Khám phá – du lịch danh lam thắng cảnh Hồ Gươm
1. Lịch sử hình thành và truyền thuyết Hồ Gươm:
Hồ Gươm đã có từ rất lâu, khoảng vài nghìn năm trước, song trước khi mang tên chính thức là Hoàn Kiếm, hồ có rất nhiều tên gọi gắn liền với những câu chuyện khác nhau chẳng hạn như tên hồ Lục Thủy vì nước hồ có màu xanh biếc quanh năm, hồ Thủy Quân vì đây là nơi triều đình dùng để duyệt thủy binh…
Hồ Gươm gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam ta
Tên gọi Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn gươm chiến đấu, đánh tan giặc Minh, chính thức lên làm vua và gây dựng triều đại nhà Lê thịnh vượng.
Truyền thuyết kể lại rằng, khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa chống lại quân Minh, ông tình cờ bắt được thanh gươm Thuận Thiên. Nhờ có thanh gươm báu này mà ông thắng trận liên tiếp, lên ngôi vua đầu năm 1428.
Trong một lần cùng quần thần dạo thuyền trên hồ Lục Thủy, chợt rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào, rùa liền ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và không nổi lên nữa. Nghĩ rằng đó là ý trời cho mượn gươm đánh giặc mà nay thiên hạ thái bình nên sai rùa đến đòi gươm. Từ đó, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Tuy nhiên khoảng cuối thế kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng. Sau đó đến năm 1884, hồ Hữu Vọng bị thực dân Pháp lấp đầy để mở mang thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại chính là hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) ngày nay.
2. Hướng dẫn di chuyển tham quan Hồ Gươm
Du khách có thể sử dụng các phương tiện cá nhân hoặc công cộng để đến Hồ Hoàn Kiếm, khá thuận tiện. Bạn có thể đi taxi hoặc xe ôm và nói với họ điểm đến của bạn là Hồ Hoàn Kiếm, và họ sẽ chở bạn đến đó. Khi đi xe ôm hoặc taxi, nên kiểm tra Google Maps để biết khoảng cách và giá cả trước.
Tham quan Hồ Hoàn Kiếm tốt nhất là nên đi bộ. Bởi đi bộ dạo quanh hồ mới khiến cho chúng ta dễ dàng tham quan, cảm nhận tốt nhất về Hà Nội.
Tuy nhiên nếu muốn có một trải nghiệm khác biệt, bạn cũng có thể lựa chọn đi xe xích lô hoặc xe điện để tham quan xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ.
3. Những địa điểm tham quan tại Hồ Gươm
Tháp Rùa
Nằm trên gò đất trung tâm hồ, Tháp Rùa là điểm nhấn thu hút nhất ở Hồ Gươm. Được xây dựng từ những năm 1884 với lối kiến trúc được giao thoa giữa phong cách kiến trúc gothic Châu Âu, kết hợp với phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam .
Đến với Hồ Gươm Tháp Rùa, du khách sẽ cảm nhận được sự cổ kính nhuốm màu thời gian đứng xững giữa mặt hồ nhẹ nhàng trong xanh, những tán lá cây như tô vẽ thêm cho bức tranh thêm sinh động. Bức họa phong cảnh Tháp Rùa luôn khiến người ta phải thẫn thơ trước vẻ đẹp lãng mạn cổ kính của nó.
Tháp Rùa rực sáng dưới những ánh đèn .
Tháp Hòa Phong
Tháp Hòa Phong công trình lịch sử gắn với Hồ Gươm
Tháp Hòa Phong nằm trên bờ hồ phía Đông của Hồ Gươm. Đây là di tích còn sót lại duy nhất của chùa Báo Ân sau khi bị thực dân Pháp phá dỡ năm 1898. Tháp được xây dựng kiên cố gồm 3 tầng với tầng 1 được mở cửa theo 4 hướng . Tháp Hòa Phong được coi là “ nhân chứng ” lịch sử với hơn một trăm năm tồn tại trên mảnh đất Thăng Long nghì năm văn hiến . Và đây cũng là địa điểm lí tưởng để check in khi du khách đến với Hồ Gươm.
Tượng đài Lý Thái Tổ
Được xây dựng năm 2004, đây là công trình nhằm tưởng nhớ công ơn của vị Hoàng đế Lý Công Uẩn, người có công lớn trong việc dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Thăng Long – Hà Nội
.
Tượng đài vị vua oai phong lẫm liệt .
Tượng đài Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ, nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Đền Bà Kiệu
Đền Bà Kiệu ngôi đền thiêng cổ kính tọa lạc tại không gian thiêng giữa lòng thủ đô Hà Nội, thờ tụng 3 vị nữ thần của dân tộc là Công chúa Liễu Hạnh, Quế Nương và Quỳnh Hoa (Mẫu Liễu Hạnh bậc “Mẫu Nghi Thiên Hạ”) là di tích quý hiếm, sẽ mãi mãi là niềm tự hào không chỉ của riêng người Hà Nội mà còn là của cả nước.
Thiên Tiên Điện
Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỉ 19, ban đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi thành Đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ vua Trần Hưng Đạo. Trải qua rất nhiều lần bị phá bỏ và qua rất nhiều người thì đến cuối cùng vào năm 1865 nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra tu sửa lại ngôi đền, ông còn cho xây thêm đình Trấn Ba, bắc một câu cầu từ bờ đông đi ra đảo Ngọc gọi là Cầu Thê Húc, bên trái ông cho xây dựng Đài Nghiêng, và phía đông ông xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật. Cho đến nay, trải qua bao nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử, Đền Ngọc Sơn vẫn uy nghi và là điểm thu hút khách du lịch giữa lòng thủ đô.
Cổng vào đền Ngọc Sơn .
Ghé thăm Đền Ngọc Sơn, du khách sẽ cảm nhận được một không gian yên bình, tĩnh lặng giữa lòng thủ đô đông đúc, tấp nập. Không chỉ là địa điểm tâm linh của người dân và khách du lịch đến dâng hương cầu an mà nơi đây còn trở thành biểu tượng và là nơi để thư giãn, cảm nhận cuộc sống tại Hà Nội.
Cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc là biểu tượng cho nét đẹp quyến rũ của hồ Hoàn Kiếm nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Với kiến trúc xây dựng độc đáo cùng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, cầu Thê Húc đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của mỗi du khách khi đến du lịch Hà Nội.
Khi mới khởi công, cầu Thê Húc có thiết kế uốn cong hình con tôm, được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ - màu của sự sống, phồn vinh, thịnh vượng. Tương truyền cuối thế kỷ 19 cầu bị gãy và được xây mới với chân làm bằng xi măng cốt thép, sàn, lan can bằng gỗ và vẫn giữ lại màu đỏ đặc trưng.
Cầu Thê Húc rực đỏ dưới màn đêm .
Tên cây cầu cũng mang một ý nghĩa rất hay ho mà cụ thể là chữ “Thê” trong tên câu Thê Húc có nghĩa là sự đọng lại, giữ lại hay là sự gửi gắm,.. còn chữ “Húc” mang ý nghĩa là ánh nắng lúc sáng sớm, ánh nắng Mặt Trời lúc ban mai. Do đó, tên cầu Thê Húc có ý nghĩa là “nơi hội tụ ánh hào quang” hay là “nơi mà ánh sáng được giữ lại”.
Tượng đài Quyết Tử Để Tổ Quốc Quyết Sinh
Tượng đài được khởi công xây dựng từ năm 2004 với hình ảnh người chiến sĩ vệ quốc quân và cô gái Hà Thành trong trang phục truyền thống ở tư thế chiến đấu – thể hiện tinh thần dũng cảm , bất khuất của quân và dân thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp .
Những Người chiến sĩ cảm tử .
Tràng Tiền Plaza :
Nằm ở góc ngã tư Tràng Tiền – Hàng Bài, đây là trung tâm mua sắm cao cấp và sang trọng bậc nhất ở Hà Nội. Đây cũng là một trong những địa điểm chụp ảnh cưới được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.
Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza
Phố đi bộ Hồ Gươm
Phố đi bộ hồ Hồ Gươm từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của hầu hết cư dân Hà Nội. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hòa, vui chơi giải trí quen thuộc của người dân mỗi dịp cuối tuần. Đặc biệt đông vui nhất là sau khoảng 7 giờ tối vào 2 ngày thứ 7 và chủ Nhật .
Nhộn nhịp ngày cuối tuần
Ái Xuân
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.