Kiến trúc kỳ lạ của ngôi chùa Minh Thành nơi phố núi pleiku

​MTXD - Ngôi chùa với lầu tháp cao vời vợi có thể nhìn thấy được từ tất cả mọi nơi trong thành phố vốn đã là điều khá đặc biệt ở phố núi pleiku vốn chập chùng uốn lượn, thế nhưng điều mọi người cảm thấy kỳ lạ và vô cùng đặc biệt ở ngọn tháp ấy là việc ngọn tháp được xây “từ trên nóc xuống” và khi nhìn từ xa tất cả mọi người đều có thể thấy được điều đó.

MTXD - Ngôi chùa với lầu tháp cao vời vợi có thể nhìn thấy được từ tất cả mọi nơi trong thành phố vốn đã là điều khá đặc biệt ở phố núi pleiku vốn chập chùng uốn lượn, thế nhưng điều mọi người cảm thấy kỳ lạ và vô cùng đặc biệt ở ngọn tháp ấy là việc ngọn tháp được xây “từ trên nóc xuống” và khi nhìn từ xa tất cả mọi người đều có thể thấy được điều đó.

“Ngôi chùa gì mà kỳ lạ quá, cứ như từ trên trời làm xuống vậy!”, đó là lời trầm trồ của không ít người khi lần đầu tiên đứng từ xa chiêm ngưỡng chùa Minh Thành, một trong những ngôi chùa lớn và vào loại đẹp nhất ở tây nguyên, tọa lạc tọa lạc ở số 14A đường Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai).

  Một góc khuôn viên chùa Minh Thành

Chùa Minh Thành được xem là điểm tham quan hấp dẫn của thành phố Pleiku - Gia Lai, nơi vẫn đón hàng trăm ngàn lượt người đến chiêm bái và tham quan thời gian qua. Tất nhiên, khi đến nơi đây, mọi người đều không khỏi trước kinh ngạc trước việc hoàn thành một ngôi bảo tháp, là điểm nhấn lớn nhất của chùa với chiều cao 72m, gồm 9  tầng. Từ mọi phía của thành phố Pleiku, bất kỳ ai cũng có thể thấy thấp thoáng thấy bóng dáng Bảo tháp hiện ra trong sương sớm. Bảo tháp hiện lên với vẻ uy nghi, cao nổi bật so với các công trình khác trong phố núi. Trụ trì của chùa là thượng tọa Thích Tâm Mãn, người đã đóng góp nhiều công sức trong việc tu bổ chùa, cũng như xây mới các công trình khác.

 Bảo tháp xá lợi kỳ lạ được xây dựng từ trên xuống với 9 tầng cao 72 m.

Theo lời anh Trung Từ, một tăng ni giúp trụ trì quản lí những việc nhà chùa trong thời gian ông đi vắng: “Nhiều công trình trong chùa, đặc biệt là công trình Bảo tháp Xá Lợi được trụ trì dành rất nhiều tâm huyết. Từ lâu thầy đã lên ý tưởng xây dựng, vẽ thiết kế Bảo tháp, để làm sao vừa thể hiện được phần tinh túy trong kiến trúc Phật giáo, vừa thể hiện được tầm vóc cao lớn nổi bật khắp phố núi Pleiku”. Về ngôi Bảo tháp này, anh Trung Từ cho biết, được bắt đầu xây dựng năm 2003. Qua nhiều năm thiết kế, xây dựng và hoàn thiện, bây giờ bảo tháp hiện lên sừng sững uy nghi giữa trời xanh mây trắng cao nguyên.

“Việc xây dựng Bảo tháp này trước hết nhằm phụng thờ Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Phật – Bồ tát khác, sau đó là nhằm chấn hưng, tôn vinh đạo Phật ở Gia Lai nói riêng, cả nước nói chung. Đây là mong muốn của thầy trụ trì cũng như các tăng ni trong chùa. Việc xây dựng Bảo tháp này đã được trụ trì ấp ủ và lên ý tưởng từ rất lâu, từ khi mới thầy mới đi tu cách nay nhiều năm” anh Trung Từ bồi hồi kể lại. Cũng theo lời anh Trung Từ, sở dĩ Bảo tháp và những công trình khác được xây dựng trong nhiều năm, mới xong bởi vì nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến các nguyên nhân như kinh phí, sự chau chuốt về mặt kiến trúc, nhân công ít ỏi, thời tiết thất thường.

  Tượng Phật nghìn tay nghìn mắt trong chùa.

Trò chuyện với chúng tôi về công công ây dựng một bảo tháp kỳ lạ như thế này, ông Nguyễn Sáu từng là thợ cả phụ trách việc chỉ đạo xây dựng ở đây, cũng là đã người có thâm niên trong việc xây dựng các ngôi chùa ở Gia Lai, người có đóng góp không nhỏ trong xây dựng Bảo tháp từ những ngày đầu, cho biết Bảo tháp có đáy hình vuông, gồm 9 tầng và phần tháp nhọn. Tầng dưới cùng cao 9m, có kích thước 11mx11m. Tầng trên cùng nhỏ hơn nhiều, mỗi cạnh vuông chỉ có 3,6m. Ông Nguyễn Sáu cũng cho biết thêm, việc xây dựng Bảo tháp khá đặc biệt, vì nó được “xây từ trên xuống dưới”. Tức là ban đầu các trụ cột của tháp được đổ bê tông, liền với đó là việc đổ mê các tầng tháp. Sau khi các cột tháp và mê các tầng được làm xong, các công việc còn lại được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới như xây tường, làm cửa, chạm khắc trang trí các tầng… Cứ thế, khi nhìn từ xa sẽ thấy phần đỉnh tháp hoàn thiện, dần dần xuống phía dưới.

Việc làm này, theo ông Nguyến Sáu, sẽ góp phần tạo ấn tượng cho bất kỳ ai đứng nhìn từ xa cũng đều thấy tháp, và xác định được vị trí của chùa. Và tất  nhiên, khi nhìn từ xa, mọi người đều thấy rất rõ ràng một ngôi tháp với những mái viền cong vun vút như được xây từ trên trời xây xuống, chứ không phải cách xây đơn thuần từ dưới đất lên. Ông Sáu nhớ lại khi một vài tầng lầu trên cùng được làm xong, mà bên các tầng dưới vẫn còn giàn giáo ngổn ngang, chỉ có bộ khung, nhìn cảnh đó rất thú vị. Khi ấy, nếu đứng đằng xa nhìn sẽ thấy màu sắc các tầng trên đã hoàn thành nổi bật giữa trời đất, “cứ như tòa lầu lưng chừng giữa trời vậy”. Còn đứng ở gần nhìn cũng rất nhiều cảm xúc, bởi các tầng bên trên đã làm xong hiện ra vẻ đẹp trầm mặc, nhất là những hôm ánh nắng mặt trời rực rỡ, các tầng lầu trên ấy phản chiếu lại ánh mặt trời, như tỏa ra hào quang rực rỡ khắp xung quanh. Đứng trên tầng hai của chánh điện, mọi người có thể ngắm nhìn toàn bộ quang cảnh của Pleiku với lung linh sắc quỳ vàng chen lẫn phố.

Ngôi chùa mang dáng dấp kiến trúc Nhật Bản pha lẫn kiến trúc Việt Nam.

Đặc biệt, ông Nguyễn Sáu rất ấn tượng với kiến trúc của ngôi Bảo tháp này. Việc tạo dáng cho các bức tượng, chạm trổ đường nét trên mái tháp, trên cửa,… được thầy trụ trì hướng dẫn rất kĩ, rất tỉ mỉ để làm sao toát lên được sự uy nghi, hùng vĩ, đồng thời cũng tạo nên vẻ trầm tư, tịch mịch, sự lắng đọng như một chốn bồng lai. Việc xây dựng Bảo tháp và các công trình phụ cận cũng gần hoàn thiện. Hiện mỗi ngày ở đây có hàng chục người thợ làm việc liên tục, để kịp hoàn tất trước dịp tổ chức Đại giới đàn Cam lộ lần thứ II, tháng 9 năm Ất Mùi 2015.

Từ lâu chùa Minh Thành đã trở nên điểm đến hấp dẫn, quan trọng của người dân và tín đồ phật tử Gia Lai nói riêng, cả nước nói chung. Đến đây, ta sẽ cảm nhận được đầy đủ không gian – không khí Phật giáo, đồng thời có cơ hội tìm hiểu những đặc sắc kiến trúc Phật giáo không phải ở ngôi chùa nào cũng có được. Ở đây có dáng dấp của những ngôi chùa nổi tiếng trong nước, với sự sắp xếp các công trình kiến trúc trong chùa dựa trên không gian kiến trúc thời Lý – Trần, tiếp nối nghệ thuật kiến trúc phương Đông.

Chùa Minh Thành trong sương sớm. (ảnh Huyền Tỷ)

Chùa Minh Thành là sự đúc kết kiến trúc từ nhiều ngôi chùa: mái dựa theo mái chùa Một Cột, gác chuông dựa theo gác chuông chùa Keo, tượng thờ tạc theo tượng thờ chùa Tây Phương, khuôn viên sắp đặt theo lối cung điện chùa Thiên Mụ. Được xây dựng năm 1964 bởi hòa thượng Thích Giác Đạo. Tới năm 1997, do những biến động của thời gian, lịch sử, chùa xuống cấp nghiêm trọng, nên bắt đầu được trùng tu, sửa chữa. Đồng thời, đón lấy hơi thở mới của thời đại, chùa liên tục được xây dựng thêm những công trình mới.

Sau 10 năm làm việc tích cực của tăng chúng trong chùa, của các công nhân xây dựng, ngôi chùa mới khoác lên mình một chiếc áo mới, uy nghi tỏa ánh hào quang khắp phố núi. Từ đó chùa Minh Thành được coi là ngôi chùa lớn, có kiến trúc độc đáo hàng đầu ở Tây Nguyên.

MINH NGỌC

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.