Lâm Đồng: Khẩn trương chi trả 123 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng tồn đọng

​MTXD - Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đang chỉ đạo các cơ quan có liên quan khẩn trương chi trả số tiền trên 123 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng còn tồn đọng của năm 2018.

MTXD - Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đang chỉ đạo các cơ quan có liên quan khẩn trương chi trả số tiền trên 123 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng còn tồn đọng của năm 2018.

Đồng thời, các đơn vị triển khai trồng rừng thay thế theo đúng quy định pháp luật, trường hợp không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế thì chuyển tiền trả lại Trung ương để bố trí trồng rừng ở các địa phương khác.

Ảnh minh họa: Nguyễn Oanh/TTXVN

Theo Kết luận thanh tra số 102/KL-TCLN-PCTT của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ngày 17/1/2023: Trong năm 2018, số tiền thực thu dịch vụ môi trường rừng và số tiền chi trả cho chủ rừng còn tồn chuyển nguồn sang năm sau của tỉnh Lâm Đồng là trên 123 tỷ đồng, trong đó có gần 60 tỷ đồng từ năm 2017 chuyển sang. Khoản chi này đã được Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các thông tư quy định, hướng dẫn một số nội dung chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên năm 2018, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng chưa thực hiện theo các quy định trên, dẫn đến kết dư khoản kinh phí này.

Cũng theo Kết luận số 102, đến ngày 31/12/2021, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng còn kết dư trên 10 tỷ đồng tiền kinh phí dự phòng dịch vụ môi trường rừng từ năm 2018 chuyển qua các năm 2019, 2020, 2021. Đến thời điểm ngày 31/12/2021, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng vẫn còn tồn trên 109 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế từ những năm trước chưa thực hiện nhưng vẫn không thực hiện việc kết chuyển. Trong khi đó Luật Lâm nghiệp 2017 quy định trường hợp UBND cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế thì phải chuyển tiền trả lại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.

Trước các tồn tại nêu trên, Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện ngay việc chi trả khoản kinh phí trên 123 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng của năm 2018 theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tại Văn bản số 1716/VPCP-KKTTH ngày 19/3/2022 về việc sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng không có đối tượng chi, hoàn thành trong năm 2023; rà soát diện tích đủ điều kiện, xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế trên địa bàn theo đúng quy định pháp luật. Trong trường hợp không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế thì chuyển tiền về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để bố trí trồng rừng ở địa phương khác.

Tổng cục Lâm nghiệp cũng kiến nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng không để tồn tiền dịch vụ môi trường rừng sang năm sau; chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh xử lý dứt điểm tiền kinh phí dự phòng chuyển từ năm 2018 qua các năm sau; tổ chức họp kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tồn tại nêu trên…

Trước các kiến nghị của Tổng cục Lâm nghiệp, ngày 27/2/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Văn bản số 1393, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện và chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các kiến nghị của Tổng cục Lâm nghiệp tại Kết luận số 102; đồng thời làm đầu mối theo dõi, đôn đốc việc triển khai kết luận thanh tra, tổng hợp báo cáo Tổng cục và UBND tỉnh trước ngày 15/4/2023.  

Năm 2015, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 427.966 ha rừng nằm trong lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Năm 2018, diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng là trên 372.112 ha và tăng lên từng năm, đến 2021là trên 398.413 ha. Có 199 chủ rừng là các tổ chức, doanh nghiệp cùng 1.483 chủ rừng là hộ gia đình, 6 cộng đồng dân cư cùng 13.316 hộ nhận khoán bảo vệ rừng được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng. Trên địa bàn tỉnh có 74 đơn vị là các nhà máy thủy điện, đơn vị sản xuất nước sạch, cơ sở công nghiệp có sử dụng nguồn nước và đơn vị kinh doanh du lịch sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải nộp khoản tiền này…

Chu Quốc Hùng (TTXVN)- Tintuc.vn

 

Các tin khác

Long An: UBND tỉnh công bố tình huống thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn
Long An: UBND tỉnh công bố tình huống thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn

MTXD – Ngày 17/4, UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định số 3695/QĐ-UBND về việc công bố tình huống thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Long An. Theo đó, cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn thuộc cấp độ 4.

Lai Châu: Khởi tố 07 bị can cố ý gây thương tích vì tranh chấp đất nương
Lai Châu: Khởi tố 07 bị can cố ý gây thương tích vì tranh chấp đất nương

​MTXD – Tranh chấp trong quá trình phát nương sản xuất tại khu vực Háng Lìa Già thuộc bản Nả Kế 3, xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu giữa gia đình Giàng A Thanh và anh em nhà Giàng A Lồng dẫn đến xô xát, hậu quả làm 7 người bị thương tích từ 5 đến 11%.

TP.HCM: Thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án đưa Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực
TP.HCM: Thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án đưa Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

MTXD - Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định Thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”.

Nghệ An khai mạc lễ hội Du lịch biển Cửa Lò 2024
Nghệ An khai mạc lễ hội Du lịch biển Cửa Lò 2024

MTXD - Tối qua ngày 18/4, tại quảng trường Bình Minh Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 và công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương.

Ngộ độc tập thể - Nỗi lo không của riêng ai
Ngộ độc tập thể - Nỗi lo không của riêng ai

​MTXD - Từ đầu năm đến nay, tại nhiều địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ...