Hơn 26 năm cho dự án treo Làng Đại học Đà Nẵng, cách nào để gỡ khó?

​MTXD - Sau 26 năm phê duyệt quy hoạch, dự án Làng Đại học Đà Nẵng vẫn chưa được triển khai đầu tư xây dựng do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và nguồn vốn vay. Điều đó dẫn tới nhiều bất cập trong công tác ổn định và phát triển ở khu vực này.

MTXD - Sau 26 năm phê duyệt quy hoạch, dự án Làng Đại học Đà Nẵng vẫn chưa được triển khai đầu tư xây dựng do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và nguồn vốn vay. Điều đó dẫn tới nhiều bất cập trong công tác ổn định và phát triển ở khu vực này.

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng được phê duyệt từ năm 1997, với quy mô gần 300ha. Trong đó, 110 ha thuộc địa phận phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn (TP. Đà Nẵng) và khoảng 190 ha thuộc thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Theo quy hoạch được phê duyệt, dự án Làng Đại học Đà Nẵng là khu chức năng đặc thù, trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực cấp quốc gia và quốc tế. Tổng quy mô phục vụ của Làng Đại học Đà Nẵng đến năm 2035 là 66.000 người, gồm 60.000 sinh viên và khoảng 6.000 giảng viên, cán bộ. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến gần 10.000 tỷ đồng, được bố trí 1.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 để triển khai ba dự án thành phần.

Phối cảnh khu Đại học Đà Nẵng.

Tổng diện tích giải phóng mặt bằng của dự án Làng Đại học Đà Nẵng khoảng 110ha. Trong đó, từ năm 2017, UBND Đà Nẵng đã bàn giao cho chủ đầu tư 38,6ha. Diện tích còn lại là 71,4ha, đã giải phóng được khoảng 40ha. Dự án bao gồm các khu trung tâm (trung tâm điều hành), khu học tập và các cơ sở nghiên cứu thuộc Đại học Đà Nẵng (dự kiến bố trí cho 11 trường), khu thể dục - thể thao và giáo dục quốc phòng, khu nghiên cứu - phát triển - ươm tạo, khu ký túc xá sinh viên…

Một trong những nguyên nhân gây chậm tiến độ là do dự án có quy mô lớn, nguồn vốn lớn, lại liên quan đến địa giới 2 địa phương, cũng như liên quan nhiều bộ, ngành nên thủ tục phức tạp. Đáng chú ý, dự án gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai, đặc biệt là về công tác giải phóng mặt bằng ở phía tỉnh Quảng Nam và điều chỉnh lại quy hoạch dự án. Đến đầu tháng 5/2023, việc giải phóng mặt bằng tại dự án vẫn vướng hơn 20 hồ sơ. Cùng với đó, người dân đang bị “treo” ngay trên mảnh đất của mình bởi một chữ “đất quy hoạch”. Hơn 600 hộ dân Câu Hà, Tứ Câu, Ngọc Vinh ở Điện Ngọc (Điện Bàn, Quảng Nam) “mắc kẹt” giữa khu quy hoạch treo 300ha Làng đại học Đà Nẵng hàng chục năm qua. Chính quyền không thể đầu tư xây dựng công trình dân sinh mang tính lâu dài, còn người dân thì bị “tước quyền” sử dụng đất...

Dự án kéo dài hơn 26 năm.

Sau 26 năm kể từ ngày được phê duyệt quy hoạch, dự án vẫn chưa được triển khai đầu tư xây dựng gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, các quyền lợi về đất đai, xây dựng nhà cửa của nhân dân. Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, đến nay, dự án vẫn còn vướng 20 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng. Đối với gói thầu xây lắp các hạng mục hạ tầng kỹ thuật công trình, nhà thầu đang triển khai đắp nền đường và san nền. Khối lượng thực hiện của dự án trong tháng 3/2023 đạt 13,5 tỉ đồng, dự ước tháng 4/2023 là 15 tỉ đồng. Lũy kế từ khi khởi công đến nay, vốn đầu tư thực hiện của dự án ước đạt 74,9 tỉ đồng, bằng 33% tổng mức đầu tư.

Theo Đại học Đà Nẵng, nhu cầu đầu tư phát triển Đại học Đà Nẵng tại Hòa Quý – Điện Ngọc là rất lớn, trong khi nguồn ngân sách được cấp trong giai đoạn 2021-2025 còn rất hạn chế. Việc huy động các nguồn lực tài chính, trong đó nguồn thu phí và lệ phí tăng chậm do bị ràng buộc bởi quy định của Nhà nước. Việc kêu gọi các nguồn xã hội hóa gặp nhiều khó khăn. Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Vũ – Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, theo quyết định phê duyệt dự án, dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết cho Đại học Đà Nẵng, vay vốn Ngân hàng thế giới có thời gian thực hiện từ năm 2021-2025. Tuy nhiên, do thủ tục hiệu lực của hiệp định vay kéo dài sang năm 2022, các vướng mắc về thủ tục vay lại (mặc dù hiện đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ giải quyết) vẫn chưa được tháo gỡ nên thời gian cho giai đoạn thực hiện dự án còn lại ngắn, việc thực hiện dự án và giải ngân vốn theo kế hoạch có rất nhiều rủi ro.

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng vẫn vướng giải phóng mặt bằng.

Trên cơ sở đó, lãnh đạo Đại học Đà Nẵng kiến nghị, đề xuất với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có ý kiến với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan giải quyết vướng mắc về tài sản đảm bảo nhằm nhanh chóng hoàn thành thủ tục vay lại của dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết cho Đại học Đà Nẵng, vay vốn ngân hàng thế giới. Qua đó giúp cho Đại học Đà Nẵng và 2 Đại học Quốc gia đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Ưu tiên xem xét, bố trí vốn từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để tập trung vào thực hiện công tác giải phóng mặt bằng 23,13 ha còn lại thuộc phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) và 170,77 ha thuộc phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) với kinh phí khoảng 4.922 tỷ đồng. Đồng thời, tiếp tục quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị thành viên của Đại học Đà Nẵng khoảng 2.000 tỷ đồng trong các giai đoạn trung hạn (2026-2030 và 2030-2035) để đầu tư đồng bộ, phát triển khu đô thị Đại học Đà Nẵng thành hệ thống hoàn chỉnh các trường, các Viện nghiên cứu, các đơn vị thực nghiệm; Trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, liên ngành bảo đảm sự gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp phát triển kinh tế của vùng. Dù chưa hoàn thiện nhưng hiện có ba đơn vị sinh hoạt trong Làng đại học Đà Nẵng gồm Trường đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn, Trung tâm giáo dục quốc phòng, Khoa y dược.

Dù chưa hoàn thiện nhưng hiện có ba đơn vị sinh hoạt gồm Trường đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn, Trung tâm giáo dục quốc phòng, Khoa y dược.

Trong khi đó, theo chính quyền thị xã Điện Bàn, có thể nghiên cứu giải phóng mặt bằng khoảng 50ha, thay vì toàn bộ 190ha như quy hoạch. Ông Nguyễn Xuân Hà – Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn nói các phân tích cho thấy việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho toàn bộ 160ha dự án Làng đại học Đà Nẵng trên địa phận thị xã là bất khả thi. Theo chủ trương đầu tư dự án thì đến năm 2025 hay 2030 cũng chỉ sẽ đầu tư tập trung trên phần đất Đà Nẵng. Sau năm 2030 mới hoàn chỉnh mặt bằng đô thị đại học. Như vậy thì lại “treo” quá lâu.

Đã quá lâu cho một sự án về giáo dục, tuy nhiên, thị xã Điện Bàn hay tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng chờ mãi vẫn chưa thấy câu trả lời.

Tiêu Dao

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.