Kinh nghiệm phát triển các vùng đất ngập nước trong hệ sinh thái đô thị ven biển

​MTXD - Đất ngập nước ở Việt Nam có vị trí và chức năng quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, như nạp và tiết nước ngầm, cung cấp nước ngọt, điều hòa sinh thái và sản xuất sinh khối, hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển. Đồng thời, vùng đất này là nơi du lịch giải trí và duy trì hệ sinh thái.

MTXD - Đất ngập nước ở Việt Nam có vị trí và chức năng quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, như nạp và tiết nước ngầm, cung cấp nước ngọt, điều hòa sinh thái và sản xuất sinh khối, hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển. Đồng thời, vùng đất này là nơi du lịch giải trí và duy trì hệ sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay nhiều vùng đất ngập nước bị thu hẹp, suy thoái, ô nhiễm… và khai thác không hiệu quả. Do đó, cần phải bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất này, theo hướng lồng ghép các vấn đề về bảo tồn và sử dụng bền vững.

Theo công ước RAMSAR về đất ngập nước: “Đất ngập nước lưu giữ một lượng lớn carbon. Khi những khu vực này bị phá hủy hoặc trở nên suy thoái, chúng sẽ giải phóng một lượng lớn CO2. Bảo tồn những vùng đất ngập nước là một cách khả thi để duy trì các mỏ carbon hiện có và tránh sự phát thải CO2 không cần thiết. Các vùng đất ngập nước chứa khoảng 10% tổng lượng carbon toàn cầu. Đất ngập nước chính là bể chứa carbon tự nhiên, các hoạt động tự nhiên như cây quang hợp sẽ chuyển hóa CO2 thành O2 giúp cải thiện chất lượng không khí”.

Tại Việt Nam, hiện nay nhiều vùng đất ngập nước bị thu hẹp, suy thoái, ô nhiễm, không bền vững và khai thác không hiệu quả. Do đó, cần phải bảo tồn hiệu quả và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước, theo hướng lồng ghép các vấn đề về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước vào các chính sách phát triển ngành, lĩnh vực và các địa phương.

Ảnh Internet

1. Giới thiệu

a. Các khái niệm

Đất ngập nước rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan

trọng của các cảnh quan trên mọi miền của thế giới. Hàng thế kỷ nay, con người và các nền văn hoá nhân loại được hình thành và phát triển dọc theo các triền sông hoặc ngay trên các vùng đất ngập nước. Đất ngập nước đã và đang bị suy thoái và mất đi ở mức báo động, mặc dù ngày nay người ta đã nhận biết được các chức năng và giá trị to lớn của chúng (Mitsch và Gosselink, 1986 &; Dugan, 1990; Keddy, 2000).

Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học

về đất ngập nước đã xác định được những điểm chung của đất ngập nước thuộc các loại hình khác nhau, đó là chúng đều có nước nông hoặc đất bão hoà nước, tồn trữ các chất hữu cơ thực vật phân huỷ chậm, và nuôi dưỡng rất nhiều loài động vật, thực vật thích ứng với điều kiện bão hoà nước.

Định nghĩa về đất ngập nước của Công ước RAMSAR (Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước - Convention on wetland of intrenational importance, especially as waterfowl habitat) có tầm khái quát và bao hàm nhất. Theo định nghĩa này, Đất ngập nước là: “Các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, có nước thường xuyên hay tạm thời, nước đứng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả các vùng nước ven biển có độ sâu không quá 6m khi thuỷ triều thấp đều là các vùng đất ngập nước” (Điều 1.1. Công ước Ramsar, 1971).

Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước là những lợi ích do hệ sinh thái đất ngập nước mang lại cho con người.

Đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước: là tập hợp các thành phần, các quá trình và các dịch vụ hệ sinh thái đặc trưng cho vùng đất ngập nước tại một thời điểm nhất định.

Hệ sinh thái đất ngập nước: là khu vực bao gồm quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một vùng đất ngập nước nhất định có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.

Khu bảo tồn đất ngập nước: là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích đất ngập nước chiếm tỷ lệ từ 50% diện tích của khu bảo tồn trở lên.

Khu Ramsar: là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận.

b. Cấu trúc hệ sinh thái đất ngập nước mặn

Cấu trúc hệ sinh thái đất ngập nước là một khái niệm mang tính phức hợp (complex). Loại hình hệ sinh thái điểm qua nhiều khía cạnh khác nhau như: Thực vật, vật tiêu thụ, chức năng hệ

sinh thái, năng suất sơ cấp, phân huỷ, xuất khẩu chất dinh dưỡng, dòng năng lượng, quỹ dinh dưỡng…

Hệ sinh thái ngập nước mặn có thành phần sinh học đa dạng, bao gồm các quần xã thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong đầm lầy; thực vật nổi, động vật không xương sống và các loài cá sống trong các nhánh sông, các vùng trũng và vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của thủy triều. Thực vật chiếm ưu thế ở vùng đầm lầy nước mặn là các loài thực vật ưa mặn có hoa, thường là một hoặc một vài loài cỏ.

Ở các khu vực khác nhau thuộc Bắc Mỹ tồn tại một số loài thực vật phổ biến. Các sinh vật tiêu thụ sống trong vùng ngập nước mặn chịu tác động thủy triều có thể dễ dàng phân chia thành các loài ăn cỏ và các loài ăn mảnh vụn - tảo. Một số nghiên cứu tổng hợp về các loài động vật, đặc biệt là động vật không xương sống đã được tiến hành ở các vùng đầm lầy nước mặn (Cooper, 1974).

* Cấu trúc vật lý:

- Theo thời gian, trầm tích trên bề mặt đầm lầy ngập mặn trải qua quá trình: chôn cất, nén chặt, và hợp nhất các thành phần. . Mỗi khu vực chịu ảnh hưởng của thủy triều được đặc trưng bởi thành phần trầm tích điển hình và sự phân lớp.

- Ngoài ra trầm tích và các lớp đất còn bị khuấy động và trộn lẫn bởi hoạt

động của các sinh vật ( đặc biệt là hoạt động đào bới của sinh vật).

Các khu vực của đầm lầy được phân chia chủ yếu dựa trên ảnh hưởng của chế độ thủy triều và sự phân bố của thảm thực vật.

+ Low Marsh: Bãi triều hoặc các vùng đất thấp, bị ngập thường xuyên, nồng độ muối cao, ẩm ướt nhất.

+ High Marsh: Là vùng đất cao hơn của khu vực đầm lầy, bị ngập không thường xuyên, nằm ở khoảng giữa mực nước thấp nhất và cao nhất,độ mặn vừa phải, ẩm ướt tương đối.

+ Transition Zone: Thảm thực vật trung gian giữa vùng đầm lầy cao và các khu vực liền kề, không chịu ảnh hưởng của thủy triều. Vùng này chỉ bị bao phủ khi có triều cường trong những cơn bão lớn.

* Cấu trúc hệ sinh thái

- Thực vật: Chiếm ưu thế ở vùng đất ngập nước mặn là các loài thực vật ưa mặn có hoa, thường là một hoặc một vài loài cỏ. Loài thực vật phát triển cao, dày đặc, mạnh mẽ nhất là cỏ dây mịn Spartina alterniflora – là loại cỏ đặc trưng và phổ biến nhất ở các khu vực ngập nước.

Hệ thực vật của một đầm lầy muối được phân thành các cấp độ dựa trên khả năng chịu đựng của các loài theo độ mặn và mực nước:

+ Low Marsh là loài cỏ chịu được những thay đổi lớn trong độ sâu của nước, nhiệt độ và độ mặn trong khu ngập nước. Các loại cỏ góp phần làm tiêu hao năng lượng từ sóng và thủy triều nhấn bờ, bảo vệ đất khỏi bị xói mòn.

+ High Marsh: Nước ở đây chỉ là nước lợ, độ mặn đã giảm nhiều.Thực vật ở vùng này phong phú và đa dạng hơn, xuất hiện nhiều loài cỏ chủ yếu thuộc các nhóm: Saltwort or Glasswort, Blackgrass, Spikegrass, Salt hay, Phragmites... + Transition Zone: Có sự thay thế của các loài thực vật đất ngập nước thành các loại thảo mộc, cây và cây bụi ở các vùng đất cao.

- Động vật: Các sinh vật tiêu thụ sống trực tiếp trong vùng đầm lầy ngập mặn chịu tác động thủy triều có thể phân chia thành: các loài ăn cỏ và các loài ăn mảnh vụn - tảo. Khu vực đầm lầy thấp bị ngập một phần trong ngày và một phần phơi ra. Dây cỏ ngăn chặn xói mòn và cung cấp nơi trú ẩn cho nhiều loài động vật (tôm, cá, cua), sinh vật đáy và là nơi bám cho một số loài không xương sống (trai, ốc, cua, sâu bọ...). Đồng thời cũng là nơi cư trú và kiếm ăn lý tưởng cho nhiều loài chim, thú có vú khác như: cò trắng, diệc, mòng biển, ...

* Cấu trúc sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước:

+ Đầm lầy phía trên: Đầm lầy phía trên chỉ bị ngập bởi triều cường và triều cường. Các loài thực vật sống ở đây phát triển tốt nhất trong nước ngọt, có thể sống được trong môi trường nước lợ nhưng không thường xuyên. Sự ngập lụt của nước lợ đã loại bỏ các loài thực vật nước ngọt độc quyền khác.

+ Đầm lầy giữa: Đầm lầy ở giữa thường được gọi là đồng cỏ mặn.

+ Đầm lầy thấp hơn: Khi độ cao giảm dần về phía các kênh thủy triều, cỏ chuyển thành cỏ dây đầm lầy mặn (Spartina alterniflora).

c. Chức năng của hệ sinh thái

Phần lớn đầm lầy nước mặn có năng suất sơ cấp tổng và ròng cao hầu như tương đương với một hệ nông nghiệp được trợ giá. Năng suất này có được là nhờ những điều kiện hỗ trợ dưới dạng thủy triều, các chất dinh dưỡng, sự dồi dào về nước làm giảm độ mặn, biên độ dao động nhiệt độ rộng, và sự luân phiên của hai chế độ ngập và khô.

Đầm lầy nước mặn là nơi chủ yếu tạo ra các mảnh vụn, cho cả hai hệ đầm nước mặn và vùng cửa sông lân cận. Trong một số trường hợp, nguồn nguyên liệu mảnh vụn do đầm lầy cung cấp lại quan trọng hơn năng suất dựa vào thực vật nổi ở vùng cửa sông này. Việc xuất khẩu các mảnh vụn và nơi trú ngụ có được dọc bờ đầm khiến cho đầm lầy nước mặn trở thành vùng ương quan trọng của nhiều loài cá và thuỷ hải sản có tầm quan trọng thương mại.

Tiêu thụ cỏ/thực vật là dòng năng lượng tối thiểu ở đầm lầy nước mặn.

Lá và thân thực vật tạo thành bề mặt cho các loài tảo biểu sinh và các loài sinh vật sống bám khác phát triển.

Sự phân hủy mảnh vụn - cách sử dụng năng lượng chính ở vùng đầm lầy nước mặn, làm tăng hàm lượng protein của các mảnh vụn và như vậy làm tăng giá trị dinh dưỡng của nó đối với các sinh vật tiêu thụ.

Đôi khi đầm lầy nước mặn vừa là nguồn cung cấp vừa là nơi tiếp nhận các chất dinh dưỡng, đặc biệt là Nitơ

2. Vai trò vùng đất ngập nước ven biển trong tác động biến đổi khí hậu, hệ sinh thái (di cư các loài chim), cảnh quan đô thị, tính hấp dẫn với đô thị ven biển

a. Vai trò của đất ngập nước đối với bảo vệ khí hậu

Năm 2019 chủ đề của Đất ngập nước trên thế giới là “Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu”. Điều đó nói lên vai trò quan trọng của đất ngập nước trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như hỗ trợ nhân loại thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.

Các đánh giá về biến đổi khí hậu dự đoán những tác động đối với các vùng đất ngập nước như sự nóng lên của khí quyển và nước biển, nước biển dâng dẫn đến suy thoái môi trường. Tuy nhiên, đất ngập nước đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chống lại các tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc lưu trữ carbon và khả năng phục hồi.

Đất ngập nước giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách hoạt động như các bể chứa carbon tự nhiên. Chúng chứa khoảng 12% tổng lượng carbon toàn cầu và đóng một vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa carbon thành oxi. Các vùng đất ngập nước ven biển - rừng ngập mặn, bãi bồi thủy triều, thảm cỏ biển, nổi tiếng là “hệ sinh thái carbon xanh” hoạt động như những bể chứa carbon đáng kể. Các thảm cỏ biển lưu trữ khoảng 10% tổng lượng carbon ở các đại dương hàng năm. Đất ngập nước dọc theo các bờ hồ hoặc bờ sông suối giúp bảo vệ đất ven bờ khỏi bị xói mòn, do tác động của sóng và dòng chảy. Thực vật trong đất ngập nước hoạt động như một bộ đệm bằng cách tiêu tán năng lượng của nước và cung cấp sự ổn định cho đất với hệ thống rễ của chúng.

b. Vai trò của đất ngập nước đối với bảo vệ chất lượng nước, tăng cường hệ sinh thái

Đất ngập nước bảo vệ chất lượng nước bằng cách giữ lại trầm tích và giữ lại các chất dinh dưỡng dư thừa và các chất ô nhiễm khác như kim loại nặng. Các chức năng này đặc biệt quan trọng khi đất ngập nước được kết nối với nguồn nước ngầm hoặc nước mặt, chẳng hạn như sông hồ và được con người sử dụng để uống, bơi lội, câu cá hoặc các hoạt động khác. Những chức năng tương tự này rất quan trọng đối với cá và các động vật hoang dã khác. Các vùng đất ngập nước chỉ chiếm 0.75% lượng nước ngọt thế giới nhưng lại trực tiếp cấp nước cho các hoạt động của con người. Ước tính có khoảng 2 tỷ người sẽ không được tiếp cận với nguồn nước đảm bảo vào năm 2025.

Đất ngập nước đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn: Những vùng đất ngập nước là môi trường quan trọng cung cấp thức ăn, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp như cá, trồng cây lương thực…

c. Đất ngập nước tạo cảnh quan đô thị và tăng sự hấp dẫn cho đô thị ven biển

Đất ngập nước tạo nên các nguồn sinh kế: Những vùng đất ngập nước có khả năng mang lại sinh kế cho khoảng 61,8 triệu người đang trực tiếp mưu sinh từ các nguồn lợi thủy sản và dịch vụ về nước.

Nó còn tạo cảnh quan cho đô thị vùng ven biển và thu hút du lịch sinh thái: Các loài thực vật trong đất ngập nước đem lại giá trị về cảnh quan cho các đô thị ven biển bởi nhiều loại cây đa dạng và sự độc đáo của chúng về hệ rễ cây đặc biệt, hơn thế nữa các loại thực vật này thường mọc quanh năm nên tạo được hệ cảnh quan xanh sinh thái quanh năm cho các đô thị. Đó cũng là lý do các khu đất ngập nước đều rất phát triển về du lịch sinh thái, đưa con người tiếp cận với thiên nhiên và trải nghiệm hình thức du lịch đặc biệt này.

3. Kinh nghiệm quốc tế về các vùng đất ngập nước đô thị ven biển

a. Trung tâm đất ngập nước London

(Thuộc sở hữu của Tổ chức Wildfowl & Wetlands Trust - WWT)

Được ghi nhận là địa điểm lưu trú của hơn 254 loài chim trú đông và chim đất ngập nước, được WWT phát triển thành khu bảo tồn vào năm 1995. Trung tâm Đất ngập nước London được công nhận là khu bảo tồn đất ngập nước nội đô, nhân tạo, quy mô lớn đầu tiên của London. Một trong những dự án bảo tồn đô thị vĩ đại nhất của Thế kỷ 21.

Hình 1 Trung tâm đất ngập nước WWT London, Anh

Khu vực này trước đây là các hồ chứa Bản Elms, là hệ thống các bể chứa bê tông thuộc sở hữu của Thames Water. Sau khi các hồ chứa ngừng hoạt động năm 1989, khu bảo tồn được WWT phát triển thành khu bảo tồn vào năm 1995. Khu bảo tồn mở cửa cho công chúng vào năm 2000 và vào tháng 01/2002 được chỉ định là SSSI (Site of Special Scientific Interest) để khẳng định sự nổi bật, tầm quan trọng của Trung tâm đất ngập nước London - là nơi trú ẩn an toàn cho nhiều loài động vật hoang dã như chim, dơi, chuột đồng nước đến động vật lưỡng cư, một số các loài không dễ dàng nhìn thấy ở bất kỳ đâu khác ngoài London.

Khu bảo tồn có quy mô 42ha, chủ yếu là đất ngập nước bao gồm các hồ, kênh mở, đảo đá vôi và bùn lầy, bãi lau sậy, một bãi cỏ lau (sẽ bị ngập và thoát nước hai tuần một lần để mô phỏng sự hoạt động của thủy triều). Tại trung tâm khu bảo tồn có một đầm lầy chăn thả và đồng cỏ nước kết hợp tạo ra một ốc đảo sinh thái thu hút nhiều loài khác nhau.

b. Khu Ramsar - Khu bảo tồn động vật hoang dã đất ngập nước Moeyungyi, Myanmar

Khu đất ngập nước được chia thành ba vùng quản lý: (1) Vùng lõi; (2) Vùng chuyển tiếp; và (3) Vùng sử dụng khôn khéo.

Kết quả đánh giá đã chứng minh rằng các dịch vụ hỗ trợ là quan trọng hơn đối với Vùng lõi và các dịch vụ cung cấp (như đánh bắt cá, nuôi vịt và trồng lúa) là quan trọng hơn đối với Vùng sử dụng khôn khéo. Thông tin này được sử dụng để hỗ trợ mô tả đặc điểm sinh thái tổng thể của vùng đất ngập nước và đề ra các hành động quản lý phù hợp ở các khu vực khác nhau.

c. Kinh nghiệm của Campuchia

Bảo vệ vùng đất ngập nước của Campuchia ở hạ lưu sông Mekong

Campuchia là một trong những quốc gia phụ thuộc vào đất ngập nước nhất thế giới, hàng triệu người sống dựa vào các vùng đất ngập nước ở hạ lưu sông Mekong để sinh tồn. Những vùng đất ngập nước đầy hơi thở cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, những khu vực đất ngập nước đang bị phá hủy để hỗ trợ nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Campuchia với những tác động tàn phá đối với người dân và động vật hoang dã. Một phần ba dân số không còn được sử dụng nước sạch. Số lượng sếu đầu đỏ ở Campuchia đã giảm xuống còn dưới 250 con.

                         Hình ảnh sếu đầu đỏ ở Campuchia-Ảnh Internet

                       

Một số loài động vật khu vực ngập nước- Ảnh Internet

Quản lý đất ngập nước và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu:

Sự phát triển của các đập thủy điện ở phía trên sông Mekong làm thay đổi dòng nước theo mùa ở hạ lưu. Ngoài ra, ở hầu hết các vùng đồng bằng, việc mở rộng hệ thống thủy lợi đang thay đổi thủy văn của các địa điểm quan trọng như Boeung Prek Lapouv. Sau mùa mưa, nước rút nhanh hơn, đồng nghĩa với việc khu vực này sẽ bị ngập trong thời gian ngắn hơn. Các hồ cá và khu vườn ươm, từng có quanh năm, nay đã cạn kiệt vào cuối mùa khô. Các loài cỏ ướt bản địa là nguồn thức ăn quan trọng cho sếu đầu đỏ - cũng đang phải vật lộn để tồn tại vì thiếu nước.

Để hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra với nước trong khu vực, WWT tạo bản đồ độ cao và mô hình dòng chảy thủy văn cho các khu vực để giúp xác định các vị trí thích hợp cho các thử nghiệm quản lý nước và các khu vực phục hồi môi trường sống. WWT tìm cách để giữ nước lâu hơn và đánh giá phản ứng của môi trường sống đối với thời gian ngập lụt lâu hơn. Đồng thời đánh giá tính dễ bị tổn thương, bao gồm cả cách cộng đồng đã phản ứng với các tác động nghiêm trọng trong quá khứ. Điều này giúp dự đoán biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các vùng đất ngập nước của Campuchia trong tương lai và giúp thiết kế các chương trình bảo tồn có khả năng chống chịu và sinh kế bền vững.

4. Thực trạng đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Vườn quốc gia Xuân Thủy với tổng diện tích khoảng 15 nghìn ha, bao gồm vùng lõi 7.100ha trong đó có 3.100ha diện tích đất nổi có rừng khi triều kiệt và khoảng 4.000ha đất còn ngập nước; vùng đệm rộng 7.233ha, bao gồm 960ha phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn, toàn bộ bãi trong với diện tích 1.997ha và diện tích tự nhiên của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.

Vườn quốc gia (VQG) - Khu RAMSAR quốc tế Xuân Thuỷ có hệ thực vật khá phong phú & đa dạng. Từ kết quả điều tra sơ bộ cho thấy ở đây có trên 120 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều kiện sống ngập nước hình thành nên hệ thống rừng ngập mặn rộng trên 3000 ha. Có những loài thực vật chính tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập mặn như cây Trang (Kandelia obovata), Sú (Aegiceras corniculata), Bần chua (Sonneratia caseolairis), Mắm biển (Avicennia marina), Cóc kèn (Derris trifolia)...

Ngoài những giá trị bảo tồn cao, rừng ngập mặn còn là nơi ươm giống, cung cấp thức ăn và môi sinh yên lành cho các loài động vật thuỷ sinh tồn tại và phát triển bền vững. Hàng năm nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên của khu vực cho thu nhập tổng giá trị ước đạt tới hàng trăm tỷ đồng. Việc phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương phần lớn là trông chờ vào khu dự trữ thiên nhiên quan trọng này.

Năm 1988, VQG Xuân Thủy chính thức được quốc tế công nhận là khu Ramsar. Đây là bãi vùng triều cửa sông ven biển có diện tích rừng ngập mặn lớn, điển hình nhất cho hệ sinh thái ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm ở vị trí cửa sông có tốc độ bồi lắng phù sa trung bình hàng năm khoảng vài chục mét. Bãi bồi cửa sông ven biển cũng là nơi cung cấp các nguồn hải sản quý như tôm, cua, cá, sò, vạng, rau câu và các loài khác. VQG Xuân Thủy còn là “ga chim” quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế, trong số đó có loài cò mỏ thìa mặt đen, là loài chim đã được ghi vào sách đỏ của IUCN về các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tháng 10 năm 2004 UNESCO công nhận VQG Xuân Thủy là vùng quan trọng số một của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, điều đó đã khẳng định vị thế quốc tế đặc biệt của VQG Xuân Thủy.

Tuy nhiên vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái kết hợp với phát triển kinh tế, du lịch ở khu vực Ramsar này đang đứng trước rất nhiều thách thức do mất cân bằng sinh thái mà nguyên nhân chủ yếu là sự tác động của con người.

Trên đường vào Trụ sở Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy, có rất nhiều khu vực rừng ngập nước thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia đã bị chết. Đây là hậu quả của việc người dân địa phương tận dụng vùng đất đất ngập nước nuôi tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến. Do nước không được tuần hoàn lên xuống thường xuyên theo thủy triều nên những khu vực rừng ngập nước đó đã bị úng và chết. Vùng đệm của vườn quốc gia được quy hoạch là 8000 ha nhưng do nhu cầu phát triển kinh tế, chính quyền địa phương đã cho phép sử dụng

gần 30% diện tích để nuôi tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến và số diện tích ở khu vực vùng đệm được sử dụng cho mục đích nuôi tôm còn tiếp tục tăng. Đây thực sự là một nguy cơ đáng báo động vì những khu rừng ngập nước thuộc vùng đệm có một vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực Vườn quốc gia.

Một nguy cơ khác cũng cần báo động là nguồn lợi thủy sản trong khu vực vườn quốc gia khá lớn, nhiều hộ dân đã vào khai thác bừa bãi, làm suy giảm đáng kể nguồn lợi thủy sản ở đây. Chính quyền địa phương đã có những hoạt động hạn chế tình trạng này, nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Cán bộ của vườn quốc gia cho biết: nhiều hộ dân còn đánh nhau để tranh khu vực khai thác, thậm chí có người còn săn bắt trộm các loài chim quý tại khu Vườn quốc gia!

Ảnh Internet

Vườn quốc gia Xuân Thủy là khu vực sinh trưởng tốt của nhiều loài động vật thủy sinh nên có số lượng thủy hải sản rất lớn là nguồn thức ăn của các loài chim biển di cư. Tuy nhiên từ nhiều năm qua, ngư dân ở khu vực này đã dùng lưới điện để khai thác thủy hải sản, làm suy giảm nhanh chóng nguồn thủy sản, đồng thời tiêu diệt luôn các ấu trùng con và trứng của các loài thủy hải sản trong khu vực (vì lưới điện quét sát đất). Từ những nguyên nhân trên nên trong một số năm trở lại đây số loài chim biển về di cư ở Xuân Thủy tuy không giảm về số loài nhưng số lượng cá thể đã giảm đáng kể như ngỗng trời và một số loài khác như sâm cầm đã không còn xuất hiện.

5. Các bài học rút ra và khả năng áp dụng, phát triển vùng đất ngập nước tại các đô thị ven biển

Ngày nay, sự phát triển của các khu đô thị là mối quan tâm lớn đối với việc bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước một cách hợp lý. Khi các thành phố phát triển và ngày càng mở rộng về diện tích, nhu cầu đất đai tăng lên sẽ dẫn đến xu hướng lấn chiếm các cùng

đất ngập nước. Nếu được khai thác và sử dụng hợp lý, các vùng đất ngập nước sẽ mang lại một loạt các lợi ích vô cùng lớn về kinh tế, xã hội và văn hóa. Do vậy, đưa đất ngập nước vào quy hoạch và quản lý phát triển đô thị là rất cần thiết, nhằm:

+ Thúc đẩy hợp tác khoa học và kỹ thuật để nghiên cứu về quản lý và sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước. + Phát triển các kế hoạch quản lý và các công cụ quản lý/ điều tiết cho các vùng đất ngập nước.

+ Thúc đẩy tổ chức các hội thảo, tọa đàm về chính sách bảo tồn đất ngập nước. + Hỗ trợ các sáng kiến nâng cao năng lực bằng cách phát triển các chương trình đào tạo và giáo dục cũng như nâng cao nhận thức về đất ngập nước. * Các vùng đất ngập nước đô thị được tạo ra nhằm:

+ Các vùng đất ngập nước ở cấp thành phố/thị trấn, khu vực ven biển sẽ tạo ra không gian mới để giải trí, thư giãn và du lịch năng động;

+ Các vùng đất ngập nước ở cấp khu vực lân cận, ven các dòng suối và kênh mương sẽ nuôi động vật hoang dã

để khôi phục mạng lưới các vùng đất ngập nước, tích hợp không gian xanh phục hồi vào cộng đồng;

+ Đất ngập nước nhỏ ở cấp độ riêng lẻ, chẳng hạn như ao vườn và đất ngập nước có ống thoát nước, để tạo ra các lợi ích an sinh trong nhà của người dân; + Đất ngập nước ở đường phố hoặc khu đô thị phát triển, bao gồm nhiều loại như đầm lầy và ao nhỏ, có thể mang lại lợi ích an sinh cho vùng đất ngập nước nơi mọi người sinh sống và làm việc.

* Các chính sách quản lý đất ngập nước có sự tham gia của cộng đồng (HMG/ MosC, 2003):

+ Bảo tồn và quản lý các vùng đất ngập nước với sự tham gia của người dân địa phương vì lợi ích của họ, đồng thời duy trì tính toàn vẹn của môi trường theo các điều khoản và tinh thần của Hiệp ước Ramsar.

+ Hiện thực hóa khái niệm sử dụng khôn ngoan tài nguyên đất ngập nước bằng cách cung cấp các cơ hội bình đẳng dựa trên việc quản lý đất ngập nước có sự tham gia của người dân địa phương.

+ Thực hiện các hoạt động quản lý và bảo tồn vùng đất ngập nước hiệu quả bằng cách thu hút sự tham gia của địa phương cư dân, cộng đồng và các tổ chức dựa vào cộng đồng.

+ Thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có lợi cho người dân địa phương và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau.

+ Bảo tồn các loài động vật hoang dã thông thường và nguy cấp,

các loài động vật thủy sinh và các nguồn gen khác nguồn phụ thuộc vào đất ngập nước.

+ Phát triển du lịch thân thiện với môi trường với tác động môi trường tối thiểu và huy động tối đa lợi nhuận thu được cho việc quản lý đất ngập nước và lợi ích của người dân địa phương.

+ Đảm bảo sự tham gia của người dân

địa phương trong việc chuẩn bị các kế hoạch hoạt động để bảo tồn và quản lý các vùng đất ngập nước.

+ Bảo tồn kinh nghiệm, thực hành, kỹ năng và kiến thức của các nhóm dân tộc sống phụ thuộc vào vùng đất ngập nước và thúc đẩy bảo tồn và quản lý vùng đất ngập nước dựa trên kinh nghiệm của họ.

+ Xác định các vấn đề và khó khăn liên quan đến quản lý đất ngập nước và thực hiện kế hoạch hành động quản lý được chuẩn bị với sự tham gia của người dân địa phương để giải quyết các vấn đề ở cấp địa phương.

+ Xây dựng kế hoạch quản lý đất ngập nước và sắp xếp hành chính và pháp lý cần thiết để có đại diện của người dân và các tổ chức địa phương trong ủy ban quản lý.

ThS. KTS. VŨ LAN ANH, ThS. KS. HOÀNG THỊ HUYỀN

 

Từ khóa: Vùng ngập nước, wetland, hệ sinh thái, biến đổi khí hậu…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Văn Hào (2019), Chức năng và giá trị của đất ngập nước;

[2] Wetland international (2018), Building Urban Resilience with Nature;

[3] Wetland international (2018), Sarovar – Wetlands for a sustainable urban future

[4] Jake Klavins (2021), Patch birding: London Wetland Centre WWT

[5] Securing Cambodia’s Wetlands in the Lower Mekong

[6] Trọng Đạt TTXVN (2016), Vẻ đẹp rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy

[7] Viết Dũng (2021), Vườn Quốc gia Xuân Thủy – Phát triển bền vững dựa vào cộng đồng.

[8] Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

[9] Báo cáo đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Thực hiện trong Chương trình dự án WAP) (2012).

[10] Cục Bảo vệ môi trường (2006), Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam.

[11] RAWES, Đánh giá nhanh dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước – NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam.

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.