Lạ lẫm với rừng tre trúc hơn 300 loài ở bán đảo Sơn Trà

MTXD - Một khu rừng chỉ toàn tre trúc yên tĩnh, vắng vẻ được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh có tên gọi “Sơn Trà tịnh viên” nằm ở phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) khiến nhiều người trầm trồ.

MTXD - Một khu rừng chỉ toàn tre trúc yên tĩnh, vắng vẻ được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh có tên gọi “Sơn Trà tịnh viên” nằm ở phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) khiến nhiều người trầm trồ.

 Khung cảnh rất thanh bình, tĩnh lặng và toàn một màu xanh của Sơn Trà Tịnh viên.

Đối với người dân Việt, trúc hay tre không đơn thuần là một loại cây để sản xuất các sản phẩm thủ công mĩ nghệ, hay những vũ khí đánh giặc giữ làng giữ nước. Nó còn là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người đàn ông. Dáng cây thẳng tắp hiên ngang trước bão tố như sức mạnh và tinh thần của đấng mày râu.

Nằm cách trung tâm thành phố 9 km về phía đông bắc, Sơn Trà Tịnh viên quanh năm ngập tràn một màu xanh tre trúc, không khí trong lành, không gian yên tĩnh. Nơi đây quanh năm ngập tràn một màu xanh tre trúc, chim muôn, rừng núi, suối chảy rì rào hòa quyện vào nhau thành một bức tranh tuyệt đẹp, không khí trong lành, không gian yên tĩnh tre trúc xanh mát suốt bốn mùa. Không gian rợp bóng mát xanh biếc của rừng tre trúc khiến nhiều người không khỏi choáng ngợp và thích thú.

Đó là một thế giới yên bình, nhẹ nhõm, trút bỏ thế giới phố thị xô bồ, ồn ào náo nhiệt. Dạo bước trong khu rừng tre trúc xanh mát này, lắng nghe tiếng chim hót, mọi ồn ào, bộn bề của cuộc sống đô thị tất bật ngày thường như tan biến. Nơi đây là một điểm đến lý thú cho những ai yêu thiên nhiên cây cỏ. Bên trong, mọi người sẽ như lạc vào thế giới riêng của loài tre. Cả khu vườn rộng hơn 1ha khắp nơi đều là tre, trúc đủ các loại. Đây là khu rừng vô cùng yên tĩnh và mát xanh quanh năm, suối chảy róc rách, chim ca líu lo, gió thổi rì rào, hòa quyện lại thành một bức tranh đẹp đẽ, nên thơ và sống động.

Sơn Trà Tịnh viên được tạo nên bởi sư thầy Đại đức Thích Thế Tường. Tháng 9 năm 2005, khi một Phật tử ngưỡng mộ tâm huyết của thầy cúng dường 1 ha đất khu suối đá ở một thung lũng bán đảo Sơn Trà. Khi ấy, rừng núi hoang sơ, bạt ngàn lau sậy, thầy đã dựng nên một am nhỏ là nơi để tu hành và sinh sống. Thầy từng bước miệt mài phát quang rừng rậm, làm đường, đào lên hồ nước hàng trăm mét vuông, trồng sen rồi dùng nước tưới tre, trúc, tạo môi trường sinh thái. Bao năm qua, Đại đức Thích Thế Tường vẫn ngày ngày đem hết sức lực, tâm huyết tự mình tìm kiếm, khảo cứu, và nhân giống các loại tre, trúc từ khắp nơi để mang về đây.

 Đại đức Thích Thế Tường trong Sơn Trà Tịnh Viên.

Kể về những ngày đầu tiên gây dựng khu vườn, Đại đức Thích Thế Tường vẫn không quên bao gian khó, vất vả mà nhiều lúc tưởng chừng như không thể vượt qua được. Tạo nên điểm nhấn cũng như làm thêm phong phú Sơn Trà Tịnh Viên có khoảng 108 loài trên tổng số 300 loài tre trúc của Việt Nam, trong đó có 10 quý hiểm ở nước ngoài như (Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ Tây Tạng... Nơi đây là tâm huyết cả cuộc đời của sư thầy Thích Thế Tường. Trên mảnh đất được Phật tử cúng dường khoảng 1ha này, lúc mới bắt đầu chỉ toàn lau sậy, chính thầy đã phát quang rừng rậm, làm đường, đào hồ để lấy nước tưới tre, trúc. Thầy tự đi tìm kiếm, nghiên cứu và nhân giống các loài tre, trúc Việt Nam và mang chúng về Sơn Trà Tịnh Viên.

 Các loại tre trúc ở Sơn Trà Tịnh Viên.

Trong chốn thiền môn thanh tịnh này, mỗi loại tre đều được thầy giới thiệu rõ ràng về tên gọi, xuất xứ, nguồn gốc như Bương ở Thanh Hóa, Lồ ô ở Quảng Nam, Lồ ô Cát Tiên ở Lâm Đồng, Tre Tạp Giao… Quanh vườn tre có nhiều võng và ghế đá được bố trí để du khách có thể nghỉ chân, lặng ngắm và đắm mình trong khung cảnh thơ mộng.

Hơn một thập kỷ qua, sư thầy đã biến một vùng rừng núi hoang vu trở thành Sơn Trà Tịnh Viên giá trị cao cả về văn hóa, sinh thái, lẫn du lịch. Ở vị trí trung tâm Sơn Trà Tịnh viên là một ao nhỏ với nhiều loại cá và có cả một cụ rùa thong dong bơi giữa làn nước xanh ngắt. Trong không gian rộng lớn của rừng tre trúc xanh biếc, xen vào đó còn có thác nước. Tất cả họa lên bức tranh thiên nhiên lãng mạn, phảng phất nét huyền bí, kiêu sa.

Bên cạnh giá trị văn hóa mang ý nghĩa cao cả như thế, Sơn Trà Tịnh Viên cũng là một điểm đến du lịch đáng để trải nghiệm hằng ngày có hàng trăm Phật tử, đạo hữu và du khách ở mọi nơi đến tham quan nơi này.

Trong hơn 10 năm, nhà sư Thích Thế Tường đã sưu tầm nhiều giống tre trúc có mặt trên khắp mọi miền đất nước như trúc quân tử, lồ ô, luồng, hóp, tre nghẹ, dùng phấn, mai xanh…; trong đó có 3 loài tre quý là trúc đen, trúc vông và tre bông. Thầy Tường ấp ủ hy vọng, 5 năm nữa, khu bảo tồn này sẽ có trên 300 loại tre trúc hiện có mặt tại Việt Nam và nhiều giống tre quý ở nước ngoài.

Đường vào và lối vào rừng tre trúc.

Mỗi buổi bình minh hay hoàng hôn, rừng tre trúc này khung cảnh huyền ảo hiện ra trước mặt vô cùng thú vị. Mùa hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được dạo bước trong không gian xanh mát của rừng tre trúc này. Không khí mát mẻ của cây xanh cùng đường đi bộ đẹp mê hồn làm rạo rực trái tim người lữ hành. Những hàng tre thẳng tắp, cao vút như bao bọc lấy cả khu rừng, không để cho ánh nắng lọt qua, tạo không gian mát rượi dành cho khách du lịch. Những cây tre trúc mọc thành hàng lối rất rõ ràng nhưng khi có gió thổi, rừng trúc xanh rì rào trong gió làm xua tan đi không khí ngột ngạt, nóng bức của mùa hè. Vào mùa thu, người dân đến nhiều bởi thời điểm này những thân tre trúc thường cao vút, xanh rì và tạo nên bản nhạc vô cùng hay trong một không gian yên tĩnh. Tiếng rì rào của tre trúc trong gió, tiếng chim líu lo khiến lòng người an yên, thư giãn.

Mỗi ngày nơi đây thu hút gần trăm lượt khách đến tham quan. Đặc biệt là những ngày cuối tuần, nhiều đoàn tour du lịch đã đưa khách đến đây để chiêm ngưỡng tận mắt bộ sưu tập quý giá về tre trúc này. Nhiều khách nước ngoài tỏ ra rất thích thú với khu bảo tồn này vì có cơ hội hiểu thêm về văn hóa Việt Nam. 

Nói chuyện với chúng tôi, sư thầy Thích Thế Tường chia sẻ nguyện ước của mình rằng thầy sẽ cố gắng sưu tập đủ tre, trúc Việt Nam về đây. Mong sao qua bộ sưu tầm này, lớp lớp người Việt sẽ có một nơi chốn mà ở đó, họ có thể cảm nhận hồn Việt, khí phách Việt trong mỗi khóm tre.

Nhiều loại tre trúc ở khắp nơi đều có tại đây.

Cứ thế, ngày lại ngày giữa rừng Sơn Trà có một Sơn Trà Tịnh viên cách xa bao ồn ào, xô bồ của chốn thành thị để con người tìm về chốn yên bình.

Và nếu có, sẽ là rất hay nếu những bộ phim truyện, phim tài liệu lấy bối cảnh khu rừng tre trúc này lên sóng truyền hình. Các hãng phim, hoặc những người dựng bối cảnh để quay phim hoặc quảng cáo các sản phẩm liên quan đến thiên nhiên đều có thể tận dụng sự đặc biệt của khu rừng này, chắc chắn sẽ rất độc đáo.

TIÊU DAO – ĐỨC CẦN

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.