Khi sỏi đá thì thầm

MTXD - Thay vì chỉ vẽ tranh trên đá, người phụ nữ này kết hợp cả tranh trên vải cùng đá, với vỏ ốc và nhiều loại vỏ cây, hạt cà phê để tạo nên những bức tranh có một không hai.

MTXD - Thay vì chỉ vẽ tranh trên đá, người phụ nữ này kết hợp cả tranh trên vải cùng đá, với vỏ ốc và nhiều loại vỏ cây, hạt cà phê để tạo nên những bức tranh có một không hai.

Mỹ Hạnh bên một tác phẩm vừa hoàn thành.

Cho sỏi đá những lời thì thầm

Ở Đà Nẵng, có một xưởng tranh kỳ lạ của một người phụ nữ, đó là xưởng tranh sỏi khá nhỏ nằm trên một con đường nhỏ đông người qua lại của phố biển. Những viên sỏi, vỏ ốc vô tri vô giác qua bàn tay và sự sáng tạo khéo léo của người phụ nữ 35 tuổi đã được ‘thổi hồn’ thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Trong phòng vẽ ở đường Đồng Kè (P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng), người phụ nữ 35 tuổi tất bật bên loang lổ màu vẽ, giá vẽ, những viên sỏi đủ kích cỡ…và trên tường là tranh, cơ man những bức tranh kết hợp của nhiều chất liệu.

Lâu rồi, hơn 15 năm từ khi tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, Trần Thị Mỹ Hạnh (SN 1985) rong ruổi theo con đường nghệ thuật. Gian nan, vất vả, có những lúc ý tưởng nghèo nàn, có những lúc cọ vẽ nằm phơi mình hiu hắt ở góc phòng. Nhưng rồi, niềm đam mê chưa một ngày vụt tắt đã khiến người phụ nữ này sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau.

Một số tác phẩm tranh kết hợp sỏi, vỏ ốc của Mỹ Hạnh.

Dừng tay khi bức tranh sỏi đang còn dang dở, Mỹ Hạnh bảo vẽ tranh sỏi thì nhiều nơi đã làm, có nhiều người làm và thành công, nhưng cũng có người thất bại. Dù thành công hay thất bại thì mỗi người cũng đang góp phần làm cho tranh sỏi gần với đời sống cộng đồng hơn. Và Mỹ Hạnh cũng vậy.

Nhưng khác với nhiều người là vẽ thẳng lên đá sỏi bằng sự sáng tạo trên những hình thù có sẵn của đá sỏi, Hạnh lại làm một việc khó hơn. Đó là ghép sỏi để tạo thành những bức tranh, rồi kết hợp với cả những gam màu trên tranh vải để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh và cực kỳ độc đáo. Với Mỹ Hạnh thì tranh sỏi là đỉnh cao của thú chơi, khi người tạo nên những bức tranh không đơn thuần chỉ là sự kết hợp của những gam màu trong hội họa, mà còn là nghệ thuật sắp đặt, lắp ghép những viên đá, viên sỏi vô tri đủ kích cỡ. Và từ những viên đá cuội nhiều kích cỡ, Mỹ Hạnh sẽ sắp xếp thành những bức tranh tùy thích. 

Mỹ Hạnh sử dụng hạt cà phê để tạo nên sự độc đáo của tác phẩm.

Ngoài những lúc đi vẽ thiết kế theo hợp đồng, Hạnh có thể ngồi hàng giờ giữa những viên sỏi và đá cuội bé xíu, chọn lựa, tô màu, ướm thử, tính toán cẩn thận, và khi đã thật ưng ý, Hạnh đính chặt viên đá vào vị trí đã chọn để làm tranh. Với Hạnh, thì mỗi bức tranh đều cố gắng sao cho sản phẩm phải thật bắt mắt và không có một lỗi nào. “Nếu thích vẻ thô mộc của đá sỏi thì chọn những màu nguyên thủy của nó. Có thể với mọi người đá sỏi rất thô ráp, nhưng mình lại thấy rất mềm mại. Hoặc có lẽ do nước biến chúng trở nên mềm mại hơn. Vậy là mình kết hợp kiến thức chuyên môn, kết hợp một chút hoa tay để thổi hồn vào chúng. Ngay chính hình hài của đá sỏi cũng rất đặc biệt, mình đã vận dụng ngay hình khối của chúng để thể hiện lên những ý tưởng độc đáo riêng. Quan trọng là sắp đặt thế nào, kết hợp đá sỏi với các nguyên liệu khác ra sao để bức tranh thật sự sống động!”, Hạnh chia sẻ và chỉ tay về bức tranh thiếu nữ đang hoàn thiện dở với những sắc màu độc đáo.

Đằng sau những tác phẩm

Nhìn đống sỏi, những viên đá cuội thô sơ nằm lăn lóc ở một góc phòng vẽ, chắc chắn nhiều người sẽ không thể tượng tượng được chúng sẽ biến hóa đến chừng nào để tạo nên những bức tranh tuyệt sắc dường kia. Sỏi đá giống như vân tay của mỗi người vậy, không có hai viên sỏi nào hoàn toàn giống nhau, chính điều này đã làm nên điều đặc biệt của nghệ thuật sỏi. 

Một góc phòng tranh của Mỹ Hạnh.

Vẽ với sỏi đòi hỏi những người làm nghệ thuật như Hạnh phải làm sao phải vừa giữ được nét tự nhiên, nhưng bề mặt cũng phải đủ láng mịn để có thể vẽ lên đó. Chính vì thế, Hạnh phải đích thân đi chọn từng viên đá, sỏi mang về. Hạnh chia sẻ, để hoàn thành một bức tranh phải qua nhiều bước, sỏi đá Hạnh có được thường là chính tay Hạnh đi nhặt về ở những con suối, con sông trong vùng, tự tay làm sạch sỏi đá rồi phơi khô, và cất gọn vào một góc để sử dụng. Hạnh bảo: “Trung bình khoảng 100 viên sỏi ở bãi đá thì mới có thể chọn được một viên đá để vẽ. Từ những viên đá, sỏi vô tri, chỉ bằng một chút sáng tạo, người nghệ sỹ có thể thổi hồn vào chúng, khiến sỏi, đá cũng biết... nói những gì cần thiết thay mình. Đây không chỉ là thú chơi đơn thuần, mà còn là niềm đam mê khó mà bỏ được!”.

Nghệ thuật đôi khi rất gần gũi, chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát và ứng dụng thì những nguyên vật liệu có sẵn từ thiên nhiên đều có thể tạo nên những bức tranh đẹp mắt. Và chính vì thế, Hạnh dùng sỏi, dùng vỏ ốc nhặt từ bãi biển, dùng vỏ cây hay những thứ khác như hạt cà phê…để tạo nên những bức tranh vừa đẹp, vừa độc vừa lạ khiến nhiều người xuýt xoa. Hạnh bảo ban đầu chỉ là bức tranh gia đình sỏi đơn giản để treo trang trí trong nhà. Về sau, Hạnh sáng tạo thêm và sắp xếp và kết hợp nhiều viên sỏi tạo điểm nhấn cho mái tóc của chân dung những thiếu nữ trong tranh. Từ sỏi, chị mở rộng, thử nghiệm thêm vỏ ốc, vỏ cây, hạt cà phê để giúp bức tranh nhẹ nhàng hơn.

Thời gian vẽ một tác phẩm như vậy có khi là vài tiếng, nhưng cũng có khi mất đến vài ngày, tùy theo độ khó của tác phẩm. Tranh sỏi được làm từ những viên sỏi tự nhiên, với sự chắp bút của người làm tranh sỏi đã tạo nên thành phẩm độc đáo cho mọi người. Hạnh kết hợp tranh vải, đính vào đó những viên sỏi độc đáo, có khi kết hợp cả tranh vải và hạt cà phê, hay kết hợp với vỏ ốc đầy kỳ công và nghệ thuật. Chính sự sắp đặt ngẫu nhiên của từng hình thù, nhưng lại vô cùng hài hòa của sỏi và vỏ ốc đã giúp bức tranh của Hạnh trở nên mới lạ và đầy sức hút hơn hẳn.

                    Có khi, nhặt cả trăm viên sỏi những chỉ dùng được một vài viên.

Và ít người biết rằng, ẩn sau những bức tranh độc đáo ấy là một thông điệp về thiên nhiên. Trong phòng vẽ ấy, Hạnh cùng gia đình mình sử dụng những vật liệu tái chế trong cuộc sống như sử dụng lốp xe cũ để trồng cây, sáng tạo những cành cây khô được kết thành vòng hoa trang trí… Hạnh bảo, nghệ thuật không phải là điều gì xa vời, càng gần với cuộc sống thì càng đáng trân trọng. Và với mỗi người nếu tận dụng được những gì bỏ đi không xả ra môi trường sống để sáng tạo thành những tác phẩm, thì đó mới chính là những tác phẩm tuyệt vời nhất.

                                                                                                                              MINH NGỌC

 

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.