Kon Tum: Nhà máy chế biến mủ cao su, tinh bột sắn coi nhẹ việc bảo vệ môi trường
MTXD - Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum mới ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Trụ sở Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
Theo đó, ngoài những kết quả mà các cơ quan, ban ngành của tỉnh Kon Tum đạt được trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, công tác kiểm tra về bảo vệ môi trường theo đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường đã cấp cho các chủ dự án cơ sở kinh doanh chưa được chủ động và quyết liệt. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chưa quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đăng ký môi trường trên địa bàn quản lý (trừ huyện Đăk Tô, huyện Ngọc Hồi).
Việc triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bản các huyện, thành phố còn lúng túng.
Vẫn còn tình trạng người dân xả rác thải sinh hoạt bừa bãi; còn lạm dụng các loại thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. Việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đạt tỷ lệ thấp làm tăng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh, gây bức xúc trong nhân dân.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chưa chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các quy định về khu vực không được phép chăn nuôi theo Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Nhiều trang trại chăn nuôi heo chưa bảo đảm thủ tục pháp lý về môi trường,
Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa chủ động, tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, còn chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường, nhất là các Nhà máy chế biến mủ cao su, tinh bột sắn ... xử lý chưa triệt để mùi hôi, nước thải gây ảnh hưởng đến môi trường và người dân xung quanh.
Công tác bảo vệ môi trường trong thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động xây dựng chưa tốt. Tình trạng đổ thải bừa bãi làm ảnh hưởng đất sản xuất của người dân, đất rừng và đất ven sông, suối dễ gây sạt lớ, bồi lắng trong mùa mưa bão vẫn còn xảy ra. Một số dự án đầu tư, xây dựng chưa có hồ sơ pháp lý về môi trường, chưa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo quy định.
Đa số các điểm mô khai thác khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường chưa được quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu vực tập kết, đường giao thông kết nối,... Tình trạng lấn chiếm, sử dụng bãi bồi lòng sông, suối để tập kết khoáng sản, đổ thải làm thay đổi dòng chảy là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉnh trạng sạt lở bờ sông, suối. Một số điểm mỏ khai thác khoáng sản đá, sỏi khu vực khai thác, tập kết đá, sỏi không cẩm mốc ranh giới khu vực được cấp phép khai thác, không che chắn dễ phát tán bụi ô nhiễm. Vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện nghĩa vụ nộp tiền ký quỹ thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường, chưa thực hiện cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác.
Chưa ban hành mới giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh) nên gây khó khăn cho việc xây dựng giá dịch vụ để đầu thầu, đặt hàng đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý theo hình thức chôn lấp là chủ yếu. Nhiều bãi chôn lấp đã bị quá tải, không hợp vệ sinh, phát sinh ruồi, muỗi, phát tán mùi hôi. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để.
Còn 4 cơ sở y tế chưa đủ hồ sơ môi trường và 104 cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải.
Tình trạng xử lý chất thải nguy hại lây nhiễm tại Cụm xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung của Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng hiện nay quá tải, không có khả năng xử lý đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường, Trong khi đó, 02 lò đốt chất thải y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh không sử dụng nhưng chưa có phương án xử lý tài sản công theo quy định.
Các cụm công nghiệp (có 08 cụm) đã đi vào hoạt động chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (trừ Cụm công nghiệp Đăk La, huyện Đăk Hà). Các khu đô thị, khu dân cư tập trung chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, còn nhiều địa phương chưa quan tâm xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ. Việc giám sát thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra chưa nghiêm túc. Vẫn còn tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước nhắc nhớ nhiều lần nhưng các cơ sở vi phạm về bảo vệ môi trường không xử lý hoặc xử lý không triệt để.
Căn cứ kết quả giám sát trên, Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum đề nghị, UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu, đồng thời xác định từng cơ quan đơn vị và thời gian hoàn thành đối với những công việc cụ thể.
Chỉ đạo các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố có giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường. Đồng thời xem xét, kiểm điểm xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu và chính quyền địa phương các cấp khi để xảy ra các vụ vi phạm ô nhiễm môi trường tại địa bàn mình quản lý.
Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường theo quy định. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó cần tập trung vào các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; kiểm tra, thanh tra đột xuất, thực hiện thanh tra thường xuyên về bảo vệ môi trường, nhất là các nhà máy chế biến mù cao su, nhà máy tinh bột sắn, các trang trại chăn nuôi.
Có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư tích cực tham gia gin giữ và bảo vệ môi trường; khuyến khích các tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải theo quy hoạch; thu hút các doanh nghiệp đủ điều kiện và năng lực tài chính tham gia đấu giá, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về môi trường. Đồng thời, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các bãi rác, bảo đảm việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bản đúng quy định.
Sớm có giải pháp cụ thể, hiệu quả để chỉ đạo triển khai thực hiện đùng pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh, nhất là bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi heo.
Chỉ đạo nâng cấp, sửa chữa hoặc xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với 02 lò đốt chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhằm tránh gây lãng phí.
Nghiên cứu, ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo luật định.
Chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, phối hợp rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy phép hệ thống bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông tại vị trí quy hoạch khai thác khoáng sản; các điểm đấu nối đường giao thông với điểm khai thác khoáng sản,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoảng sản thực hiện đúng theo Bảo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, hạn chế gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Chỉ đạo các sở, ngành và địa phương rà soát chức năng, nhiệm vụ của đơn vị triển khai thực hiện các nội dung được giao tại Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan để kịp thời ban hành các quy định, hướng dẫn phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo, tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý về môi trường cho cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ môi trường các cấp./.
Trần Quỳnh- Việt Hồng
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.