Huyện miền núi trồng thêm hàng nghìn cây xanh
MTXD - Trong năm 2022, các ban ngành chức năng của huyện đã trồng mới thêm số lượng cây xanh lên tới 20.800 cây xanh các loại.
Nhân kỷ niệm 63 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 – 28/11/2022). Ngày 24/11/2022, Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Tây Giang (Quảng Nam) tổ chức ra quân phát động trồng cây xanh tại Đài chiến thắng và các tuyến đường Trung tâm hành chính huyện. Trong thời gian 1 ngày, cán bộ, viên chức, người lao động trong Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện đã trồng 3.000 cây xanh (gồm 1.500 cây Dổi và 1.500 cây Thông) với diện tích hơn 1ha tại các khu vực đất trống và bị sạt lở.
Năm 2022, các đơn vị tại huyện Tây Giang đã trồng thêm 20.800 cây xanh các loại.
Trong năm 2022, BQL đã triển khai trồng được 2.800 cây Đào, 7.000 cây Thông Mã Vĩ dọc các tuyến đường Trung tâm huyện và các xã, đến nay hầu hết cây đều sinh trưởng, phát triển tốt, nâng tổng lượng cây trồng trong năm 2022 do đơn vị quản lý lên 20.800 cây các loại.
Được biết, ngoài đề án “Trồng mới một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025”, năm 2022, Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện đã triển khai trồng rừng thay thế với diện tích hơn 97 ha (gồm cây dổi và cây lim xanh) và trồng rừng phân tán để thực hiện phương án hỗ trợ người dân lấy gỗ làm nhà là gần 8.000 cây dổi xanh.
Đây là hành động thiết thực nhằm tuyên truyền sâu rộng và nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ, viên chức trong đơn vị đối với các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường xung quanh. Đồng thời, triển khai có hiệu quả Đề án “Trồng mới một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025” theo Quyết định số 524 ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tuyên truyền sâu rộng và nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ, viên chức trong đơn vị đối với các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường xung quanh.
Trong nhiều năm liên tục, huyện Tây Giang là tấm gương sáng, trong công tác giữ rừng không chỉ ở Quảng Nam, mà còn cả khu vực miền Trung Tây Nguyên.
Quản lý Rừng phòng hộ huyện Tây Giang cho biết, việc giao rừng cho cộng đồng làng quản lý, chi trả chính sách môi trường rừng, hỗ trợ trồng dược liệu dưới tán rừng… Đó là những giải pháp quan trọng mà Quảng Nam đã và đang triển khai trong công tác giữ rừng hiện nay. Với đồng bào Cơtu ở huyện Tây Giang, việc chung tay giữ rừng đã trở thành một nét văn hóa đẹp của cộng đồng làng. Giờ đây, nét đẹp văn hóa đó cùng với các chính sách của nhà nước. Đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong giữ cho những cánh rừng mãi xanh…
Ông A Lăng Mía dân tộc Cơ Tu đã chăm sóc vườn cây Ba kích dưới tán rừng già hơn 4 năm nay. Với hơn 1000 gốc Ba kích tím, mỗi vụ thu hoạch mang lại nguồn thu từ 70 đến 100 triệu đồng. Không chỉ có thêm tiền trang trải cuộc sống, mà gia đình ông Mía còn tiết kiệm chi tiêu để mua sắm vật dụng trong gia đình. Thấy được hiệu quả từ việc giữ rừng để trồng dược liệu. Ông Mía tiếp tục tuyên truyền cho bà con trong làng cùng chung tay bảo vệ những cánh rừng già đầu nguồn. Ông A Lăng Mía, xã Lăng cho biết: “Trồng cây Ba kích để giữ rừng già, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ được phát triển. Giữ rừng phòng hộ không cho sạt lở, giữ cho khí hậu mát mẻ, để trồng cây Ba kích để có khu bảo vệ rừng”.
Các đơn vị phối hợp tăng cường đi tuần tra, xử lý các vụ vi phạm về rừng.
Không chỉ trồng dược liệu dưới tán rừng, hàng tháng bà con Cơ Tu còn thay phiên nhau tuần tra rừng. Rừng Pơmu vừa là cây di sản của huyện Tây Giang, đồng thời cũng là báu vật rừng thiêng của đồng bào Cơtu. Do đó, ngoài những luật tục quy định của làng, thì các tổ, nhóm quản lý bảo vệ rừng…thay nhau tuần tra nghiêm ngặt. Nhờ đó, từ khi phát hiện đến nay, rừng cây di sản Pơmu không bị tàn phá mà vẫn xanh tốt. Đủ sức che chở sự sống cho cộng đồng làng Cơtu vùng cao Tây Giang.
Ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Tây Giang cho biết thêm, hiện nay Ban đang giao khoán cho 64 cộng đồng. Và việc giao khoán cho cộng đồng nó phù hợp tại Tây Giang. Vì bà con ở đây sống dựa vào cộng đồng rất nhiều, tính cộng đồng rất cao, nên việc bảo vệ rừng thì toàn dân đều bảo vệ. Với phương châm “rừng còn Tây Giang phát triển-Rừng mất Tây Giang suy vong”…Sau gần 20 năm tái lập, Đảng bộ chính quyền và bà con Cơtu trên địa bàn huyện đã và đang làm rất tốt công tác giữ gìn màu xanh cho những cánh rừng. Và trong nhiều năm liên tục, huyện Tây Giang là tấm gương sáng, trong công tác giữ rừng không chỉ ở Quảng Nam, mà còn cả khu vực miền Trung Tây Nguyên.
Nhuận Mẫn – Huấn Trương
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.