Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc chuyển đổi số

MTXD - Mỗi quốc gia có những chiến lược khác nhau để đạt được đích đến thành công trên hành trình chuyển đổi số; và tất cả đều là những kinh nghiệm quý để chúng ta có thể nghiên cứu, tham khảo và hoạch định những bước chuyển đổi số phù hợp cho riêng mình.

MTXD - Mỗi quốc gia có những chiến lược khác nhau để đạt được đích đến thành công trên hành trình chuyển đổi số; và tất cả đều là những kinh nghiệm quý để chúng ta có thể nghiên cứu, tham khảo và hoạch định những bước chuyển đổi số phù hợp cho riêng mình.

Vương quốc Anh

Điển hình nhất về chuyển đổi số trong khu vực công của Vương quốc Anh là việc triển khai ở Thư viện quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh.

Số hóa là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể của Thư viện nhằm quản trị nguồn lực số như thu thập tài nguyên, bảo quản và lưu trữ tài liệu số để hỗ trợ người dùng truy cập ở thời điểm hiện tại và tương lai; xây dựng hạ tầng số và tài nguyên số phong phú.

Hàng năm, có khoảng 3 triệu hiện vật được bổ sung vào các bộ sưu tập, bao gồm bản thảo, tài liệu in, bản ghi âm, tài liệu số và luôn trong trạng thái sẵn sàng đáp ứng mọi lĩnh vực và đối tượng sử dụng.

Để giúp người dùng truy cập các bộ sưu tập số, Thư viện đã phân loại yêu cầu theo nhóm người sử dụng để cung cấp dịch vụ số một cách phù hợp.

Thư viện có các bộ sưu tập được tích lũy từ hơn 250 năm qua, với khoảng 150 triệu hiện vật đại diện cho các niên đại của lịch sử văn minh chữ viết và nhiều dòng tư tưởng của nhân loại.

 Singapore

Hành trình số hóa tại Singapore đã được khởi động từ 30 năm trước. Năm 2017, Singapore thành lập Văn phòng Chính phủ số và quốc gia thông minh, tạo nên sự thống nhất, đồng bộ và thông suốt trong chỉ đạo, vận hành. Chính phủ đóng vai trò dẫn dắt và then chốt trong công cuộc chuyển đổi số.

Đến năm 2020, Singapore có 90% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến. Điển hình như ứng dụng “Cuộc sống Singapore” đã nhận được sự quan tâm và tham gia nhiệt tình của đông đảo người dân.

Nhằm gia tăng sự sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm và dịch vụ số cho toàn dân, Singapore đã triển khai Chương trình “Tiến tới số hóa” giúp người cao tuổi biết sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số nhằm đem đến một cuộc sống với đầy đủ thông tin, tiện ích và sự hài lòng.

Chính phủ còn triển khai Chương trình “Một kèm một” để trang bị cho người cao tuổi kỹ năng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ số.

Singapore còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số: lập 23 bản đồ chuyển đổi số chỉ đường cho 23 ngành gồm cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, bao phủ hầu hết các ngành chính, chiếm 80% GDP quốc gia.

Yếu tố con người được Chính phủ đặt lên hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số. Vì vậy, lãnh đạo các bộ phận phải có sự quyết tâm cao, nhiều kinh nghiệm về công nghệ và tầm nhìn để có thể ứng dụng vào thực tế.

Trong tương lai dài hạn, để đảm bảo nguồn cung nhân lực tiềm năng này, Chính phủ Singapore thực hiện song song nhiều nhiệm vụ như: Tạo các chương trình cho giới trẻ tìm hiểu công nghệ từ sớm; Xây dựng các chiến lược ươm mầm tài năng; Phát triển cộng đồng nghiên cứu trong học sinh, sinh viên; Trao học bổng kỹ thuật số.

Hàn Quốc

Hàn Quốc luôn xác định khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển nhanh, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế đất nước và đặc biệt là quá trình chuyển đổi số. Do đó, chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích để phát triển khoa học công nghệ.

Hàn Quốc thực hiện việc chuyển đổi số trong các ngành kinh tế, các sản phẩm chủ lực của mình. Các yếu tố như đầu tư quốc tế, phát triển công nghệ, lực lượng lao động trong nước và hệ thống chính sách xã hội đươc Hàn Quốc coi là chìa khóa giúp một nền kinh tế bật lên vị thế hàng đầu.

Trong 2 năm gần đây, có khoảng hàng ngàn chuyên gia trong lĩnh vực AI và phần mềm được đào tạo. Kế hoạch này như một phần của mục tiêu có được 100 nghìn lao động kỹ thuật cao trong các ngành vào năm 2025.

Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc có kế hoạch đưa thêm các chương trình đào tạo chuyên về AI sau đại học; Cung cấp hỗ trợ cho hàng chục phòng thí nghiệm phần mềm, tập trung vào công nghệ AI và dữ liệu lớn.

Ngoài ra, Bộ này cũng chỉ định khoảng 500 trường tiểu học và trung học cơ sở đào tạo về AI; Thành lập một trường tập trung vào lĩnh vực phần mềm tại thành phố cảng Busan ở miền Nam.

Theo chương trình “Thỏa thuận mới”, Hàn Quốc đầu tư 58.200 tỷ won để phát triển các công nghệ then chốt, trong đó có AI, tạo thêm 900 nghìn việc làm mới tới năm 2025.

Ngày nay, Hàn Quốc không những đã vượt qua giai đoạn nhập khẩu công nghệ mà còn vươn lên trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về sáng tạo và xuất khẩu công nghệ. Công nghệ của Hàn Quốc có sự phát triển mạnh mẽ, đạt tới trình độ cao, tiên tiến trong nghiên cứu khoa học, sáng tạo và ứng dụng nhiều công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0…

Malaysia

Malysia đã xây dựng kế hoạch Công nghiệp tổng thể tạo nền móng vững chắc cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Quốc gia này đã tích cực áp dụng những công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa trong công nghiệp…, giúp cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu của đất nước, tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn và dựa vào tri thức, công nghệ để phát triển kinh tế.

Đồng thời tập trung xây dựng chính sách khoa học công nghệ và sáng tạo, đồng thời nhận thức rõ tăng trưởng dựa vào sáng tạo là trọng tâm thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Malaysia hiện đang thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc chuyển đổi số với bốn trụ cột chính là công nghiệp 4.0, du lịch thông minh, giáo dục thông minh và thành phố an toàn. Đây được coi là chìa khóa chính để Malaysia đẩy nhanh phát triển, hướng tới mục tiêu lọt nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2050.

Chính phủ nước này đặt ra nhiệm vụ đến năm 2025 - 2026 phải thực hiện 4 muc tiêu quốc gia: Tăng hiệu quả lao động; Tăng đầu tư đóng góp cho GDP; Nâng cao năng lực đổi mới; Có nhiều nguồn nhân lực với kỹ năng cao hơn.

Malaysia đang đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn nhân lực liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và tăng cường các giải pháp để tiếp xúc với công nghệ nhanh hơn và đúng hơn, tạo nên một nền công nghiệp cao cấp và phát triển hơn.
Thái Lan

Với sự nhận thức rõ ràng của các nhà lãnh đạo Thái Lan về tầm quan trọng của chuyển đổi số, bắt đầu từ năm 2017.

Bước đi đầu tiên trên hành trình chuyển đổi số của Thái Lan là thực hiện chiến lược phát triển chính phủ điện tử 4.0, nhằm hiện thực hóa 4 nội dung chính đã được Cục Chính phủ Điện tử (EGA) đưa ra trong Kế hoạch Phát triển chính phủ số.

Thái Lan đã phát triển một hệ thống tập trung với việc xác minh và xác thực các giao thức kết nối giữa các cơ quan nhà nước, tích hợp các dữ liệu điều hành của cơ quan chính phủ và cá nhân người dân, cung cấp nền tảng dữ liệu mở tập trung cho người dân để cung cấp thông tin truy cập hiệu quả thông qua hệ thống phản hồi, chủ động đáp ứng nhu cầu của công dân.

Chính phủ còn hướng đến nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, coi đây là những yếu tố chính góp phần vào khả năng cạnh tranh tổng thể của quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa.

Thái Lan đang hướng đến mục tiêu xa hơn là tăng cường khả năng cạnh tranh của không chỉ các doanh nghiệp lớn, mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua hỗ trợ tích hợp và chủ động như tích hợp hệ thống thuế nơi dữ liệu thuế có thể dễ dàng truy cập và tích hợp trên nền tảng dịch vụ, từ đó giảm công việc trên giấy tờ, chi phí lao động và dự phòng trong lĩnh vực này.

Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số của Thái Lan, các cơ quan trung ương có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành các chiến lược chính phủ điện tử và tầm nhìn chuyển đổi số, trong đó Bộ Kinh tế số và EGA nắm giữ vị trí chủ chốt trong các vấn đề tích hợp cơ sở hạ tầng, dữ liệu và các nỗ lực số hóa của chính phủ Thái Lan.

Pháp

Trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, một trong những cách làm được Pháp chú trọng là xây dựng Chương trình phát triển Chính phủ điện tử từ cấp Trung ương đến địa phương (Chương trình DCANT 2018 - 2020) với kỳ vọng “cùng xây dựng dịch vụ số địa phương thông suốt và hiệu quả”. 

Trong đó, người dân là đối tượng trung tâm phục vụ của Nhà nước và chính quyền địa phương trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Pháp còn có công cụ đơn giản hóa thủ tục hành chính số; định danh số và FranceConnect - công cụ để kết nối với nhau, chia sẻ cùng sử dụng dữ liệu mà không cần cải tổ lại tất cả. Chẳng hạn như các địa phương sẽ phát triển một công cụ dữ liệu và chia sẻ với nhau mà không cần phải tìm một cung cụ dữ liệu mới.

Theo chia sẻ kinh nghiệm từ Cục Kỹ thuật số và Hệ thống thông tin Nhà nước, cơ quan liên bộ (DINSIC) của Pháp, chuyển đổi công nghệ số ở địa phương phải đối mặt với một số thách thức như: Quy hoạch mạng lưới địa phương (xây dựng mạng lưới và hạ tầng); Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận công nghệ số và Phát triển nền hành chính công nghệ số. 

Để làm được điều này, từ Trung ương tới địa phương quốc gia này luôn có sự chỉ đạo thống nhất và xoay quanh đối tượng sử dụng là người dân và doanh nghiệp.

Thảo Mai- TH

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.