Huyện Thạch Thất – Hà Nội: Nhiều công trình đang bị thanh tra tại xã Thạch Hòa

MTXD - Khi có nhiều luồng ý kiến phản ánh việc tại nhiều thôn của xã Thạch Hòa – huyện Thạch Thất hiện đang xây dựng nhiều công trình có dấu hiệu trái phép khi được xây trên đất có nguồn gốc là đất nông trường và đất thuộc quy hoạch của cụm trường Đại học Quốc gia; Phóng viên của Môi trường Xây dựng đã tìm hiểu thực tế và nhận thấy phản ánh trên là có cơ sở đồng thời cũng đã nhiều lần làm việc với chính quyền địa phương và được biết những công trình được phản ánh trên đang trong quá trình thanh tra.

MTXD - Khi có nhiều luồng ý kiến phản ánh việc tại nhiều thôn của xã Thạch Hòa – huyện Thạch Thất hiện đang xây dựng nhiều công trình có dấu hiệu trái phép khi được xây trên đất có nguồn gốc là đất nông trường và đất thuộc quy hoạch của cụm trường Đại học Quốc gia; Phóng viên của Môi trường Xây dựng đã tìm hiểu thực tế và nhận thấy phản ánh trên là có cơ sở đồng thời cũng đã nhiều lần làm việc với chính quyền địa phương và được biết những công trình được phản ánh trên đang trong quá trình thanh tra.

Cụ thể tại các thôn 2 và 3 của xã Thạch Hòa hiện đang có rất nhiều công trình rất lớn được xây dựng thành nhiều phòng để cho thuê. Khi khảo sát thực tế, theo một số đầu mối môi giới (cò đất) mua bán đất và cho thuê nhà tại xã Thạch Hòa cho biết các công trình trên đều không có sổ đỏ, có nhà xây dựng đến gần 100 phòng để cho thuê.

Những công trình đồ sộ cả mới lẫn cũ được xây dựng tại các thôn 2 3 4 5 xã Thạch Hòa được các “cò đất” cho biết là không có sổ đỏ.

Từ khi có chủ trương di dời các trường Đại học đến Láng Hòa Lạc (Thạch Thất) thì thị trường đất đai và nhà ở tại các xã lân cận trở nên sôi động, không chỉ dân bản địa đua nhau xây nhà cao tầng mà những cá nhân từ bên ngoài có tiềm năng về kinh tế đều đổ xô về đây tìm mua đất, thậm chí là đất nông nghiệp, đất nông trường cũ. Mục đích để làm gì thì trong giới bất động sản đều hiểu, theo một số nguồn tin đáng tin cậy cung cấp cho biết có rất nhiều “ông lớn bà lớn” về đây đầu tư và hầu hết những khu vực “đẹp” đều về tay họ.

Trao đổi với phóng viên về tình trạng xây dựng trên đất nông trường cũ thuộc quy hoạch dải vành đai cây xanh trường ĐH Quốc gia Hà Nội ông Thúy phó chủ tịch UBND xã Thạch Hòa cho biết “ cả khu trên đều là đất nông trường cũ chưa được cấp sổ và đang làm thủ tục đề nghị với UBND Thành phố cấp sổ. Tuy là đất nông trường nhưng các hộ đã sinh sống ở đây từ trước nên việc các hộ xây dựng là hết sức bình thường”

Theo chân một “cò đất” có thâm niên ở đây, chúng tôi tìm đến nhiều công trình đang xây dựng để tìm hiểu, khi hỏi đến đường đi nước bước để có thể xây một công trình trên đất nông nghiệp ở đây thì một người đàn ông tự giới thiệu là quản lý của công trình cho biết “để xây được như thế này thì phải chi ra 20 triệu đồng cho một phòng”. Người này còn ngỏ ý nếu muốn xây dựng nhà tương tự thì ông có thể giúp kết nối, thậm chí nếu có nhu cầu người này có thể “lo” toàn bộ thủ tục để xây được. Để xác thực thông tin trên chúng tôi đã liên hệ và tìm hiểu với chính quyền xã Thạch Hòa nhưng lãnh đạo xã này đã phủ nhận và cho biết huyện đang tiến hành thanh tra các công trình trên nói riêng cũng như tình trạng sử dụng đất tại xã nói chung.

Tuy nhiên trong thực tế mấy năm gần đây đã có hàng trăm ngôi nhà cao chót vót được xây dựng trái phép từ vài chục đến hàng trăm phòng tại khu vực này, hầu hết đều xây dựng trên đất nông trường cũ và đất thuộc dải cây xanh của trường Đại học Quốc gia.

Cách đây không lâu một bản danh sách các nhà trọ được cho là xây trái phép trên địa bàn xã Thạch Hòa bị rò rỉ.

Cũng theo thống kê, đến nay, cơ bản các tỉnh, thành phố đã hoàn thành công tác rà soát, cắm mốc ranh giới giữa các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp và hoàn thành về đo đạc lập bản đồ địa chính. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng đã cơ bản hoàn thành tại nhiều địa phương. Ngoài ra, không ít tỉnh thành đã sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi các nông trường, lâm trường để làm cơ sở xử lý những yếu kém, vướng mắc. Cùng với đó, tại một số địa phương, các nông trường, lâm trường cũng đã xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, phương án sử dụng đất.

Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) từng đánh giá, kết quả sắp xếp, đổi mới các nông trường, lâm trường thực hiện vẫn chậm, hiệu quả còn thấp. Phần lớn các địa phương mới chỉ xây dựng được phương án sử dụng đất, còn nhiều nơi chưa phê duyệt phương án sử dụng quỹ đất bàn giao về địa phương. Tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính ở các địa phương còn chậm; chất lượng kiểm tra, nghiệm thu của chủ đầu tư và các đơn vị thi công có nơi chưa đầy đủ, mang nặng tính ko hình thức.

Tại một số địa phương, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai có nguồn gốc nông trường, lâm trường vẫn chưa được giải quyết triệt để. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với đất có nguồn gốc từ các nông trường, lâm trường chưa được thực hiện thường xuyên, triệt để; Chưa phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất… Thậm chí, có nhiều vụ việc kéo dài nhưng chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.

Đối với địa bàn xã Thạch Hòa, ông Nguyễn Bá Khải - Chủ tịch UBND xã Thạch Hòa  từng xác nhận, trên địa bàn có tình trạng xây nhà ở trên đất nông trường. Tuy nhiên, ông lý giải “đây là các hộ dân đi xây dựng vùng kinh tế mới vài chục năm trước. Sau đó, một số hộ được nông trường cấp sổ giao khoán có từ 300 - 500m2 đất xây dựng nhà ở”. Ông Khải cho rằng, đối với những hộ dân có nhà xuống cấp, chính quyền vẫn tạo điều kiện cho họ cải tạo, sửa chữa. Chỉ có những trường hợp mua bán, chuyển nhượng là xây mới.

Đối với nguồn tin trên rất cần chính quyền các cấp vào cuộc làm rõ đồng thời xác minh liệu có xảy ra tình trạng “chi tiền” để có thể xây dựng hay không. Kính chuyển thông tin đến UBND huyện Thạch Thất, cơ quan chức năng các cấp vào cuộc làm rõ tránh tình trạng làm xao động trong lòng dân dẫn đến mất niềm tin vào chính quyền và nhà nước.

PV

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.