạ du lưu vực sông Thu Bồn

Cũng trong nội dung cuộc họp, ông Đào Văn Thiên (Phó Giám đốc Công ty Khai thác thủy lợi Quảng Nam) bày tỏ việc điều tiết xả nước của các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý và khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở hạ du.

Cụ thể, việc tập trung xả nước chủ yếu vào một số giờ trong ngày khiến năng lực vận chuyển nước ngọt từ thượng nguồn xuống hạ du bị hạn chế. Đồng thời, các nhà máy ngừng xả, nước mặn có nguy cơ tràn ngược và gây hạn hán cục bộ ở khu vực hạ lưu.

“Trên cơ sở đó, cần nghiên cứu xây dựng một công trình ngăn mặn tại hạ du sông Thu Bồn kết hợp với việc điều tiết xả nước hợp lý từ thủy điện để giải quyết bền vững vấn đề nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở hạ lưu. Và để giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước phải cần điều phối chung giữa các ngành để quản lý, khai thác bao gồm ngành thủy điện, thủy lợi, nông nghiệp, và giao thông và cần hệ thống quan trắc, dự báo để ra quyết định vận hành phù hợp thực tiễn; ngoài ra cần vận hành theo thời gian thực có hiệu quả, đảm bảo an toàn hồ đập, cung cấp đủ nước cho sản xuất”-  ông Thiên đề xuất./.

BTC

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.